Theo tạp chí "Bình luận quân sự", mới đây Bộ Quốc phòng Ba Lan đã ký một hợp đồng với tập đoàn quốc doanh PGZ để sản xuất hệ thống phòng không tích hợp PSR-A Pilica. Nguồn ảnh: nevskii-bastionThực tế, PSR-A Pilica (Balan) không phải là thiết kế mới hoàn toàn, mà nó là một phiên bản nâng cấp đặc biệt nhờ việc tích hợp pháo phòng không ZU-23 và tên lửa vác vai “Grom” đem lại khả năng chiến đấu cao gấp nhiều lần phiên bản cơ sở. Nguồn ảnh defence 24Pilica thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cố định khỏi máy bay chiến đấu, máy bay tấn công, máy bay trực thăng và một số máy bay không người lái hoạt động ở độ cao thấp và rất thấp, tiêu diệt các mục tiêu nhảy dù, các loại xe bọc thép hạng nhẹ, đội hình tập trung quân địch ở bất kỳ thời gian trong ngày và trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Nguồn ảnh:defenceworldTrong khoảng thời gian 2019-2022, PGZ sẽ chuyển giao 6 tiểu đoàn cho bộ quốc phòng. Cần nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng không tầm ngắn này nằn trong hệ thống phòng không quốc gia. Nguồn ảnh: ArmyRecognitionViệc thực hiện hợp đồng sẽ có sự tham gia từ nhà sản xuất các hệ thống pháo ZM Tarnow S.A., cảm biến quang điện tử PCO S.A. radar và T-Radwar S.A. Giá trị hợp đồng sẽ lên đến gần 750 triệu zlotys (180 triệu USD). Nguồn ảnh: nevskii-bastionSau khi làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa phòng không tầm ngắn “Grom” trên cơ sở các thành phần và công nghệ của tên lửa Liên-Xô "Igla", tập đoàn của Ba Lan đã tích hợp tên lửa này này với pháo phòng không ZU-23 và ZSU-23-4 Shilka. Nguồn ảnh: nevskii-bastionCùng với việc tích hợp pháo và tên lửa, hệ thống này được đặt trên khung gầm các loại xe tự hành cơ động, bao gồm cả BRDM-2 ( «ASRAD»). Như vậy là hệ thống phòng không ZUR-23-2TG dựa trên pháo phòng không ZU-23 và tên lửa “Grom” đã được tạo ra. Nguồn ảnh: nevskii-bastionMột tiểu đoàn Pilica bao gồm sáu hệ thống pháo-tên lửa ZUR-23-2SP Jodek, một xe điều khiển-chỉ huy, một xe radar cơ động, 1 xe nạp đạn và 2 xe hậu cần. Trong tương lai, tên lửa “Grom” sẽ sớm được thay thế bởi biến thể tên lửa vác vai cơ động hiện đại hơn Piorun. Nguồn ảnh: nevskii-bastionHệ thống vận hành Pilica được thiết kế để hoạt động hoàn toàn tự động, nhờ sử dụng một hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy vi tính và các thiết bị quang điện tử bổ sung. Tên lửa “Grom” có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5 km, trong khi pháo 23-mm có tầm bắn hiệu quả 2 km. Nguồn ảnh: DefencenewsPhiên bản nâng cấp của pháo ZU-23 được bổ sung: Kênh dẫn bắn điện dọc-ngang; trạm điều khiển và chỉ thị từ xa; hệ thống quang-điện tử; màn hình hiển thị video; hệ thống máy tính kỹ thuật số; hệ thống điện. Nguồn ảnh: nevskii-bastionPhiên bản hiện đại hóa đảm bảo: tự động hóa quá trình tìm kiếm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và quyết định khai hỏa; nâng cao hiệu suất chiến đấu chống mục tiêu trên không; Sử dụng hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết; tăng tốc độ dẫn bắn của vũ khí. Nguồn ảnh: WordpressZU-23 nâng cấp có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 8 km: phạm vi khai hỏa 0-2,5 km tầm xa và 0-1,5 km tầm cao đối với pháo 23 mm, tới 6 km với tên lửa; tốc độ di chuyển 70 km đường nhựa và 30 km đường đất: khối lượng 1260 kg; biên chế 5 người (bao gồm cả lái xe). Nguồn ảnh: defence 24Tốc độ di chuyển mục tiêu 400m/c ( hiệu quả tầm 200/s); góc dẫn bắn 0-360 độ theo góc tà và -5 đến 80 độ theo góc phương vị; chế độ bắn tự động, bán tự động hoặc bằng tay; thời gian phản ứng dưới 6 s; thời gian chuyển chế độ hành quân sang chiến đấu dưới 3 phút. Nguồn ảnh: WordpressVới việc tích hợp pháo-tên lửa lên cùng một hệ thống cơ động đã tăng cường khả năng chiến đấu và tận dụng tối đa khả năng của pháo phòng không ZU-23 và tên lửa vác vai “Grom”, đảm bảo đủ sức đương đầu với các loại vũ khí trong các cuộc chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: DoppleladlerPSR-A Pilica thực sự là phương án rất hay để tận dụng lại kho pháo phòng không ZU-23 thời Liên Xô. Và Việt Nam chúng ta có lẽ cũng nên học tập cách mà Ba Lan thực hiện nâng cấp với ZU-23. Hiện nay, chúng ta cũng có một số lượng lớn ZU-23, bên cạnh đó chúng ta đã tự sản xuất được tên lửa vác vai Igla do đó hoàn toàn có cơ sở để phát triên hệ thống phòng không tích hợp hiện đại. Ảnh: Bộ đội Việt Nam thử nghiệm đề tài pháo phòng không tự hành với việc đưa pháo ZU-23 lên khung gầm xe tải 6x6 bánh.
Theo tạp chí "Bình luận quân sự", mới đây Bộ Quốc phòng Ba Lan đã ký một hợp đồng với tập đoàn quốc doanh PGZ để sản xuất hệ thống phòng không tích hợp PSR-A Pilica. Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Thực tế, PSR-A Pilica (Balan) không phải là thiết kế mới hoàn toàn, mà nó là một phiên bản nâng cấp đặc biệt nhờ việc tích hợp pháo phòng không ZU-23 và tên lửa vác vai “Grom” đem lại khả năng chiến đấu cao gấp nhiều lần phiên bản cơ sở. Nguồn ảnh defence 24
Pilica thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cố định khỏi máy bay chiến đấu, máy bay tấn công, máy bay trực thăng và một số máy bay không người lái hoạt động ở độ cao thấp và rất thấp, tiêu diệt các mục tiêu nhảy dù, các loại xe bọc thép hạng nhẹ, đội hình tập trung quân địch ở bất kỳ thời gian trong ngày và trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Nguồn ảnh:defenceworld
Trong khoảng thời gian 2019-2022, PGZ sẽ chuyển giao 6 tiểu đoàn cho bộ quốc phòng. Cần nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng không tầm ngắn này nằn trong hệ thống phòng không quốc gia. Nguồn ảnh: ArmyRecognition
Việc thực hiện hợp đồng sẽ có sự tham gia từ nhà sản xuất các hệ thống pháo ZM Tarnow S.A., cảm biến quang điện tử PCO S.A. radar và T-Radwar S.A. Giá trị hợp đồng sẽ lên đến gần 750 triệu zlotys (180 triệu USD). Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Sau khi làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa phòng không tầm ngắn “Grom” trên cơ sở các thành phần và công nghệ của tên lửa Liên-Xô "Igla", tập đoàn của Ba Lan đã tích hợp tên lửa này này với pháo phòng không ZU-23 và ZSU-23-4 Shilka. Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Cùng với việc tích hợp pháo và tên lửa, hệ thống này được đặt trên khung gầm các loại xe tự hành cơ động, bao gồm cả BRDM-2 ( «ASRAD»). Như vậy là hệ thống phòng không ZUR-23-2TG dựa trên pháo phòng không ZU-23 và tên lửa “Grom” đã được tạo ra. Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Một tiểu đoàn Pilica bao gồm sáu hệ thống pháo-tên lửa ZUR-23-2SP Jodek, một xe điều khiển-chỉ huy, một xe radar cơ động, 1 xe nạp đạn và 2 xe hậu cần. Trong tương lai, tên lửa “Grom” sẽ sớm được thay thế bởi biến thể tên lửa vác vai cơ động hiện đại hơn Piorun. Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Hệ thống vận hành Pilica được thiết kế để hoạt động hoàn toàn tự động, nhờ sử dụng một hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy vi tính và các thiết bị quang điện tử bổ sung. Tên lửa “Grom” có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5 km, trong khi pháo 23-mm có tầm bắn hiệu quả 2 km. Nguồn ảnh: Defencenews
Phiên bản nâng cấp của pháo ZU-23 được bổ sung: Kênh dẫn bắn điện dọc-ngang; trạm điều khiển và chỉ thị từ xa; hệ thống quang-điện tử; màn hình hiển thị video; hệ thống máy tính kỹ thuật số; hệ thống điện. Nguồn ảnh: nevskii-bastion
Phiên bản hiện đại hóa đảm bảo: tự động hóa quá trình tìm kiếm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và quyết định khai hỏa; nâng cao hiệu suất chiến đấu chống mục tiêu trên không; Sử dụng hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết; tăng tốc độ dẫn bắn của vũ khí. Nguồn ảnh: Wordpress
ZU-23 nâng cấp có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 8 km: phạm vi khai hỏa 0-2,5 km tầm xa và 0-1,5 km tầm cao đối với pháo 23 mm, tới 6 km với tên lửa; tốc độ di chuyển 70 km đường nhựa và 30 km đường đất: khối lượng 1260 kg; biên chế 5 người (bao gồm cả lái xe). Nguồn ảnh: defence 24
Tốc độ di chuyển mục tiêu 400m/c ( hiệu quả tầm 200/s); góc dẫn bắn 0-360 độ theo góc tà và -5 đến 80 độ theo góc phương vị; chế độ bắn tự động, bán tự động hoặc bằng tay; thời gian phản ứng dưới 6 s; thời gian chuyển chế độ hành quân sang chiến đấu dưới 3 phút. Nguồn ảnh: Wordpress
Với việc tích hợp pháo-tên lửa lên cùng một hệ thống cơ động đã tăng cường khả năng chiến đấu và tận dụng tối đa khả năng của pháo phòng không ZU-23 và tên lửa vác vai “Grom”, đảm bảo đủ sức đương đầu với các loại vũ khí trong các cuộc chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Doppleladler
PSR-A Pilica thực sự là phương án rất hay để tận dụng lại kho pháo phòng không ZU-23 thời Liên Xô. Và Việt Nam chúng ta có lẽ cũng nên học tập cách mà Ba Lan thực hiện nâng cấp với ZU-23. Hiện nay, chúng ta cũng có một số lượng lớn ZU-23, bên cạnh đó chúng ta đã tự sản xuất được tên lửa vác vai Igla do đó hoàn toàn có cơ sở để phát triên hệ thống phòng không tích hợp hiện đại. Ảnh: Bộ đội Việt Nam thử nghiệm đề tài pháo phòng không tự hành với việc đưa pháo ZU-23 lên khung gầm xe tải 6x6 bánh.