Theo đó khi được trang Business Insider phỏng vấn kíp chiến đấu xe tăng M1 Abrams của Quân đội Mỹ đã có những cảm nghĩ khá đặc biệt về chiếc xe tăng T-14 Armata đến từ nước Nga. Nguồn ảnh: BI.Theo đó, lính xe tăng Mỹ cho biết, việc toàn bộ kíp lái của T-14 chỉ có ba người là một bước tiến khá lớn. Thêm vào đó, việc cho toàn bộ kíp lái T-14 ngồi trong một cái kén cũng khá an toàn hơn so với việc kíp lái ngồi rải rác từng vị trí trong xe tăng như ở chiếc Abrams của Mỹ. Nguồn ảnh: TASS.Kíp lái T-14 ngồi dàn hàng ngang bên trong một cái kén cũng giúp họ có khả năng hiệp đồng tác chiến cao hơn khi có thể nói chuyện trực tiếp với nhau thay vì thông qua bộ đàm. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến khá nhiều vấn đề. Nguồn ảnh: Tube.Các thành viên của kíp lái Abrams cho biết, trong trường hợp giao tranh và xe tăng bị tấn công, kíp lái của Abrams có thể chỉ bị thương vong khoảng một hai người trong khi những thành viên khác vẫn "nguyên vẹn" do ngồi ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên trên chiếc T-14, việc kíp lái bị "dính đạn" có thể đồng nghĩa với việc cả ba thành viên trên xe đều bị thương, mất hoàn toàn khả năng chiến đấu ngay lập tức. Nguồn ảnh: Military.Trên chiếc Abrams, ngay cả khi toàn bộ các thành viên khác bị thiệt mạng hết, lái xe vẫn có thể vận hành tốt chiếc xe tăng và đưa nó quay trở về an toàn, còn trên T-14 thì không, hoặc tất cả cùng trở về, hoặc tất cả cùng thiệt mạng bên trong cái kén của họ. Nguồn ảnh: Newsnbc.Điểm yếu tiếp theo chính là ở hệ thống nạp đạn tự động của T-14. Trong khi T-14 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động đặt cách biệt hoàn toàn với kíp lái thì Abrams lại có người nạp đạn viên riêng đứng ngay bên trong tháp pháo. Nguồn ảnh: BI.Khi một viên đạn pháo của Abrams bị "xịt", nạp đạn viên có thể nhanh chóng thay thế nó bằng một viên đạn khác. Tuy nhiên với T-14 thì mọi chuyện không đơn giản như vậy, điều này khiến chiếc siêu tăng của Nga hoặc phải có hệ thống tự "nhả đạn xịt" và nạp lại viên khác hoàn toàn tự động hoặc khổ hơn, kíp lái của T-14 phải tự chui ra ngoài, lấy viên đạn xịt trong tháp pháo ra và để hệ thống nạp đạn tự động thay viên khác vào. Nguồn ảnh: Sputnik.Những loại xe tăng khác của Nga trước đây, dù có hệ thống nạp đạn tự động nhưng xạ thủ và trưởng xe vẫn ngồi ngay cạnh nòng pháo bên trong tháp pháo, có thể tự lấy đạn xịt ra và thay vào đó là một viên đạn hoặc một liều phóng khác. Tuy nhiên trên chiếc T-14, việc giải quyết đạn xịt lại khó khăn hơn nhiều vì kíp lái ngồi trong một cái kén, không dính dáng gì đến tháp pháo và hệ thống nạp đạn cả. Nguồn ảnh: Tanker.Được đánh giá là một siêu tăng, khả năng thực chiến cũng như độ ổn định của T-14 thực chất vẫn là một dấu hỏi khá lớn khi nó chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và chưa được tham gia thực chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Conju.Phía Nga kỳ vọng sẽ sản xuất được 2300 chiếc T-14 trong thời gian từ nay tới năm 2020. Tuy nhiên do có giá thành quá đắt, tới hết năm 2017 Nga mới chỉ sản xuất được khoảng 100 chiếc và khó có thể đạt được mục tiêu 2300 chiếc trong chỉ hai năm sắp tới đây. Nguồn ảnh: Mightyeight. Mời độc giả xem Video: Kíp chiến đấu của T-14 Armata được ngồi bên trong một cái kén với hệ thống camera quan sát 360 độ ở phía bên ngoài.
Theo đó khi được trang Business Insider phỏng vấn kíp chiến đấu xe tăng M1 Abrams của Quân đội Mỹ đã có những cảm nghĩ khá đặc biệt về chiếc xe tăng T-14 Armata đến từ nước Nga. Nguồn ảnh: BI.
Theo đó, lính xe tăng Mỹ cho biết, việc toàn bộ kíp lái của T-14 chỉ có ba người là một bước tiến khá lớn. Thêm vào đó, việc cho toàn bộ kíp lái T-14 ngồi trong một cái kén cũng khá an toàn hơn so với việc kíp lái ngồi rải rác từng vị trí trong xe tăng như ở chiếc Abrams của Mỹ. Nguồn ảnh: TASS.
Kíp lái T-14 ngồi dàn hàng ngang bên trong một cái kén cũng giúp họ có khả năng hiệp đồng tác chiến cao hơn khi có thể nói chuyện trực tiếp với nhau thay vì thông qua bộ đàm. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến khá nhiều vấn đề. Nguồn ảnh: Tube.
Các thành viên của kíp lái Abrams cho biết, trong trường hợp giao tranh và xe tăng bị tấn công, kíp lái của Abrams có thể chỉ bị thương vong khoảng một hai người trong khi những thành viên khác vẫn "nguyên vẹn" do ngồi ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên trên chiếc T-14, việc kíp lái bị "dính đạn" có thể đồng nghĩa với việc cả ba thành viên trên xe đều bị thương, mất hoàn toàn khả năng chiến đấu ngay lập tức. Nguồn ảnh: Military.
Trên chiếc Abrams, ngay cả khi toàn bộ các thành viên khác bị thiệt mạng hết, lái xe vẫn có thể vận hành tốt chiếc xe tăng và đưa nó quay trở về an toàn, còn trên T-14 thì không, hoặc tất cả cùng trở về, hoặc tất cả cùng thiệt mạng bên trong cái kén của họ. Nguồn ảnh: Newsnbc.
Điểm yếu tiếp theo chính là ở hệ thống nạp đạn tự động của T-14. Trong khi T-14 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động đặt cách biệt hoàn toàn với kíp lái thì Abrams lại có người nạp đạn viên riêng đứng ngay bên trong tháp pháo. Nguồn ảnh: BI.
Khi một viên đạn pháo của Abrams bị "xịt", nạp đạn viên có thể nhanh chóng thay thế nó bằng một viên đạn khác. Tuy nhiên với T-14 thì mọi chuyện không đơn giản như vậy, điều này khiến chiếc siêu tăng của Nga hoặc phải có hệ thống tự "nhả đạn xịt" và nạp lại viên khác hoàn toàn tự động hoặc khổ hơn, kíp lái của T-14 phải tự chui ra ngoài, lấy viên đạn xịt trong tháp pháo ra và để hệ thống nạp đạn tự động thay viên khác vào. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những loại xe tăng khác của Nga trước đây, dù có hệ thống nạp đạn tự động nhưng xạ thủ và trưởng xe vẫn ngồi ngay cạnh nòng pháo bên trong tháp pháo, có thể tự lấy đạn xịt ra và thay vào đó là một viên đạn hoặc một liều phóng khác. Tuy nhiên trên chiếc T-14, việc giải quyết đạn xịt lại khó khăn hơn nhiều vì kíp lái ngồi trong một cái kén, không dính dáng gì đến tháp pháo và hệ thống nạp đạn cả. Nguồn ảnh: Tanker.
Được đánh giá là một siêu tăng, khả năng thực chiến cũng như độ ổn định của T-14 thực chất vẫn là một dấu hỏi khá lớn khi nó chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và chưa được tham gia thực chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Conju.
Phía Nga kỳ vọng sẽ sản xuất được 2300 chiếc T-14 trong thời gian từ nay tới năm 2020. Tuy nhiên do có giá thành quá đắt, tới hết năm 2017 Nga mới chỉ sản xuất được khoảng 100 chiếc và khó có thể đạt được mục tiêu 2300 chiếc trong chỉ hai năm sắp tới đây. Nguồn ảnh: Mightyeight.
Mời độc giả xem Video: Kíp chiến đấu của T-14 Armata được ngồi bên trong một cái kén với hệ thống camera quan sát 360 độ ở phía bên ngoài.