Đầu tiên phải kể đến là những khẩu súng máy họ MG nổi danh của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được bộ đội ta sử dụng suốt thời gian đầu của cuộc Kháng chiến chống Mỹ như một loại vũ khí phòng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Allan.Các loại súng máy họ MG mà Việt Nam sử dụng bao gồm loại MG34 và MG42, phần lớn các loại vũ khí này đều do Liên Xô viện trợ. Đây là số vũ khí Đức chế tạo, Liên Xô tịch thu lại làm chiến lợi phẩm sau Chiến tranh thế giới và viện trợ cho nhiều đồng minh, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Tuy nhiên, càng về sau loại đạn sử dụng cho khẩu súng máy chuẩn Đức này càng khan hiếm, thêm vào đó là các loại trung liên cá nhân và súng phòng không 12,7mm chuẩn Liên Xô được viện trợ nhiều hơn nên dần dần ta đã loại bỏ loại vũ khí này trong biên chế. Nguồn ảnh: WWII.Tiếp đến là các loại pháo 40mm Pak-40, dòng pháo này bắt đầu được phía Liên Xô viện trợ cho ta để sử dụng như một loại vũ khí chống tăng từ năm 1955.Dù vậy, khi về tới Việt Nam, với lối đánh du kích là chủ yếu, các khẩu Pak-40 của ta thường không đối đầu trực diện với xe tăng địch do loại pháo kéo này có độ cơ động kém. Phần lớn các khẩu Pak-40 của ta chỉ được bố trí để phòng vệ duyên hải dọc Vịnh Bắc Bộ, chống xuồng cao tốc và tàu đổ bộ thám báo, biệt kích của đối phương.Tới năm 1972, toàn bộ các khẩu Pak-40 đã bị rút khỏi biên chế của quân đội ta nên không có khẩu nào có vinh dự được tham chiến trong cuộc tổng tiến công năm 1975.Tiếp đến phải kể tới các khẩu pháo Flak 88 huyền thoại của Đức tham chiến ở Việt Nam. Ở Việt Nam, các khẩu pháo này được sử dụng vào đúng mục đích ban đầu mà nó được sản xuất ra, đó là bắn máy bay chứ không phải bắn mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: PKKQ.Phần lớn các khẩu đội pháo phòng không 88 của ta đều được đặt ở miền Bắc Việt Nam, tham gia vào các chiến dịch lịch sử bảo vệ vùng trời tổ quốc sau nhiều cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Nguồn ảnh: PKKQ.Cũng giống với các loại vũ khí khác mang "chuẩn Đức" được Liên Xô viện trợ, càng về sau pháo 88 càng thiếu linh kiện thay thế và đạn dược nên dần dần cũng bị loại bỏ hết khỏi biên chế của ta. Nguồn ảnh: PKKQ.Một số loại vũ khí bộ binh khác của Đức như tiểu liên MP-40 dù không có thông tin được phía Việt Nam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam một cách chính thức nhưng lại là vũ khí được Mỹ viện trợ cho các lực lượng địa phương quân của quân đội ngụy Sài Gòn trong cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Mirageca.Bằng một cách nào đó, các khẩu MP-40 này lại được bộ đội du kích của ta chiếm lại thành chiến lợi phẩm và mang ra để đánh Mỹ. Nguồn ảnh: Mirageca.Súng trường Kar98K cũng được phía Việt Nam sử dụng với số lượng rất hạn chế ở chiến trường Việt Nam. Ảnh: Cố vấn Mỹ xác định các loại vũ khí được sử dụng bởi Quân Giải phóng, trong đó có cả khẩu Kar98K (dưới cùng). Nguồn ảnh: Mirageca.Một kho vũ khí dự trữ của ta bị Mỹ thu giữ, có thể thấy ngoài các loại súng trường Mosin Nagat của Liên Xô, còn có cả khẩu Kar98K của Đức và khẩu BAR của Mỹ. Nguồn ảnh: Mirageca. Mời độc giả xem Video: 7 xe tăng Việt Nam đối đầu với 130 xe tăng Mỹ ngụy và cái kết bất ngờ. Nguồn: QPVN.
Đầu tiên phải kể đến là những khẩu súng máy họ MG nổi danh của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được bộ đội ta sử dụng suốt thời gian đầu của cuộc Kháng chiến chống Mỹ như một loại vũ khí phòng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Allan.
Các loại súng máy họ MG mà Việt Nam sử dụng bao gồm loại MG34 và MG42, phần lớn các loại vũ khí này đều do Liên Xô viện trợ. Đây là số vũ khí Đức chế tạo, Liên Xô tịch thu lại làm chiến lợi phẩm sau Chiến tranh thế giới và viện trợ cho nhiều đồng minh, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tuy nhiên, càng về sau loại đạn sử dụng cho khẩu súng máy chuẩn Đức này càng khan hiếm, thêm vào đó là các loại trung liên cá nhân và súng phòng không 12,7mm chuẩn Liên Xô được viện trợ nhiều hơn nên dần dần ta đã loại bỏ loại vũ khí này trong biên chế. Nguồn ảnh: WWII.
Tiếp đến là các loại pháo 40mm Pak-40, dòng pháo này bắt đầu được phía Liên Xô viện trợ cho ta để sử dụng như một loại vũ khí chống tăng từ năm 1955.
Dù vậy, khi về tới Việt Nam, với lối đánh du kích là chủ yếu, các khẩu Pak-40 của ta thường không đối đầu trực diện với xe tăng địch do loại pháo kéo này có độ cơ động kém. Phần lớn các khẩu Pak-40 của ta chỉ được bố trí để phòng vệ duyên hải dọc Vịnh Bắc Bộ, chống xuồng cao tốc và tàu đổ bộ thám báo, biệt kích của đối phương.
Tới năm 1972, toàn bộ các khẩu Pak-40 đã bị rút khỏi biên chế của quân đội ta nên không có khẩu nào có vinh dự được tham chiến trong cuộc tổng tiến công năm 1975.
Tiếp đến phải kể tới các khẩu pháo Flak 88 huyền thoại của Đức tham chiến ở Việt Nam. Ở Việt Nam, các khẩu pháo này được sử dụng vào đúng mục đích ban đầu mà nó được sản xuất ra, đó là bắn máy bay chứ không phải bắn mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: PKKQ.
Phần lớn các khẩu đội pháo phòng không 88 của ta đều được đặt ở miền Bắc Việt Nam, tham gia vào các chiến dịch lịch sử bảo vệ vùng trời tổ quốc sau nhiều cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Nguồn ảnh: PKKQ.
Cũng giống với các loại vũ khí khác mang "chuẩn Đức" được Liên Xô viện trợ, càng về sau pháo 88 càng thiếu linh kiện thay thế và đạn dược nên dần dần cũng bị loại bỏ hết khỏi biên chế của ta. Nguồn ảnh: PKKQ.
Một số loại vũ khí bộ binh khác của Đức như tiểu liên MP-40 dù không có thông tin được phía Việt Nam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam một cách chính thức nhưng lại là vũ khí được Mỹ viện trợ cho các lực lượng địa phương quân của quân đội ngụy Sài Gòn trong cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Mirageca.
Bằng một cách nào đó, các khẩu MP-40 này lại được bộ đội du kích của ta chiếm lại thành chiến lợi phẩm và mang ra để đánh Mỹ. Nguồn ảnh: Mirageca.
Súng trường Kar98K cũng được phía Việt Nam sử dụng với số lượng rất hạn chế ở chiến trường Việt Nam. Ảnh: Cố vấn Mỹ xác định các loại vũ khí được sử dụng bởi Quân Giải phóng, trong đó có cả khẩu Kar98K (dưới cùng). Nguồn ảnh: Mirageca.
Một kho vũ khí dự trữ của ta bị Mỹ thu giữ, có thể thấy ngoài các loại súng trường Mosin Nagat của Liên Xô, còn có cả khẩu Kar98K của Đức và khẩu BAR của Mỹ. Nguồn ảnh: Mirageca.
Mời độc giả xem Video: 7 xe tăng Việt Nam đối đầu với 130 xe tăng Mỹ ngụy và cái kết bất ngờ. Nguồn: QPVN.