Xuất hiện ở Việt Nam ngay sau khi Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ luôn duy trì hàng nghìn cố vấn quân sự ở miền Nam Việt Nam để hổ trợ chính quyền cũng như quân đội ngụy Sài Gòn tuy nhiên đó không phải là lực lượng chiến đấu trực tiếp của họ. Mà phải đến tháng 5/1965 các đơn vị chiến đấu đầu tiên của Mỹ mới được triển khai ở Việt Nam, nhưng không phải các đơn vị lính thủy đánh bộ mà là một lực lượng chiến đấu đặc biệt của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: emperorslibrary.comTheo đó, lính Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 mới là lực chiến đấu đầu tiên của Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam, họ được đưa đến miền Nam vào ngày 5/5/1965 đóng quân tại căn cứ không quân Biên Hòa và cảng Vũng Tàu nhưng nơi có căn cứ quân sự gần Sài Gòn nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Tiền thân của lữ đoàn dù 173 được thành lập từ năm 1917 và thuộc Lục quân Mỹ, trước khi tham chiến tại Việt Nam đơn vị dù này từng tham gia mọi cuộc chiến lớn nhỏ có sự hiện diện của Quân đội Mỹ trừ Chiến tranh Triều Tiên. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai lữ đoàn 173 là một phần của lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn làn sóng Xã Hội Chủ Nghĩa đang mở rộng ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wikipedia.Không giống như các đơn vị dù khác của Mỹ, trong CTTG 2 vai trò của lữ đoàn 173 khá mờ nhạt và họ chỉ được giới truyền thông biết tới trong Chiến tranh Việt Nam, khi tham chiến ở miền nam trong suốt giai đoạn từ năm 1965-1971 với các đơn vị cuối cùng rút khỏi Việt Nam là trong năm 1972. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào thời điểm cao điểm triển khai ở Việt Nam, lữ đoàn dù 173 có quân số lên đến 7.000 quân và hoạt động hoàn toàn biệt lập với các lữ đoàn dù khác của Quân đội Mỹ trên chiến trường khi đó. Với nhiệm vụ chính là đánh sâu vào bên trong các vùng hậu cứ của quân giải phóng hơn là dàn quân ở các khu vực đồng bằng. Nguồn ảnh: Pinterest.Lần “chạm mặt” đầu tiên của lữ đoàn dù 173 với quân giải phóng là vào ngày 8/11/1965 tức sau 6 tháng họ có mặt ở Việt Nam trong chiến dịch mang tên Hump diễn ra ở phía bắc Biên Hòa tại ngoại ô Sài Gòn. Ngay trong lần chạm trán này lữ đoàn dù 173 đã mất 48 người chưa kể số bị thương. Nguồn ảnh: emperorlibrary.com.Có một thực tế là dù mang tiếng là lữ đoàn dù nhưng 173 không hề hoạt động như một đơn vị dù chuyên biệt, bởi họ di chuyển bằng trực thăng nhiều hơn là được đổ quân bằng dù. Một phần vì địa hình ở Việt Nam không thực sự phù hợp cho các hoạt động đổ bộ đường không bằng dù. Nguồn ảnh: Pinterest.Bên cạnh đó địa hình và khí hậu phức tạp cộng với chiến tranh du kích khiến lữ đoàn dù 173 tổn thất nghiêm trọng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn tham chiến, họ hoạt động không thực sự hiệu quả trên chiến trường nếu như không có sự hổ trợ của các đơn bị không quân và pháo binh. Và cơn ác mộng tồi tệ nhất của lữ đoàn dù 173 chính là vào mùa hè năm 1967 trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh. Nguồn ảnh: Contact Press.Trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh, lữ đoàn 173 mất tới 1/5 quân số bao gồm cả thương vong lẫn mất tích đây là tổn thất nặng nhất của họ kể từ khi tham chiến tại Việt Nam. Trận đánh này cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng chiến đấu của lữ đoàn dù 173 trong khoảng thời gian sau đó. Nguồn ảnh: The Vietnam War.Dù được hổ trợ lại tối đa về mặt quân số nhưng những trận đánh sau đó của lữ đoàn dù 173 gần như không hiệu quả bởi họ đã mất những gì tốt nhất mà mình có trong mùa hè năm 1967. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải của Mỹ tiếp vận cho một cao điểm trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh, ảnh được chụp vào tháng 6/1968. Nguồn ảnh: Boston.com.Trong suốt 6 năm tham chiến, lữ đoàn dù 173 mất khoảng 7.500 quân, trong đó có tới hơn 1.500 lính thiệt mạng, 6.000 lính bị thương và chưa kể số mất tích. Điều này đồng nghĩa với việc quân số lữ đoàn dù 173 mất trong chiến đấu còn nhiều hơn cả số quân họ được biên chế (7.000 so với 7.500). Nguồn ảnh: Wikipedia.Đây cũng lý giải hợp lý cho việc sức chiến đấu của lữ đoàn dù 173 sụt giảm nghiêm trọng sau năm 1967 và nhanh chóng được rút về nước sau năm 1971, họ cũng là một trong những đơn vị chiến đấu đầu tiên của Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Nguồn ảnh: awesomestories.com.
Xuất hiện ở Việt Nam ngay sau khi Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ luôn duy trì hàng nghìn cố vấn quân sự ở miền Nam Việt Nam để hổ trợ chính quyền cũng như quân đội ngụy Sài Gòn tuy nhiên đó không phải là lực lượng chiến đấu trực tiếp của họ. Mà phải đến tháng 5/1965 các đơn vị chiến đấu đầu tiên của Mỹ mới được triển khai ở Việt Nam, nhưng không phải các đơn vị lính thủy đánh bộ mà là một lực lượng chiến đấu đặc biệt của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: emperorslibrary.com
Theo đó, lính Mỹ thuộc lữ đoàn dù 173 mới là lực chiến đấu đầu tiên của Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam, họ được đưa đến miền Nam vào ngày 5/5/1965 đóng quân tại căn cứ không quân Biên Hòa và cảng Vũng Tàu nhưng nơi có căn cứ quân sự gần Sài Gòn nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiền thân của lữ đoàn dù 173 được thành lập từ năm 1917 và thuộc Lục quân Mỹ, trước khi tham chiến tại Việt Nam đơn vị dù này từng tham gia mọi cuộc chiến lớn nhỏ có sự hiện diện của Quân đội Mỹ trừ Chiến tranh Triều Tiên. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai lữ đoàn 173 là một phần của lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn làn sóng Xã Hội Chủ Nghĩa đang mở rộng ở khu vực này. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Không giống như các đơn vị dù khác của Mỹ, trong CTTG 2 vai trò của lữ đoàn 173 khá mờ nhạt và họ chỉ được giới truyền thông biết tới trong Chiến tranh Việt Nam, khi tham chiến ở miền nam trong suốt giai đoạn từ năm 1965-1971 với các đơn vị cuối cùng rút khỏi Việt Nam là trong năm 1972. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào thời điểm cao điểm triển khai ở Việt Nam, lữ đoàn dù 173 có quân số lên đến 7.000 quân và hoạt động hoàn toàn biệt lập với các lữ đoàn dù khác của Quân đội Mỹ trên chiến trường khi đó. Với nhiệm vụ chính là đánh sâu vào bên trong các vùng hậu cứ của quân giải phóng hơn là dàn quân ở các khu vực đồng bằng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lần “chạm mặt” đầu tiên của lữ đoàn dù 173 với quân giải phóng là vào ngày 8/11/1965 tức sau 6 tháng họ có mặt ở Việt Nam trong chiến dịch mang tên Hump diễn ra ở phía bắc Biên Hòa tại ngoại ô Sài Gòn. Ngay trong lần chạm trán này lữ đoàn dù 173 đã mất 48 người chưa kể số bị thương. Nguồn ảnh: emperorlibrary.com.
Có một thực tế là dù mang tiếng là lữ đoàn dù nhưng 173 không hề hoạt động như một đơn vị dù chuyên biệt, bởi họ di chuyển bằng trực thăng nhiều hơn là được đổ quân bằng dù. Một phần vì địa hình ở Việt Nam không thực sự phù hợp cho các hoạt động đổ bộ đường không bằng dù. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bên cạnh đó địa hình và khí hậu phức tạp cộng với chiến tranh du kích khiến lữ đoàn dù 173 tổn thất nghiêm trọng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn tham chiến, họ hoạt động không thực sự hiệu quả trên chiến trường nếu như không có sự hổ trợ của các đơn bị không quân và pháo binh. Và cơn ác mộng tồi tệ nhất của lữ đoàn dù 173 chính là vào mùa hè năm 1967 trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh. Nguồn ảnh: Contact Press.
Trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh, lữ đoàn 173 mất tới 1/5 quân số bao gồm cả thương vong lẫn mất tích đây là tổn thất nặng nhất của họ kể từ khi tham chiến tại Việt Nam. Trận đánh này cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng chiến đấu của lữ đoàn dù 173 trong khoảng thời gian sau đó. Nguồn ảnh: The Vietnam War.
Dù được hổ trợ lại tối đa về mặt quân số nhưng những trận đánh sau đó của lữ đoàn dù 173 gần như không hiệu quả bởi họ đã mất những gì tốt nhất mà mình có trong mùa hè năm 1967. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải của Mỹ tiếp vận cho một cao điểm trong trận Đắk Tô - Tân Cảnh, ảnh được chụp vào tháng 6/1968. Nguồn ảnh: Boston.com.
Trong suốt 6 năm tham chiến, lữ đoàn dù 173 mất khoảng 7.500 quân, trong đó có tới hơn 1.500 lính thiệt mạng, 6.000 lính bị thương và chưa kể số mất tích. Điều này đồng nghĩa với việc quân số lữ đoàn dù 173 mất trong chiến đấu còn nhiều hơn cả số quân họ được biên chế (7.000 so với 7.500). Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đây cũng lý giải hợp lý cho việc sức chiến đấu của lữ đoàn dù 173 sụt giảm nghiêm trọng sau năm 1967 và nhanh chóng được rút về nước sau năm 1971, họ cũng là một trong những đơn vị chiến đấu đầu tiên của Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Nguồn ảnh: awesomestories.com.