Lớp tàu hộ vệ duy nhất của Việt Nam hiện tại chính là các tàu hộ vệ lớp Gepard hay còn có tên gọi khác là Đề án 1166.1 do Hải quân Nga thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: TL.Tổng cộng, Hải quân Việt Nam đã được trang bị bốn hộ vệ hạm loại này với số hiệu lần lượt là 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung. Nguồn ảnh: TL.Các hộ vệ hạm này có độ giãn nước khi đầy tải tối đa lên tới 1930 tấn, chiều dài của tàu đạt 102,14 mét, lườn rộng 13,09 mét và mớm nước tối đa 3,08. Tàu được trang bị hai động cơ tuabin khí cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ, cung cấp tổng cộng gần 60.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: TL.Kèm theo đó là hai trục dẫn động cho phép tàu Gepard di chuyển được với tốc độ tối đa 28 hải lý giờ hoặc tầm hoạt động tối đa 9000 km ở tốc độ 10 hải lý giờ. Nguồn ảnh: TL.Ngoài ra, hoả lực của các tàu lớp Gepard này cũng rất nguy hiểm với 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35, 1 hệ thống tên lửa đối không Osa-M, 1 pháo lưỡng dụng cỡ nòng 76,2mm, 2 pháo cao tốc AK-630, 8 ống phóng ngư lôi 533mm và 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000. Nguồn ảnh: TL.Ngoài ra, trong đội tàu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có năm tàu săn ngầm lớp Petya do Liên Xô sản xuất. Trước khi các tàu Gepard được vào biên chế, các tàu lớp Petya chính là loại tàu có hoả lực mạnh nhất, trọng tải lớn nhất mà Việt Nam sở hữu. Nguồn ảnh: TL.Năm tàu săn ngầm của Việt Nam được đánh số hiệu lần lượt là 09, 11, 13, 15 và 17. Các tàu có độ giãn nước tối đa 1000 tấn kèm theo đó là chiều dài 81,8 mét, rộng 9,2 mét và mớm nước tối đa 2,9 mét. Nguồn ảnh: TL.Tàu dược trang bị hai động cơ tuabin với tổng công suất 30.000 mã lực cùng một động cơ diesel 6000 mã lực và hai trục dẫn động cùng hai chân vịt và hai bánh lái. Nguồn ảnh: QPVN.Hệ thống dẫn động này cho phép tàu di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 30 hải lý giờ - nhanh hơn cả các tàu hộ vệ lớp Gepard. Tuy nhiên tầm hoạt động của các tàu săn ngầm lớp Petya chỉ trong khoảng 4870 hải lý ở tốc độ 10 hải lý giờ. Nguồn ảnh: TL.Mặc dù Hải quân Việt Nam xếp các tàu lớp Petya vào loại tàu săn ngầm, tuy nhiên nhiều lực lượng hải quân khác trên thế giới lại xếp lớp tàu này vào loại tàu hộ vệ (tương tự như Gepard) hoặc thậm chí là tàu săn ngầm tuỳ từng học thuyết hải quân và cách đánh giá của từng quốc gia. Nguồn ảnh: TL.Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ của Việt Nam tại LIMA 2017.
Lớp tàu hộ vệ duy nhất của Việt Nam hiện tại chính là các tàu hộ vệ lớp Gepard hay còn có tên gọi khác là Đề án 1166.1 do Hải quân Nga thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: TL.
Tổng cộng, Hải quân Việt Nam đã được trang bị bốn hộ vệ hạm loại này với số hiệu lần lượt là 011 Đinh Tiên Hoàng, 012 Lý Thái Tổ, 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung. Nguồn ảnh: TL.
Các hộ vệ hạm này có độ giãn nước khi đầy tải tối đa lên tới 1930 tấn, chiều dài của tàu đạt 102,14 mét, lườn rộng 13,09 mét và mớm nước tối đa 3,08. Tàu được trang bị hai động cơ tuabin khí cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ, cung cấp tổng cộng gần 60.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: TL.
Kèm theo đó là hai trục dẫn động cho phép tàu Gepard di chuyển được với tốc độ tối đa 28 hải lý giờ hoặc tầm hoạt động tối đa 9000 km ở tốc độ 10 hải lý giờ. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, hoả lực của các tàu lớp Gepard này cũng rất nguy hiểm với 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35, 1 hệ thống tên lửa đối không Osa-M, 1 pháo lưỡng dụng cỡ nòng 76,2mm, 2 pháo cao tốc AK-630, 8 ống phóng ngư lôi 533mm và 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, trong đội tàu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có năm tàu săn ngầm lớp Petya do Liên Xô sản xuất. Trước khi các tàu Gepard được vào biên chế, các tàu lớp Petya chính là loại tàu có hoả lực mạnh nhất, trọng tải lớn nhất mà Việt Nam sở hữu. Nguồn ảnh: TL.
Năm tàu săn ngầm của Việt Nam được đánh số hiệu lần lượt là 09, 11, 13, 15 và 17. Các tàu có độ giãn nước tối đa 1000 tấn kèm theo đó là chiều dài 81,8 mét, rộng 9,2 mét và mớm nước tối đa 2,9 mét. Nguồn ảnh: TL.
Tàu dược trang bị hai động cơ tuabin với tổng công suất 30.000 mã lực cùng một động cơ diesel 6000 mã lực và hai trục dẫn động cùng hai chân vịt và hai bánh lái. Nguồn ảnh: QPVN.
Hệ thống dẫn động này cho phép tàu di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 30 hải lý giờ - nhanh hơn cả các tàu hộ vệ lớp Gepard. Tuy nhiên tầm hoạt động của các tàu săn ngầm lớp Petya chỉ trong khoảng 4870 hải lý ở tốc độ 10 hải lý giờ. Nguồn ảnh: TL.
Mặc dù Hải quân Việt Nam xếp các tàu lớp Petya vào loại tàu săn ngầm, tuy nhiên nhiều lực lượng hải quân khác trên thế giới lại xếp lớp tàu này vào loại tàu hộ vệ (tương tự như Gepard) hoặc thậm chí là tàu săn ngầm tuỳ từng học thuyết hải quân và cách đánh giá của từng quốc gia. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ của Việt Nam tại LIMA 2017.