Dự án về một loại xe tăng có tháp pháo độc lập, kíp chiến đấu được bảo vệ trong một "cái kén" giống hệt kiểu thiết kế của xe tăng T-14 Armata sau này lại đã được Liên Xô nhen nhóm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Russianarmor.Tới giữa thập niên 80, các bản mẫu thuộc Đề án 299 đã đươc ra đời trong đó có một phiên bản được coi là hoàn thiện nhất nhưng không được trang bị tháp pháo. Nguồn ảnh: Russianarmor.Đề án 299 là một trong những chương trình nghiên cứu thử nghiệm tuyệt mật nhất mà Liên Xô từng thực hiện. Đề án xe tăng này thậm chí còn được Liên Xô nhắm tới thế kỷ 21 khi nó nằm trong danh sách các loại vũ khí giúp Liên Xô đứng đầu thế giới giai đoạn 2000-2005. Nguồn ảnh: Russianarmor.Thiết kế của xe tăng Đề án 299 bao gồm các yêu cầu cực kỳ quan trọng, trong đó có việc động cơ ở phía trước xe và phải có khả năng thay thế được, động cơ có ít nhất 1500 mã lực và tầm hoạt động phải từ 500 km/h cùng tốc độ tối da 90 km/h. Nguồn ảnh: Russianarmor.Đây được coi là những yêu cầu hết sức... quá đáng vào thời bấy giờ. Tuy nhiên các kỹ sư của Liên Xô vẫn xoay sở được để bản mẫu đạt yêu cầu này. Duy chỉ có yêu cầu về hoả lực là khiến các kỹ sư Liên Xô "bó tay". Nguồn ảnh: Russianarmor.Hình ảnh mô phỏng khoang lái của xe tăng Đề án 299 sau thiết kế. Nguồn ảnh: Russianarmor.Yêu cầu ban đầu về hoả lực của Đề án 299 là không tưởng, các tướng lĩnh quân đội Liên Xô đòi hỏi pháo cỡ nòng 140mm - cỡ nòng pháo lớn chưa từng có trên mọi loại xe tăng và kèm theo đó là ít nhất 40 viên đạn dự trữ. Nguồn ảnh: Russianarmor.Cuối cùng, hệ thống khung gầm của xe đã ra đời đúng yêu cầu nhưng tháp pháo 140mm chưa bao giờ được ra đời, các kỹ sư của Liên Xô đã tận dụng tháp pháo 152mm đặt lên trên chiếc xe tăng này để biến nó thành pháo tự hành nhưng kết quả không được khả quan cho lắm. Nguồn ảnh: Tanker.Tới cuối thập niên 80, dự án này đã bị huỷ bỏ và phảo cho mãi tới tận năm 2015, xe tăng T-14 Armata mới được ra đời, mang theo thiết kế thế hệ mới đúng như những gì Đề án 299 từng mong đợi. Nguồn ảnh: Folk. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-14 Armata do Nga sản xuất dựa trên rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức được Liên Xô nghiên cứu ra.
Dự án về một loại xe tăng có tháp pháo độc lập, kíp chiến đấu được bảo vệ trong một "cái kén" giống hệt kiểu thiết kế của xe tăng T-14 Armata sau này lại đã được Liên Xô nhen nhóm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Tới giữa thập niên 80, các bản mẫu thuộc Đề án 299 đã đươc ra đời trong đó có một phiên bản được coi là hoàn thiện nhất nhưng không được trang bị tháp pháo. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Đề án 299 là một trong những chương trình nghiên cứu thử nghiệm tuyệt mật nhất mà Liên Xô từng thực hiện. Đề án xe tăng này thậm chí còn được Liên Xô nhắm tới thế kỷ 21 khi nó nằm trong danh sách các loại vũ khí giúp Liên Xô đứng đầu thế giới giai đoạn 2000-2005. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Thiết kế của xe tăng Đề án 299 bao gồm các yêu cầu cực kỳ quan trọng, trong đó có việc động cơ ở phía trước xe và phải có khả năng thay thế được, động cơ có ít nhất 1500 mã lực và tầm hoạt động phải từ 500 km/h cùng tốc độ tối da 90 km/h. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Đây được coi là những yêu cầu hết sức... quá đáng vào thời bấy giờ. Tuy nhiên các kỹ sư của Liên Xô vẫn xoay sở được để bản mẫu đạt yêu cầu này. Duy chỉ có yêu cầu về hoả lực là khiến các kỹ sư Liên Xô "bó tay". Nguồn ảnh: Russianarmor.
Hình ảnh mô phỏng khoang lái của xe tăng Đề án 299 sau thiết kế. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Yêu cầu ban đầu về hoả lực của Đề án 299 là không tưởng, các tướng lĩnh quân đội Liên Xô đòi hỏi pháo cỡ nòng 140mm - cỡ nòng pháo lớn chưa từng có trên mọi loại xe tăng và kèm theo đó là ít nhất 40 viên đạn dự trữ. Nguồn ảnh: Russianarmor.
Cuối cùng, hệ thống khung gầm của xe đã ra đời đúng yêu cầu nhưng tháp pháo 140mm chưa bao giờ được ra đời, các kỹ sư của Liên Xô đã tận dụng tháp pháo 152mm đặt lên trên chiếc xe tăng này để biến nó thành pháo tự hành nhưng kết quả không được khả quan cho lắm. Nguồn ảnh: Tanker.
Tới cuối thập niên 80, dự án này đã bị huỷ bỏ và phảo cho mãi tới tận năm 2015, xe tăng T-14 Armata mới được ra đời, mang theo thiết kế thế hệ mới đúng như những gì Đề án 299 từng mong đợi. Nguồn ảnh: Folk.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-14 Armata do Nga sản xuất dựa trên rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức được Liên Xô nghiên cứu ra.