Chiến đấu cơ MiG-17 được coi là loại tiêm kích phản lực phổ biến bậc nhất trong lịch sử. Chiến đấu cơ này được sử dụng ở hơn 40 quốc gia và từng là nỗi ám ảnh của Không quân Mỹ trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô từ năm 1951, tới năm 1953, MiG-17 lập chiến công đầu tiên khi bắn hạ một oanh tạc cơ trinh sát RB-50G của Mỹ vi phạm không phận Liên Xô. Trong số 17 người Mỹ trên chiếc RB-50G, chỉ một người duy nhất sống sót và bị Liên Xô bắt giữ. Nguồn ảnh: Pinterest.Những chiếc MiG-17 đầu tiên được Liên Xô xuất khẩu cho Bulgaria năm 1954 là loại MiG-17PF. Vào thời điểm đó, Bulgaria đang rất khó chịu khi các máy bay B-26 của Mỹ thường xuyên vi phạm không phận của các quốc gia này. Bản thân Bulgaria cũng đã từng hạ một chiếc B-26 của Mỹ bằng MiG-17 nhưng xác máy bay B-26 lại rơi trên lãnh thổ Hy Lạp. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới năm 1968, tiêm kích MiG-17 của Liên Xô lại một lần nữa tấn công máy bay Mỹ vi phạm không phận nước này ở Kiril. Chiếc máy bay DC-8 của Mỹ khi này đang chở theo 214 lính Mỹ và trên đường tới... Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Rất may mắn là chiếc MiG-17 của Liên Xô không bắn hạ chiếc vận tải cơ DC-8 của Mỹ mà chỉ ép nó phải hạ cánh. Sau khi khám xét và nhận thấy không có bất cứ thiết bị trinh sát nào, Liên Xô kết luận Mỹ đã vi phạm không phận do bay nhầm đường và trao trả lại toàn bộ máy bay cũng như lính thuỷ quân lục chiến cho phía Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù có nhiều lần "va chạm" trên không với máy bay Mỹ từ trước đó, tuy nhiên chỉ tới khi có mặt ở Việt Nam, MiG-17 mới được "tôn vinh" như một hung thần của Không quân Mỹ, khiến các phi công Mỹ vừa sợ hãi trước sức mạnh của loại tiêm kích này, vừa phải ngưỡng mộ vẻ đẹp tuyệt vời của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.Những chiếc MiG-17 đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam từ năm 1960. Thời gian đầu khi Mỹ bắn phá miền Bắc, những chiếc MiG-17 này là thứ vũ khí hiện đại nhất mà Không quân Nhân dân Việt Nam có trong tay để đối đầu với lực lượng không quân số một thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong suốt những năm chiến tranh, kể cả tới khi được trang bị MiG-21 hiện đại hơn, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng MiG-17 để tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng, Việt Nam đã bắn hạ 143 máy bay địch bằng MiG-17, phần lớn các chiến công của chúng ta đều được thực hiện trong hoàn cảnh bất lợi thế về mặt quân số do không quân Mỹ thường xuyên bay với đội hình lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.Ví dụ như vào ngày 4/4/1965, bốn chiến đấu cơ MiG-17 của Việt Nam đã lập chiến công đầu khi tấn công 8 máy bay F-105 Thunderchief của Mỹ trên bầu trời Thanh Hoá. Mặc dù bị áp đảo về quân số, tuy nhiên với lợi thế bất ngờ, chúng ta vẫn hạ được hai chiếc máy bay địch. Nguồn ảnh: Pinterest.Thậm chí, không quân Việt Nam còn táo bạo sử dụng MiG-17 tấn công tàu chiến của Mỹ ở gần Đồng Hới vào tháng 4/1972. Hai chiếc MiG-17 của ta mang theo hai trái bom 250 kg đã sử dụng cách thức "ném bom loăng quăng" khiến hai tàu chiến Mỹ bị hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuộc tấn công của những tiêm kích MiG-17 của Việt Nam vào tàu chiến Mỹ hồi năm 1972 cũng là lần đầu tiên hải quân Mỹ bị oanh tạc kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều đã loại biên MiG-17 khỏi biên chế của mình. Duy chỉ có Triều Tiên - quốc gia này vẫn sở hữu một dàn MiG-17F hay J-5 - phiên bản MiG-17 do Trung Quốc sản xuất. Điều này đã biến MiG-17 thành loại tiêm kích duy nhất trên thế giới ra đời được hơn 70 năm nhưng vẫn... được trực chiến. Nguồn ảnh: Pinterest. Video MiG-17 của Việt Nam hạ gục Thần Sấm F-105 như thế nào? Nguồn: QPVN.
Chiến đấu cơ MiG-17 được coi là loại tiêm kích phản lực phổ biến bậc nhất trong lịch sử. Chiến đấu cơ này được sử dụng ở hơn 40 quốc gia và từng là nỗi ám ảnh của Không quân Mỹ trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô từ năm 1951, tới năm 1953, MiG-17 lập chiến công đầu tiên khi bắn hạ một oanh tạc cơ trinh sát RB-50G của Mỹ vi phạm không phận Liên Xô. Trong số 17 người Mỹ trên chiếc RB-50G, chỉ một người duy nhất sống sót và bị Liên Xô bắt giữ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những chiếc MiG-17 đầu tiên được Liên Xô xuất khẩu cho Bulgaria năm 1954 là loại MiG-17PF. Vào thời điểm đó, Bulgaria đang rất khó chịu khi các máy bay B-26 của Mỹ thường xuyên vi phạm không phận của các quốc gia này. Bản thân Bulgaria cũng đã từng hạ một chiếc B-26 của Mỹ bằng MiG-17 nhưng xác máy bay B-26 lại rơi trên lãnh thổ Hy Lạp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1968, tiêm kích MiG-17 của Liên Xô lại một lần nữa tấn công máy bay Mỹ vi phạm không phận nước này ở Kiril. Chiếc máy bay DC-8 của Mỹ khi này đang chở theo 214 lính Mỹ và trên đường tới... Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rất may mắn là chiếc MiG-17 của Liên Xô không bắn hạ chiếc vận tải cơ DC-8 của Mỹ mà chỉ ép nó phải hạ cánh. Sau khi khám xét và nhận thấy không có bất cứ thiết bị trinh sát nào, Liên Xô kết luận Mỹ đã vi phạm không phận do bay nhầm đường và trao trả lại toàn bộ máy bay cũng như lính thuỷ quân lục chiến cho phía Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù có nhiều lần "va chạm" trên không với máy bay Mỹ từ trước đó, tuy nhiên chỉ tới khi có mặt ở Việt Nam, MiG-17 mới được "tôn vinh" như một hung thần của Không quân Mỹ, khiến các phi công Mỹ vừa sợ hãi trước sức mạnh của loại tiêm kích này, vừa phải ngưỡng mộ vẻ đẹp tuyệt vời của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những chiếc MiG-17 đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam từ năm 1960. Thời gian đầu khi Mỹ bắn phá miền Bắc, những chiếc MiG-17 này là thứ vũ khí hiện đại nhất mà Không quân Nhân dân Việt Nam có trong tay để đối đầu với lực lượng không quân số một thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong suốt những năm chiến tranh, kể cả tới khi được trang bị MiG-21 hiện đại hơn, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng MiG-17 để tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng, Việt Nam đã bắn hạ 143 máy bay địch bằng MiG-17, phần lớn các chiến công của chúng ta đều được thực hiện trong hoàn cảnh bất lợi thế về mặt quân số do không quân Mỹ thường xuyên bay với đội hình lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ví dụ như vào ngày 4/4/1965, bốn chiến đấu cơ MiG-17 của Việt Nam đã lập chiến công đầu khi tấn công 8 máy bay F-105 Thunderchief của Mỹ trên bầu trời Thanh Hoá. Mặc dù bị áp đảo về quân số, tuy nhiên với lợi thế bất ngờ, chúng ta vẫn hạ được hai chiếc máy bay địch. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, không quân Việt Nam còn táo bạo sử dụng MiG-17 tấn công tàu chiến của Mỹ ở gần Đồng Hới vào tháng 4/1972. Hai chiếc MiG-17 của ta mang theo hai trái bom 250 kg đã sử dụng cách thức "ném bom loăng quăng" khiến hai tàu chiến Mỹ bị hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc tấn công của những tiêm kích MiG-17 của Việt Nam vào tàu chiến Mỹ hồi năm 1972 cũng là lần đầu tiên hải quân Mỹ bị oanh tạc kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều đã loại biên MiG-17 khỏi biên chế của mình. Duy chỉ có Triều Tiên - quốc gia này vẫn sở hữu một dàn MiG-17F hay J-5 - phiên bản MiG-17 do Trung Quốc sản xuất. Điều này đã biến MiG-17 thành loại tiêm kích duy nhất trên thế giới ra đời được hơn 70 năm nhưng vẫn... được trực chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video MiG-17 của Việt Nam hạ gục Thần Sấm F-105 như thế nào? Nguồn: QPVN.