Ngay từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng đặc nhiệm người nhái đã là đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của quân đội các nước, chuyên thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt như đột nhập, phá hoại, bắt cóc, thu thập tin tình báo... Và không giống như các lực lượng tác chiến khác, họ luôn hoạt động trong bóng tối, rất hiếm khi để lộ bản thân. Ảnh: Người nhái Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Histomil.Trang bị của lực lượng người nhái các nước thời kỳ này có phần rất rườm rà vì khí hậu châu Âu khá khắc nhiệt, nhiệt độ rất lạnh nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, do các loại vật liệu cách nhiệt để tạo nên đồ lặn chưa thực sự tốt nên lực lượng này chỉ có thể hoạt động được vào mùa hè và gần như không thể hoạt động vào mùa đông do nhiệt độ dưới quá thấp. Nguồn ảnh: Histomil.Hình ảnh một toán người nhái của Đức. Lực lượng người nhái trong giai đoạn thường hoạt động theo nhóm nhỏ, còn tác chiến dựa hoàn toàn vào kế hoạch trước đó do không được trang bị thiết bị liên lạc chuyên dụng, nếu không quay lại điểm hẹn đúng thời gian đã bàn trước, nhiều khả năng họ sẽ bị lại trên chiến trường nhầm tránh ảnh hưởng tới toàn đội. Nguồn ảnh: Histomil.Lực lượng người nhái Đức quốc xã với các bộ trang phục rất nhiều dây buộc ở ống tay và ống quần, thời gian cởi và mặc một bộ trang phục người nhái này có thể tốn tới cả tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Histomil.Đặc biệt, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 phía Nhật còn có một lực lượng người nhái cảm tử. Ảnh: Người nhái cảm tử của Nhật. Nguồn ảnh: Histomil.Nhiệm vụ của lực lượng này đó là tiếp cận tàu địch từ dưới nước và sử dụng một loại vũ khí tương tự như bom ba càng để tấn công tàu địch. Ảnh: Mô phỏng chiến thuật sử dụng người nhái cảm tử để tấn công địch. Tuy nhiên ý tưởng này chẳng bao giờ thành công. Nguồn ảnh: Histomil.Giống như Đức, Liên Xô cũng có lực lượng người nhái tác chiến dưới nước, trang bị của họ có vẻ tốt hơn của người Đức nhất là đồ lặn, bình dưỡng khí và cả mặt nạ lặn. Ảnh người nhái đặc nhiệm của Liên Xô trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Histomil.Còn đây là một thiết bị giống như xuồng giúp đặc nhiệm người nhái đặc nhiệm Liên Xô có thể di chuyển nhanh hơn trên biển hoặc trên sông mà không cần phải bơi. Nguồn ảnh: Histomil.Lực lượng đặc nhiệm người nhái đặc nhiệm Liên Xô với các thiết bị lặn. Nguồn ảnh: Histomil.Dù hoạt động ở dưới nước, nhưng đôi khi lực lượng người nhái cũng mang trên mình những bộ đồ ngụy trang như lực lượng bắn tỉa trên cạn. Nguồn ảnh: Histomil.Bình thở của đặc nhiệm người nhái Liên Xô khá nhỏ, chỉ sử dụng được trong khoảng vài chục phút. Nguồn ảnh: Histomil.Điều đáng ngạc nhiên đó là lực lượng đặc nhiệm người nhái của Italia mới chính là lực lượng được trang bị hiện đại nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bằng chứng là lực lượng này được trang bị cả những con tàu ngầm mini để hành quân dưới nước. Nguồn ảnh: Histomil.Lực lượng đặc nhiệm người nháicủa Italia đã ghi được khá nhiều chiến công trong giai đoạn đầu chiến tranh khi tham gia vào các hoạt động phá hoại các tàu chiến của Đồng Minh ở Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: Histomil.Trước khi thi hành mỗi nhiệm vụ, toàn bộ các thành viên trong toán người nhái phải khớp giờ chuẩn xác tới từng phút để đảm bảo không ai bị lỡ hẹn. Nguồn ảnh: Histomil.Do môi trường hoạt động ở biển Địa Trung Hải với khí hậu khá ôn hòa, lực lượng người nhái Italia có phần dễ thở hơn nhiều so với các lực lượng người nhái khác hoạt động ở khu vực lạnh hơn như Đại Tây Dương hay trong lòng châu Âu. Nguồn ảnh: Histomil.Lực lượng người nhái Italia với thiết bị tàu ngầm mini, hình ảnh này khiến ta nghĩ đến ngay đặc nhiệm hải quân của Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Histomil.Tuy nhiên với những chiếc mũ chùm đầu như thế này, người nhái sẽ có tầm nhìn rất thấp khi hoạt động dưới nước, một phần do giới hạn về công nghệ vào thời kỳ đó. Nguồn ảnh: Histomil.Trọn bộ thiết bị lặn của lực lượng người nhái Italia. Thậm chí, bình thở của lực lượng này còn hiện đại vượt trội với khả năng chứa luôn khí thải trong bóng cao su, không nổi bóng khí lên mặt nước, hạn chế bị lộ vị trí. Nguồn ảnh: Histomil.
Ngay từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng đặc nhiệm người nhái đã là đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của quân đội các nước, chuyên thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt như đột nhập, phá hoại, bắt cóc, thu thập tin tình báo... Và không giống như các lực lượng tác chiến khác, họ luôn hoạt động trong bóng tối, rất hiếm khi để lộ bản thân. Ảnh: Người nhái Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Histomil.
Trang bị của lực lượng người nhái các nước thời kỳ này có phần rất rườm rà vì khí hậu châu Âu khá khắc nhiệt, nhiệt độ rất lạnh nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, do các loại vật liệu cách nhiệt để tạo nên đồ lặn chưa thực sự tốt nên lực lượng này chỉ có thể hoạt động được vào mùa hè và gần như không thể hoạt động vào mùa đông do nhiệt độ dưới quá thấp. Nguồn ảnh: Histomil.
Hình ảnh một toán người nhái của Đức. Lực lượng người nhái trong giai đoạn thường hoạt động theo nhóm nhỏ, còn tác chiến dựa hoàn toàn vào kế hoạch trước đó do không được trang bị thiết bị liên lạc chuyên dụng, nếu không quay lại điểm hẹn đúng thời gian đã bàn trước, nhiều khả năng họ sẽ bị lại trên chiến trường nhầm tránh ảnh hưởng tới toàn đội. Nguồn ảnh: Histomil.
Lực lượng người nhái Đức quốc xã với các bộ trang phục rất nhiều dây buộc ở ống tay và ống quần, thời gian cởi và mặc một bộ trang phục người nhái này có thể tốn tới cả tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Histomil.
Đặc biệt, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 phía Nhật còn có một lực lượng người nhái cảm tử. Ảnh: Người nhái cảm tử của Nhật. Nguồn ảnh: Histomil.
Nhiệm vụ của lực lượng này đó là tiếp cận tàu địch từ dưới nước và sử dụng một loại vũ khí tương tự như bom ba càng để tấn công tàu địch. Ảnh: Mô phỏng chiến thuật sử dụng người nhái cảm tử để tấn công địch. Tuy nhiên ý tưởng này chẳng bao giờ thành công. Nguồn ảnh: Histomil.
Giống như Đức, Liên Xô cũng có lực lượng người nhái tác chiến dưới nước, trang bị của họ có vẻ tốt hơn của người Đức nhất là đồ lặn, bình dưỡng khí và cả mặt nạ lặn. Ảnh người nhái đặc nhiệm của Liên Xô trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Histomil.
Còn đây là một thiết bị giống như xuồng giúp đặc nhiệm người nhái đặc nhiệm Liên Xô có thể di chuyển nhanh hơn trên biển hoặc trên sông mà không cần phải bơi. Nguồn ảnh: Histomil.
Lực lượng đặc nhiệm người nhái đặc nhiệm Liên Xô với các thiết bị lặn. Nguồn ảnh: Histomil.
Dù hoạt động ở dưới nước, nhưng đôi khi lực lượng người nhái cũng mang trên mình những bộ đồ ngụy trang như lực lượng bắn tỉa trên cạn. Nguồn ảnh: Histomil.
Bình thở của đặc nhiệm người nhái Liên Xô khá nhỏ, chỉ sử dụng được trong khoảng vài chục phút. Nguồn ảnh: Histomil.
Điều đáng ngạc nhiên đó là lực lượng đặc nhiệm người nhái của Italia mới chính là lực lượng được trang bị hiện đại nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bằng chứng là lực lượng này được trang bị cả những con tàu ngầm mini để hành quân dưới nước. Nguồn ảnh: Histomil.
Lực lượng đặc nhiệm người nháicủa Italia đã ghi được khá nhiều chiến công trong giai đoạn đầu chiến tranh khi tham gia vào các hoạt động phá hoại các tàu chiến của Đồng Minh ở Địa Trung Hải. Nguồn ảnh: Histomil.
Trước khi thi hành mỗi nhiệm vụ, toàn bộ các thành viên trong toán người nhái phải khớp giờ chuẩn xác tới từng phút để đảm bảo không ai bị lỡ hẹn. Nguồn ảnh: Histomil.
Do môi trường hoạt động ở biển Địa Trung Hải với khí hậu khá ôn hòa, lực lượng người nhái Italia có phần dễ thở hơn nhiều so với các lực lượng người nhái khác hoạt động ở khu vực lạnh hơn như Đại Tây Dương hay trong lòng châu Âu. Nguồn ảnh: Histomil.
Lực lượng người nhái Italia với thiết bị tàu ngầm mini, hình ảnh này khiến ta nghĩ đến ngay đặc nhiệm hải quân của Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Histomil.
Tuy nhiên với những chiếc mũ chùm đầu như thế này, người nhái sẽ có tầm nhìn rất thấp khi hoạt động dưới nước, một phần do giới hạn về công nghệ vào thời kỳ đó. Nguồn ảnh: Histomil.
Trọn bộ thiết bị lặn của lực lượng người nhái Italia. Thậm chí, bình thở của lực lượng này còn hiện đại vượt trội với khả năng chứa luôn khí thải trong bóng cao su, không nổi bóng khí lên mặt nước, hạn chế bị lộ vị trí. Nguồn ảnh: Histomil.