Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ở vùng biển Địa Trung Hải xuất hiện một loại vũ khí bí mật dành cho lực lượng đặc nhiệm người nhái Italia, kiến quân Đồng Minh phải khiếp sợ và nó cũng mở ra một chương mới cho lực lượng đặc nhiệm người nhái trên thế giới sau này. Nguồn ảnh: History.Đó chính là các tàu ngầm mini có người lái dành riêng cho việc cho di chuyển với tốc độ cao dưới nước. Loại tàu ngầm này có thiết kế rất đơn giản với "mui trần" và không có hệ thống dẫn đường, định vị cũng như không được trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: History.Theo đó các tàu ngầm mini này có nhiệm vụ đưa người nhái Italia vào sâu bên trong các căn cứ hải quân của quân Đồng Minh tại ịa Trung Hải, nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng cũng như đánh đắm tàu chiến tại các căn cứ này. Nguồn ảnh: Wiki.Hải quân Italia đặt biệt danh cho thứ vũ khí này là "Con lợn". Ban đầu, loại tàu ngầm đặc biệt này được thiết kế để thả những quả thủy lôi nam châm vào tàu địch, sau đó đặc nhiệm người nhái sẽ lái "Con lợn" ra xa khỏi tàu địch trước khi nó phát nổ. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù có tên gọi là "ngư lôi" có người lái nhưng đây chỉ là một phương tiện di chuyển dưới mặt nước không vũ trang, khác với loại ngư lôi cảm tử Kaiten có người lái do Nhật thiết kế ra cũng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.Khoang lái của loại tàu ngầm mini được thiết kế rất đơn giản, một vài loại thậm chí còn "mặc định" lặn ở một độ sâu cố định, không thể nổi lên hoặc lặn xuống sâu hơn được. Các phương tiện lặn này chạy bằng ác quy và có tầm hoạt động khoảng 20 tới 30 kilomets ở tốc độ khoảng 6 tới 8 hải lý tương đương với khoảng 11 km/h. Nguồn ảnh: Wiki.Được thiết kế nhỏ gọn, các loại ngư lôi có người điều khiển này hoàn toàn có khả năng triển khai từ các ống phóng ngư lôi cỡ lớn phổ biến trên các tàu ngầm thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.Do có thiết kế mở hoàn toàn, người lái loại tàu ngầm này buộc phải mặc đủ trang phục lặn khi di chuyển trên phương tiện này. Ngoài ra, do tầm nhìn dưới nước rất hạn chế nên loại phương tiện này thường chỉ được hoạt động ở những vùng biển trong. Nếu không nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách đủ xa, người nhái hoàn toàn có khả năng đâm thẳng quả ngư lôi này vào tàu đối phương, khiến kế hoạch bại lộ. Nguồn ảnh: Wiki.Dù vậy "con lợn" của Italia không phải là mẫu tàu ngầm mini đầu tiên, khi từ năm 1909, quân đội Anh đã thiết kế ra loại phương tiện tương tự được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tuy nhiên thiết kế đi vượt thời đại này khi đó đã bị từ chối và cuối cùng phải xếp xó. Nguồn ảnh: Wiki.Tới năm 1938, Hải quân Italia mới là lực lượng đầu tiên trên thế giới thiết kế ra "ngư lôi" có điều khiển hoàn chỉnh đầu tiên và đưa vào sử dụng với số lượng lớn. Ảnh: Khoang lái của chiếc ngư lôi có điều khiển Anh loại MK 1 Chariot. Nguồn ảnh: Wiki.Do sử dụng động cơ ác quy nên các phương án sử dụng loại "ngư lôi" có điều khiển trong CTTG 2 cần lên kế hoạch rất tỷ mỉ. Vì ác quy thời này có dự trữ điện năng rất thấp, nếu tính toán sai, người đặc nhiệm sẽ khó có đủ pin dự trữ để quay về điểm hẹn, dẫn tới việc buộc phải bỏ trang bị hoặc thậm chí là nổi lên đầu hàng. Nguồn ảnh: Wiki.Mô phỏng cách điều khiển các loại "ngư lôi mui trần" dành cho lực lượng người nhái đặc nhiệm. Với trang bị này, lực lượng người nhái đặc nhiệm có thể áp sát, đột nhập mục tiêu của đối phương ở khoảng cách xa hàng chục kilomets mà không cần phải tốn sức tự bơi. Nguồn ảnh: Wiki.Tới tận ngày nay, các loại phương tiện như trên vẫn được sử dụng trong các lực lượng đặc biệt, lực lượng người nhái trên thế giới. Tất nhiên là phiên bản hiện đại của ngư lôi người có người lái này sẽ nhỏ hơn, nhanh hơn và chạy được quãng đường xa hơn nhiều so với "tổ tiên" của chúng. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ở vùng biển Địa Trung Hải xuất hiện một loại vũ khí bí mật dành cho lực lượng đặc nhiệm người nhái Italia, kiến quân Đồng Minh phải khiếp sợ và nó cũng mở ra một chương mới cho lực lượng đặc nhiệm người nhái trên thế giới sau này. Nguồn ảnh: History.
Đó chính là các tàu ngầm mini có người lái dành riêng cho việc cho di chuyển với tốc độ cao dưới nước. Loại tàu ngầm này có thiết kế rất đơn giản với "mui trần" và không có hệ thống dẫn đường, định vị cũng như không được trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: History.
Theo đó các tàu ngầm mini này có nhiệm vụ đưa người nhái Italia vào sâu bên trong các căn cứ hải quân của quân Đồng Minh tại ịa Trung Hải, nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng cũng như đánh đắm tàu chiến tại các căn cứ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Hải quân Italia đặt biệt danh cho thứ vũ khí này là "Con lợn". Ban đầu, loại tàu ngầm đặc biệt này được thiết kế để thả những quả thủy lôi nam châm vào tàu địch, sau đó đặc nhiệm người nhái sẽ lái "Con lợn" ra xa khỏi tàu địch trước khi nó phát nổ. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù có tên gọi là "ngư lôi" có người lái nhưng đây chỉ là một phương tiện di chuyển dưới mặt nước không vũ trang, khác với loại ngư lôi cảm tử Kaiten có người lái do Nhật thiết kế ra cũng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.
Khoang lái của loại tàu ngầm mini được thiết kế rất đơn giản, một vài loại thậm chí còn "mặc định" lặn ở một độ sâu cố định, không thể nổi lên hoặc lặn xuống sâu hơn được. Các phương tiện lặn này chạy bằng ác quy và có tầm hoạt động khoảng 20 tới 30 kilomets ở tốc độ khoảng 6 tới 8 hải lý tương đương với khoảng 11 km/h. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế nhỏ gọn, các loại ngư lôi có người điều khiển này hoàn toàn có khả năng triển khai từ các ống phóng ngư lôi cỡ lớn phổ biến trên các tàu ngầm thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Do có thiết kế mở hoàn toàn, người lái loại tàu ngầm này buộc phải mặc đủ trang phục lặn khi di chuyển trên phương tiện này. Ngoài ra, do tầm nhìn dưới nước rất hạn chế nên loại phương tiện này thường chỉ được hoạt động ở những vùng biển trong. Nếu không nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách đủ xa, người nhái hoàn toàn có khả năng đâm thẳng quả ngư lôi này vào tàu đối phương, khiến kế hoạch bại lộ. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù vậy "con lợn" của Italia không phải là mẫu tàu ngầm mini đầu tiên, khi từ năm 1909, quân đội Anh đã thiết kế ra loại phương tiện tương tự được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tuy nhiên thiết kế đi vượt thời đại này khi đó đã bị từ chối và cuối cùng phải xếp xó. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới năm 1938, Hải quân Italia mới là lực lượng đầu tiên trên thế giới thiết kế ra "ngư lôi" có điều khiển hoàn chỉnh đầu tiên và đưa vào sử dụng với số lượng lớn. Ảnh: Khoang lái của chiếc ngư lôi có điều khiển Anh loại MK 1 Chariot. Nguồn ảnh: Wiki.
Do sử dụng động cơ ác quy nên các phương án sử dụng loại "ngư lôi" có điều khiển trong CTTG 2 cần lên kế hoạch rất tỷ mỉ. Vì ác quy thời này có dự trữ điện năng rất thấp, nếu tính toán sai, người đặc nhiệm sẽ khó có đủ pin dự trữ để quay về điểm hẹn, dẫn tới việc buộc phải bỏ trang bị hoặc thậm chí là nổi lên đầu hàng. Nguồn ảnh: Wiki.
Mô phỏng cách điều khiển các loại "ngư lôi mui trần" dành cho lực lượng người nhái đặc nhiệm. Với trang bị này, lực lượng người nhái đặc nhiệm có thể áp sát, đột nhập mục tiêu của đối phương ở khoảng cách xa hàng chục kilomets mà không cần phải tốn sức tự bơi. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới tận ngày nay, các loại phương tiện như trên vẫn được sử dụng trong các lực lượng đặc biệt, lực lượng người nhái trên thế giới. Tất nhiên là phiên bản hiện đại của ngư lôi người có người lái này sẽ nhỏ hơn, nhanh hơn và chạy được quãng đường xa hơn nhiều so với "tổ tiên" của chúng. Nguồn ảnh: Wiki.