Câu chuyện này còn được biết tới với tên gọi phổ biến là “Đạo luật Lend-Lease” được Tổng thống Mỹ Roosevelt ký ngày 11/3/1941 - ở thời điểm cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn khốc liệt. Một trong những mục tiêu chính của đạo luật là cho phép nước Mỹ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác theo nhiều hình thức đa dạng gồm cả viện trợ không hoàn lại. Nguồn ảnh: RBTHƯớc tính chỉ trong vòng 5 năm (1941-1945), Mỹ đã chuyển giao cho Liên Xô 11 tỷ vũ khí và lương thực thuốc men, sơ bộ gồm: 400.000 xe; 12.000 xe thiết giáp (trong đó có 7.000 xe tăng); 11.400 máy bay các loại (gồm 4.700 chiếc chiến đấu cơ P-39).... Với số vũ khí này giúp Liên Xô nhanh chóng nhân gấp 2-3 lần sức mạnh quân sự để đủ sức chống lại quân phát xít. Nguồn ảnh: Otavaga2004Ngày nay, rất nhiều loại vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ được người Mỹ cung cấp vẫn được lưu giữ tại nhiều bảo tàng của nước Nga. Trong ảnh là pháo tự hành chống tăng M10 Wolverine do Mỹ sản xuất, được trưng bay tại Bảo tàng Quân sự ở Sverdlovsk - đây là một trong những bảo tàng tư nhân lớn nhất ở Nga. Nguồn ảnh: Otavaga2004M10 là một trong những loại pháo chống tăng có thể quay tháp pháo hiện đại nhất của nước Mỹ khi đó được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng hạng trung của Đức như Panzer, Panther. Nó có một khẩu pháo 76,2mm M7, bọc giáp dày từ 10-57mm. Nguồn ảnh: Otavaga2004M24 Chaffee - loại tăng hạng nhẹ tốt nhất của nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, được sản xuất giai đoạn cuối chiến tranh. Đến tận cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954), M24 vẫn được chuyển giao cho Pháp sử dụng, tháng 5/1954 bộ đội Việt Nam đã thu được 2 chiếc loại này và sử dụng cho cuộc duyệt binh năm 1955. Nguồn ảnh: Otavaga2004M24 là một cỗ tăng linh hoạt, đạt tốc độ lên tới 56km/h - rất nhanh so với các dòng tăng cùng thời. Với khẩu pháo 75mm M6, M24 là đối thủ khó chịu với các xe tăng hạng trung của Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Otavaga2004Pháo tự hành chống tăng M18 Hellcat do hãng General Motors sản xuất từ năm 1942. Nó có lớp giáp khá mỏng bù lại có thể đạt tốc độ siêu cao tới 90km/h trên đường bằng phẳng cho phép thực hiện các cuộc đột kích nhanh, tấn công sườn chớp nhoáng -chiến thuật hữu hiệu nếu muốn chống lại tăng thiết giáp Đức vốn nổi bật về giáp bảo vệ. Khẩu pháo 76mm tốc độ cao sẽ thực hiện phát bắn chính xác khiến mọi đối thủ phải e sợ. Nguồn ảnh: Otavaga2004Tuy nhiên, thực tiễn chiến đấu M18 Hellcat chưa bao giờ phát huy được hết khả năng chống tăng, nó được đánh giá là hiệu quả trong vai trò chi viện bộ binh xung phong. M18 trong Quân đội Liên Xô cũng không hề nổi bật mấy, nó chẳng để lại dấu ấn nào. Nguồn ảnh: Otavaga2004Người Mỹ cũng chấp nhận trang bị cho Liên Xô các xe tăng hạng trung tốt nhất nước Mỹ giai đoạn đầu CTTG 2 M3A5 tướng Lee. Đó là một cỗ tăng kỳ lạ, bởi nó sở hữu khẩu pháo lớn nhưng không thể quay được tháp pháo - thiết kế "thất bại" ở thời điểm xe tăng đã dược định hình là một mẫu chiến xa thế nào trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Otavaga2004Xe bánh xích lội nước LVT-4 Water Buffalo được thiết kế cho nhiệm vụ chở lính thủy đánh chiếm bờ biển trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Otavaga2004Người Mỹ thậm chí đã cung cấp cho Liên Xô các xe tăng hạng trung hiện đại nhất thời bấy giờ của mình M26 Pershing. Loại tăng duy nhất của Mỹ thời bấy giờ được đánh giá đủ sức đối chọi với tăng hạng trung Panther hay thậm chí tăng hạng nặng Tiger 1. Nguồn ảnh: Otavaga2004Nó có bộ giáp rất dày tới 102mm ở mặt trước thân cùng khẩu pháo 90mm M3 đầy uy lực. Rất tiếc, không có nhiều thông tin về việc nó được sử dụng có hiệu quả hay không tại Liên Xô. Nguồn ảnh: Otavaga2004Không thể không kể đến xe tăng hạng trung được sản xuất nhiều nhất của Mỹ trong CTTG 2 – huyền thoại M4 Sherman. Ít nhất 4.000 chiếc M4 đã được Mỹ viện trợ cho Liên Xô, và được sử dụng ở các mặt trận Caucasus. So với T-34, M4 được đánh giá cao ở phần cabin rộng rãi, di chuyển êm, hỏa lực ngang ngửa. Nguồn ảnh: Otavaga2004Xe tăng hạng nhẹ M3A1 – được thiết kế cho vai trò trinh sát, hỗ trợ hỏa lực với khẩu pháo 37mm – hơi yếu nhưng bù lại có tốc độ tốt. Nguồn ảnh: Otavaga2004Đại pháo 155mm M2 Long Tom có tầm bắn lên tới 23,7km. Nguồn ảnh: Otavaga2004Đặc biệt, Mỹ cũng cung cấp cho Liên Xô số lượng tới hàng ngàn chiếc tiêm kích P-39 Airacobra. Loại vũ khí này được các chiến sĩ hồng quân đánh giá rất cao về ưu điểm kết cấu vững chắc, thiết bị liên lạc tin cậy và hỏa lực mạnh. Anh hùng phi công Aleksandr Pokryshkin bằng P-39 đã bắn rơi gần 60 máy bay Đức, trong khi đồng đội Rechkalov ghi chiến công 57 chiếc máy bay phát xít bằng P-39. Nguồn ảnh: Otavaga2004Mời độc giả xem video: Những thước phim màu hiếm hoi về Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. (nguồn Warfare Cinematics)
Câu chuyện này còn được biết tới với tên gọi phổ biến là “Đạo luật Lend-Lease” được Tổng thống Mỹ Roosevelt ký ngày 11/3/1941 - ở thời điểm cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn khốc liệt. Một trong những mục tiêu chính của đạo luật là cho phép nước Mỹ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác theo nhiều hình thức đa dạng gồm cả viện trợ không hoàn lại. Nguồn ảnh: RBTH
Ước tính chỉ trong vòng 5 năm (1941-1945), Mỹ đã chuyển giao cho Liên Xô 11 tỷ vũ khí và lương thực thuốc men, sơ bộ gồm: 400.000 xe; 12.000 xe thiết giáp (trong đó có 7.000 xe tăng); 11.400 máy bay các loại (gồm 4.700 chiếc chiến đấu cơ P-39).... Với số vũ khí này giúp Liên Xô nhanh chóng nhân gấp 2-3 lần sức mạnh quân sự để đủ sức chống lại quân phát xít. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Ngày nay, rất nhiều loại vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ được người Mỹ cung cấp vẫn được lưu giữ tại nhiều bảo tàng của nước Nga. Trong ảnh là pháo tự hành chống tăng M10 Wolverine do Mỹ sản xuất, được trưng bay tại Bảo tàng Quân sự ở Sverdlovsk - đây là một trong những bảo tàng tư nhân lớn nhất ở Nga. Nguồn ảnh: Otavaga2004
M10 là một trong những loại pháo chống tăng có thể quay tháp pháo hiện đại nhất của nước Mỹ khi đó được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng hạng trung của Đức như Panzer, Panther. Nó có một khẩu pháo 76,2mm M7, bọc giáp dày từ 10-57mm. Nguồn ảnh: Otavaga2004
M24 Chaffee - loại tăng hạng nhẹ tốt nhất của nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, được sản xuất giai đoạn cuối chiến tranh. Đến tận cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954), M24 vẫn được chuyển giao cho Pháp sử dụng, tháng 5/1954 bộ đội Việt Nam đã thu được 2 chiếc loại này và sử dụng cho cuộc duyệt binh năm 1955. Nguồn ảnh: Otavaga2004
M24 là một cỗ tăng linh hoạt, đạt tốc độ lên tới 56km/h - rất nhanh so với các dòng tăng cùng thời. Với khẩu pháo 75mm M6, M24 là đối thủ khó chịu với các xe tăng hạng trung của Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Pháo tự hành chống tăng M18 Hellcat do hãng General Motors sản xuất từ năm 1942. Nó có lớp giáp khá mỏng bù lại có thể đạt tốc độ siêu cao tới 90km/h trên đường bằng phẳng cho phép thực hiện các cuộc đột kích nhanh, tấn công sườn chớp nhoáng -chiến thuật hữu hiệu nếu muốn chống lại tăng thiết giáp Đức vốn nổi bật về giáp bảo vệ. Khẩu pháo 76mm tốc độ cao sẽ thực hiện phát bắn chính xác khiến mọi đối thủ phải e sợ. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Tuy nhiên, thực tiễn chiến đấu M18 Hellcat chưa bao giờ phát huy được hết khả năng chống tăng, nó được đánh giá là hiệu quả trong vai trò chi viện bộ binh xung phong. M18 trong Quân đội Liên Xô cũng không hề nổi bật mấy, nó chẳng để lại dấu ấn nào. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Người Mỹ cũng chấp nhận trang bị cho Liên Xô các xe tăng hạng trung tốt nhất nước Mỹ giai đoạn đầu CTTG 2 M3A5 tướng Lee. Đó là một cỗ tăng kỳ lạ, bởi nó sở hữu khẩu pháo lớn nhưng không thể quay được tháp pháo - thiết kế "thất bại" ở thời điểm xe tăng đã dược định hình là một mẫu chiến xa thế nào trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Xe bánh xích lội nước LVT-4 Water Buffalo được thiết kế cho nhiệm vụ chở lính thủy đánh chiếm bờ biển trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Người Mỹ thậm chí đã cung cấp cho Liên Xô các xe tăng hạng trung hiện đại nhất thời bấy giờ của mình M26 Pershing. Loại tăng duy nhất của Mỹ thời bấy giờ được đánh giá đủ sức đối chọi với tăng hạng trung Panther hay thậm chí tăng hạng nặng Tiger 1. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Nó có bộ giáp rất dày tới 102mm ở mặt trước thân cùng khẩu pháo 90mm M3 đầy uy lực. Rất tiếc, không có nhiều thông tin về việc nó được sử dụng có hiệu quả hay không tại Liên Xô. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Không thể không kể đến xe tăng hạng trung được sản xuất nhiều nhất của Mỹ trong CTTG 2 – huyền thoại M4 Sherman. Ít nhất 4.000 chiếc M4 đã được Mỹ viện trợ cho Liên Xô, và được sử dụng ở các mặt trận Caucasus. So với T-34, M4 được đánh giá cao ở phần cabin rộng rãi, di chuyển êm, hỏa lực ngang ngửa. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Xe tăng hạng nhẹ M3A1 – được thiết kế cho vai trò trinh sát, hỗ trợ hỏa lực với khẩu pháo 37mm – hơi yếu nhưng bù lại có tốc độ tốt. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Đại pháo 155mm M2 Long Tom có tầm bắn lên tới 23,7km. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Đặc biệt, Mỹ cũng cung cấp cho Liên Xô số lượng tới hàng ngàn chiếc tiêm kích P-39 Airacobra. Loại vũ khí này được các chiến sĩ hồng quân đánh giá rất cao về ưu điểm kết cấu vững chắc, thiết bị liên lạc tin cậy và hỏa lực mạnh. Anh hùng phi công Aleksandr Pokryshkin bằng P-39 đã bắn rơi gần 60 máy bay Đức, trong khi đồng đội Rechkalov ghi chiến công 57 chiếc máy bay phát xít bằng P-39. Nguồn ảnh: Otavaga2004
Mời độc giả xem video: Những thước phim màu hiếm hoi về Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. (nguồn Warfare Cinematics)