Và một trong những loại tên lửa hành trình Liên Xô khiến Mỹ và NATO "sởn gai ốc" nhất trong Chiến tranh Lạnh chính là Raduga Kh-15, một trong những mẫu tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Được Không quân Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1980, Kh-15 được coi là đối trọng của mẫu tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 SRAM mạnh nhất của Mỹ vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Wiki.Tên lửa hành trình Kh-15 có tầm phóng tối đa lớn nhất lên tới 300 km, nhiều hơn gấp rưỡi so với loại tên lửa "đồng hạng" của Mỹ vốn chỉ có tầm phóng 200 km. Cả hai loại tên lửa của Mỹ và Liên Xô đều được thiết kế để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương và tấn công các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Wiki.Trong khi phía Mỹ trang bị cho tên lửa AGM-69 khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì phía Liên Xô lại phi hạt nhân hóa thứ tên lửa hành trình này để tận dụng tối đa sức mạnh của chúng trong một cuộc chiến tranh phi hạt nhân. Cụ thể là Kh-15 có hai phiên bản trong đó có phiên bản hạt nhân với đầu đạn 300 kiloton hoặc phiên bản phi hạt nhân sử dụng đầu đạn nổ thông thường nặng 150kg. Nguồn ảnh: Testpilot.Dựa trên thiết kế của nhiều loại tên lửa không đối đất và tên lửa hành trình ra đời trước đó, tên lửa Kh-15 của Liên Xô hoàn toàn có khả năng triển khai trên các loại máy bay ném bom mạnh nhất của Moscow như Tu-22M3, Tu-95 và thậm chí là Tu-160 sau này. Nguồn ảnh: Russian.Các tên lửa Kh-15 có tầm bắn tối thiểu 50 km và tầm bắn tối đa lên tới 300 km, loại tên lửa này có tốc độ hành trình bay lên đến Mach 5 để vượt qua phòng tuyến của kẻ thủ trước rồi sau đó mới tấn công vào mục tiêu đã định. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, các máy bay ném bom sẽ triển khai Kh-15 ở độ cao khoảng 10.000 mét, sau đó quả tên lửa này sẽ bay tới độ cao 40.000 mét trước khi lao thẳng xuống mục tiêu và tận dụng lực hút trái đất để đưa nó đạt vận tốc tối đa Mach 5. Ảnh: Phi cơ Tu-160 của Liên Xô có khả năng mang theo tối đa 24 quả tên lửa Kh-15 cùng lúc. Nguồn ảnh: National.Một loại tên lửa nữa cũng là nỗi ám ảnh của Liên Xô dành cho NATO trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Lạnh đó chính là tên lửa Kh-32. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm, phiên bản cải tiến sâu của tên lửa Kh-22 vốn được thiết kế với cùng một mục đích chống hạm. Nguồn ảnh: Defence.Theo đó, tên lửa Kh-32 là phiên bản cải tiến để tối ưu hóa khả năng diệt hạm của các máy bay Tu-22M3. Đáng tiếc là do các vấn đề về tài chính và việc Liên Xô tan rã, dự án tên lửa Kh-32 của Moscow đã không bao giờ được hoàn thiện để có thể trở thành một vũ khí trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Navy.Tuy nhiên, bị bỏ xó không đồng nghĩa với việc bị lãng quên. Năm 2013 vừa rồi, Nga đã tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện dự án Kh-32 của mình với khả năng phóng tới mục tiêu ở khoảng cách tối đa 1000 mét cùng với đó là tốc độ lên tới Mach 4.1. Nguồn ảnh: Thaimilitary.Có thể nói, việc Kh-32 không ra đời trong Chiến tranh Lạnh đã bớt đi một nỗi lo cho NATO. Tuy nhiên việc Kh-32 ra đời vào năm 2016 vửa rồi cũng đã khiến NATO "sốt vó" không kém dù rằng đã gần 30 năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh qua đi. Nguồn ảnh: Defence. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của lực lượng Không quân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
Và một trong những loại tên lửa hành trình Liên Xô khiến Mỹ và NATO "sởn gai ốc" nhất trong Chiến tranh Lạnh chính là Raduga Kh-15, một trong những mẫu tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Được Không quân Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1980, Kh-15 được coi là đối trọng của mẫu tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 SRAM mạnh nhất của Mỹ vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Wiki.
Tên lửa hành trình Kh-15 có tầm phóng tối đa lớn nhất lên tới 300 km, nhiều hơn gấp rưỡi so với loại tên lửa "đồng hạng" của Mỹ vốn chỉ có tầm phóng 200 km. Cả hai loại tên lửa của Mỹ và Liên Xô đều được thiết kế để vượt qua lưới lửa phòng không của đối phương và tấn công các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong khi phía Mỹ trang bị cho tên lửa AGM-69 khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì phía Liên Xô lại phi hạt nhân hóa thứ tên lửa hành trình này để tận dụng tối đa sức mạnh của chúng trong một cuộc chiến tranh phi hạt nhân. Cụ thể là Kh-15 có hai phiên bản trong đó có phiên bản hạt nhân với đầu đạn 300 kiloton hoặc phiên bản phi hạt nhân sử dụng đầu đạn nổ thông thường nặng 150kg. Nguồn ảnh: Testpilot.
Dựa trên thiết kế của nhiều loại tên lửa không đối đất và tên lửa hành trình ra đời trước đó, tên lửa Kh-15 của Liên Xô hoàn toàn có khả năng triển khai trên các loại máy bay ném bom mạnh nhất của Moscow như Tu-22M3, Tu-95 và thậm chí là Tu-160 sau này. Nguồn ảnh: Russian.
Các tên lửa Kh-15 có tầm bắn tối thiểu 50 km và tầm bắn tối đa lên tới 300 km, loại tên lửa này có tốc độ hành trình bay lên đến Mach 5 để vượt qua phòng tuyến của kẻ thủ trước rồi sau đó mới tấn công vào mục tiêu đã định. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, các máy bay ném bom sẽ triển khai Kh-15 ở độ cao khoảng 10.000 mét, sau đó quả tên lửa này sẽ bay tới độ cao 40.000 mét trước khi lao thẳng xuống mục tiêu và tận dụng lực hút trái đất để đưa nó đạt vận tốc tối đa Mach 5. Ảnh: Phi cơ Tu-160 của Liên Xô có khả năng mang theo tối đa 24 quả tên lửa Kh-15 cùng lúc. Nguồn ảnh: National.
Một loại tên lửa nữa cũng là nỗi ám ảnh của Liên Xô dành cho NATO trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Lạnh đó chính là tên lửa Kh-32. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm, phiên bản cải tiến sâu của tên lửa Kh-22 vốn được thiết kế với cùng một mục đích chống hạm. Nguồn ảnh: Defence.
Theo đó, tên lửa Kh-32 là phiên bản cải tiến để tối ưu hóa khả năng diệt hạm của các máy bay Tu-22M3. Đáng tiếc là do các vấn đề về tài chính và việc Liên Xô tan rã, dự án tên lửa Kh-32 của Moscow đã không bao giờ được hoàn thiện để có thể trở thành một vũ khí trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Navy.
Tuy nhiên, bị bỏ xó không đồng nghĩa với việc bị lãng quên. Năm 2013 vừa rồi, Nga đã tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện dự án Kh-32 của mình với khả năng phóng tới mục tiêu ở khoảng cách tối đa 1000 mét cùng với đó là tốc độ lên tới Mach 4.1. Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Có thể nói, việc Kh-32 không ra đời trong Chiến tranh Lạnh đã bớt đi một nỗi lo cho NATO. Tuy nhiên việc Kh-32 ra đời vào năm 2016 vửa rồi cũng đã khiến NATO "sốt vó" không kém dù rằng đã gần 30 năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh qua đi. Nguồn ảnh: Defence.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của lực lượng Không quân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.