Nỗi khiếp sợ lớn nhất của binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam chính là đêm tối. Bởi khi màn đêm buông xuống cũng là thời điểm các đơn vị du kích, đặc công Quân giải phóng có thể áp sát tấn công vào vị trí của lính Mỹ trấn giữ, thậm chí có thể tiêu diệt lính Mỹ bằng dao để đảm bảo tính bí mật của cuộc đột kích. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Điều này khiến Quân đội Mỹ đau đầu trong suốt nhiều năm liền và họ đã buộc phải chi một khoản tiền rất lớn để trang bị hệ thống kính ngắm nhìn đêm cho các binh lính nước này đang chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Với những thiết bị nhìn đêm này, binh lính Mỹ có thể có được tầm nhìn xa khoảng 100 mét trong đêm tối, đủ để phát hiện ra lực lượng quân giải phóng trong khi quân ta cố áp sát gần. Ảnh: Súng bắn tỉa M14 được trang bị kính ngắm nhìn đêm Starlight (ngoài cùng bên phải). Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, do những rào cản về mặt công nghệ của thời điểm đấy mà hệ thống kính ngắm nhìn đêm do quân đội Mỹ phát triển đã có một vài điểm yếu chết người. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, loại kính ngắm này có kích cỡ quá lớn, trong lượng gần bằng khẩu M16 khiến cho việc sử dụng nó khi đi hành quân dã ngoại là điều khá khó khăn. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Chính vì vậy, các kính ngắm đêm thường chỉ được binh lính Mỹ sử dụng ở bên trong các doanh trại và phục vụ vào mục đích canh gác chứ không mấy khi mang theo người trong các cuộc hành quân. Nguồn ảnh: Ar15.Thêm vào đó, kính nhìn đêm trong chiến tranh Việt Nam có kích thước quá cồng kềnh, vướng víu khi sử dụng và khó sử dụng. Nguồn ảnh: Quora.Người sử dụng cần phải căn chỉnh kính nhìn đêm để phù hợp với thị lực của mình, chưa kể, tùy thuộc vào ánh sáng ở môi trường xung quanh mà người lính sẽ phải điều chỉnh chiếc kính này sao cho đạt được độ nét rõ nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Nhưng điểm yếu lớn nhất của những chiếc kính nhìn đêm này đó là nó quá dễ hỏng. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta hoàn toàn không phù hợp với việc sử dụng những thiết bị quang học đắt tiền này nhất là nếu sử dụng trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Khi phải chịu độ ẩm lớn, những ống kính nhìn đêm sẽ xuất hiện những vệt mốc ngay trên ống kính, che bớt đi phần ống nhắm làm tầm nhìn của người lính bị giảm xuống. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Đó là chưa kể tới việc, mỗi khi giao tranh, binh lính Mỹ thường bắn pháo sáng rực trời, ánh sáng mạnh từ những quả pháo sáng này sẽ khiến những chiếc kính nhìn đêm gần như vô tác dụng và xạ thủ sẽ bị lóa mắt, không thể sử dụng kính nhìn đêm tiếp được. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Chính bởi những lý do trên, Quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã ít sử dụng loại kính nhìn đêm này trong tác chiến, thay vào đó họ sử dụng nhiều pháo sáng và đèn pha công suất lớn cho các nhiệm vụ canh gác để đảm bảo tính hữu dụng và "đồng bộ" giữa nhiều lực lượng khác nhau. Nguồn ảnh: Firearm.
Nỗi khiếp sợ lớn nhất của binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam chính là đêm tối. Bởi khi màn đêm buông xuống cũng là thời điểm các đơn vị du kích, đặc công Quân giải phóng có thể áp sát tấn công vào vị trí của lính Mỹ trấn giữ, thậm chí có thể tiêu diệt lính Mỹ bằng dao để đảm bảo tính bí mật của cuộc đột kích. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Điều này khiến Quân đội Mỹ đau đầu trong suốt nhiều năm liền và họ đã buộc phải chi một khoản tiền rất lớn để trang bị hệ thống kính ngắm nhìn đêm cho các binh lính nước này đang chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với những thiết bị nhìn đêm này, binh lính Mỹ có thể có được tầm nhìn xa khoảng 100 mét trong đêm tối, đủ để phát hiện ra lực lượng quân giải phóng trong khi quân ta cố áp sát gần. Ảnh: Súng bắn tỉa M14 được trang bị kính ngắm nhìn đêm Starlight (ngoài cùng bên phải). Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, do những rào cản về mặt công nghệ của thời điểm đấy mà hệ thống kính ngắm nhìn đêm do quân đội Mỹ phát triển đã có một vài điểm yếu chết người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, loại kính ngắm này có kích cỡ quá lớn, trong lượng gần bằng khẩu M16 khiến cho việc sử dụng nó khi đi hành quân dã ngoại là điều khá khó khăn. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Chính vì vậy, các kính ngắm đêm thường chỉ được binh lính Mỹ sử dụng ở bên trong các doanh trại và phục vụ vào mục đích canh gác chứ không mấy khi mang theo người trong các cuộc hành quân. Nguồn ảnh: Ar15.
Thêm vào đó, kính nhìn đêm trong chiến tranh Việt Nam có kích thước quá cồng kềnh, vướng víu khi sử dụng và khó sử dụng. Nguồn ảnh: Quora.
Người sử dụng cần phải căn chỉnh kính nhìn đêm để phù hợp với thị lực của mình, chưa kể, tùy thuộc vào ánh sáng ở môi trường xung quanh mà người lính sẽ phải điều chỉnh chiếc kính này sao cho đạt được độ nét rõ nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhưng điểm yếu lớn nhất của những chiếc kính nhìn đêm này đó là nó quá dễ hỏng. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta hoàn toàn không phù hợp với việc sử dụng những thiết bị quang học đắt tiền này nhất là nếu sử dụng trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Khi phải chịu độ ẩm lớn, những ống kính nhìn đêm sẽ xuất hiện những vệt mốc ngay trên ống kính, che bớt đi phần ống nhắm làm tầm nhìn của người lính bị giảm xuống. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Đó là chưa kể tới việc, mỗi khi giao tranh, binh lính Mỹ thường bắn pháo sáng rực trời, ánh sáng mạnh từ những quả pháo sáng này sẽ khiến những chiếc kính nhìn đêm gần như vô tác dụng và xạ thủ sẽ bị lóa mắt, không thể sử dụng kính nhìn đêm tiếp được. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Chính bởi những lý do trên, Quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã ít sử dụng loại kính nhìn đêm này trong tác chiến, thay vào đó họ sử dụng nhiều pháo sáng và đèn pha công suất lớn cho các nhiệm vụ canh gác để đảm bảo tính hữu dụng và "đồng bộ" giữa nhiều lực lượng khác nhau. Nguồn ảnh: Firearm.