Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, NATO đã cắt giảm ngân sách và giảm bớt lực lượng thường trực. Đồng thời Liên minh này cũng cho phép Moscow gửi phái đoàn ngoại giao tới trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ) và thành lập hội đồng giải quyết các mối quan ngại.Tuy nhiên các nước thành viên NATO ở phía đông như Ba Lan và các nước vùng Baltic từ trước đến nay vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn với Nga, sẵn sàng đối đầu quân sự.Sau cuộc “Cách mạng Cam” năm 2014, Ukraine đã thay đổi rất nhiều, từ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh... Chính quyền ở Kiev có quan điểm “nghiêng hẳn” về phía phương Tây, ra sức chống lại ảnh hưởng của Nga. Đặc biệt là sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea, chính quyền Ukraine và phương Tây đã tạo ra một phong trào rất mạnh chống lại Nga.Trong 8 năm qua, chính quyền Washington đã cung cấp cho Kiev hơn 2 tỷ USD để hiện đại hóa quân sự chống lại sự hiện diện của Nga. Khi ông Zenlensky lên nắm quyền, Mỹ và NATO đã hậu thuẫn cho Kiev rất nhiều cả về kinh tế và quân sự nhằm mục đích mở rộng NATO về phía Đông để co ép Nga.Ngoài ra, vào tháng 1/2022 Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngày 24/2 NATO tuyên bố gửi quân tiếp viện tới phía đông, tham gia tập trận cùng với lực lượng mà Mỹ gửi đến Đông Âu và vùng Baltic.Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận điều động tăng viện cho sườn phía đông của NATO ở châu Âu, bao gồm 7.000 quân nhân thuộc các lực lượng bộ binh và không quân. Chính điều này đã làm cho Tổng thống Zenlensky ảo tưởng về sự giúp đỡ của Mỹ và NATO nếu có xảy ra xung đột với Nga.Ngày 24/2, khi những cảnh báo của mình không được chính quyền Kiev lắng nghe, Tổng thống Putin đã cho mở chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công vào Ukraina. Tổng thống Zenlensky đã đứng lên kêu gọi Mỹ và NATO giúp đỡ để đẩy lùi các đợt tấn công quân sự của Nga, nhưng đổi lại Kiev chỉ nhận được những lời từ chối.Mỹ và NATO chỉ gửi đến Ukraine những lời động viên và những lời cầu nguyện, hay có chăng đi nữa cũng chỉ là những loại vũ khí phòng thủ như tên lửa vác vai Javelin và một vài vũ khí phòng thủ khác. Khi Kiev kêu gọi Mỹ và NATO thiết lập vùng cấm bay đối với Nga ở Ukraina thì các nước này cũng đã không thực hiện.Hôm 6/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng địch NATO sẽ không tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. “Đây không phải là cuộc xung đột của NATO và nó sẽ không trở thành hiện thực. Không có nước đồng minh (NATO) nào gửi quân tới Ukraine tham chiến cả. Chúng tôi không có thái độ thù địch đối với người dân Nga”, tờ New York Times trích lời ông Boris Johnson.Cũng trong bài bình luận trên tờ New York Times ngày 6/3 ông Boris Johnson khẳng định “Ukraine không có triển vọng trở thành thành viên của NATO trong tương lai gần và chúng tôi sẵn sàng đáp ứng những lo ngại về an ninh của Nga thông qua các cuộc đàm phán”.Bình luận mà Thủ tướng Boris Johnson đưa ra hoàn toàn khác biệt với thông báo mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố vào tháng 1/2022, nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO là một thỏa thuận đã hoàn tất và vấn để chỉ là thời gian.Như vậy, đến cuối cùng Ukraina đã bị Mỹ và NATO cho một cú lừa, chưa bao giờ NATO muốn đụng độ với một siêu cường quân sự như Nga. Nhưng Tổng thống Zenlensky đã rất ngây ngô khi tin tưởng phương Tây và Mỹ, biến đất nước mình trở thành nơi xảy ra các cuộc xung đột quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, NATO đã cắt giảm ngân sách và giảm bớt lực lượng thường trực. Đồng thời Liên minh này cũng cho phép Moscow gửi phái đoàn ngoại giao tới trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ) và thành lập hội đồng giải quyết các mối quan ngại.
Tuy nhiên các nước thành viên NATO ở phía đông như Ba Lan và các nước vùng Baltic từ trước đến nay vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn với Nga, sẵn sàng đối đầu quân sự.
Sau cuộc “Cách mạng Cam” năm 2014, Ukraine đã thay đổi rất nhiều, từ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh... Chính quyền ở Kiev có quan điểm “nghiêng hẳn” về phía phương Tây, ra sức chống lại ảnh hưởng của Nga. Đặc biệt là sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea, chính quyền Ukraine và phương Tây đã tạo ra một phong trào rất mạnh chống lại Nga.
Trong 8 năm qua, chính quyền Washington đã cung cấp cho Kiev hơn 2 tỷ USD để hiện đại hóa quân sự chống lại sự hiện diện của Nga. Khi ông Zenlensky lên nắm quyền, Mỹ và NATO đã hậu thuẫn cho Kiev rất nhiều cả về kinh tế và quân sự nhằm mục đích mở rộng NATO về phía Đông để co ép Nga.
Ngoài ra, vào tháng 1/2022 Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngày 24/2 NATO tuyên bố gửi quân tiếp viện tới phía đông, tham gia tập trận cùng với lực lượng mà Mỹ gửi đến Đông Âu và vùng Baltic.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận điều động tăng viện cho sườn phía đông của NATO ở châu Âu, bao gồm 7.000 quân nhân thuộc các lực lượng bộ binh và không quân. Chính điều này đã làm cho Tổng thống Zenlensky ảo tưởng về sự giúp đỡ của Mỹ và NATO nếu có xảy ra xung đột với Nga.
Ngày 24/2, khi những cảnh báo của mình không được chính quyền Kiev lắng nghe, Tổng thống Putin đã cho mở chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công vào Ukraina. Tổng thống Zenlensky đã đứng lên kêu gọi Mỹ và NATO giúp đỡ để đẩy lùi các đợt tấn công quân sự của Nga, nhưng đổi lại Kiev chỉ nhận được những lời từ chối.
Mỹ và NATO chỉ gửi đến Ukraine những lời động viên và những lời cầu nguyện, hay có chăng đi nữa cũng chỉ là những loại vũ khí phòng thủ như tên lửa vác vai Javelin và một vài vũ khí phòng thủ khác. Khi Kiev kêu gọi Mỹ và NATO thiết lập vùng cấm bay đối với Nga ở Ukraina thì các nước này cũng đã không thực hiện.
Hôm 6/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng địch NATO sẽ không tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. “Đây không phải là cuộc xung đột của NATO và nó sẽ không trở thành hiện thực. Không có nước đồng minh (NATO) nào gửi quân tới Ukraine tham chiến cả. Chúng tôi không có thái độ thù địch đối với người dân Nga”, tờ New York Times trích lời ông Boris Johnson.
Cũng trong bài bình luận trên tờ New York Times ngày 6/3 ông Boris Johnson khẳng định “Ukraine không có triển vọng trở thành thành viên của NATO trong tương lai gần và chúng tôi sẵn sàng đáp ứng những lo ngại về an ninh của Nga thông qua các cuộc đàm phán”.
Bình luận mà Thủ tướng Boris Johnson đưa ra hoàn toàn khác biệt với thông báo mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố vào tháng 1/2022, nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO là một thỏa thuận đã hoàn tất và vấn để chỉ là thời gian.
Như vậy, đến cuối cùng Ukraina đã bị Mỹ và NATO cho một cú lừa, chưa bao giờ NATO muốn đụng độ với một siêu cường quân sự như Nga. Nhưng Tổng thống Zenlensky đã rất ngây ngô khi tin tưởng phương Tây và Mỹ, biến đất nước mình trở thành nơi xảy ra các cuộc xung đột quân sự. Nguồn ảnh: Pinterest.