Hình ảnh tiêm kích Su-27 hỗn chiến cùng F-16 được một người ghi lại cách Khu vực 51 (căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ suốt hơn nửa thế kỷ) khoảng 30 km. Dựa vào các thông số về chiếc máy ảnh được sử dụng để ghi lại hình ảnh này các chuyên gia cho rằng cuộc hỗn chiến đã diễn ra ở độ cao khoảng 13.000 đến 16.000 mét. Ảnh: Hai chiếc Su-27P và F-16 bay vọt qua nhau, chiếc Su-27P phía trên màu xanh, chiếc F-16 màu ghi ở phía dưới. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Hai chiếc chiến đấu cơ đang quay lòng vòng tìm cách khóa đuôi đối phương trước khi khai hỏa tên lửa tiêu diệt mục tiêu. Các cuộc hỗn chiến như thế này được gọi là Dogfight trong tiếng anh vì khi nhìn hai chiếc máy bay quần nhau ở trên trời trông không khác gì cảnh hai con chó đang đánh nhau dưới đất vậy. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Lại một pha đối đầu nữa, máy bay chiến đấu Su-27 được Liên Xô chế tạo từ những năm 1977 của thế kỷ trước và đối thủ trực tiếp của nó khi ra đời chính là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ bao gồm F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Sau pha đối đầu hai chiếc lại rẽ theo hai hướng khác nhau để tìm cách khóa đuôi nhau một lần nữa. Bản thân các phi công lái máy bay chiến đấu hiện đại cũng phải thừa nhận do họ quá ỷ lại vào việc sử dụng hệ thống tên lửa hiện đại trên chiếc phi cơ của mình mà dần dần quên đi kỹ năng chiến đấu hỗn chiến trên không. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Trong thế chiến thứ hai, khi tên lửa chưa ra đời, rocket gắn trên máy bay gần như là thứ vũ khí để đối đất chứ không phải đối không thì hỗn chiến và sử dụng hệ thống súng máy là cách duy nhất để hạ gục máy bay đối phương, trong chiến tranh hiện đại ngày nay có lẽ sẽ có rất ít những tình huống tương tự như vậy. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Chiếc Su-27 vốn do Liên Xô sản xuất được cho là đã được Mỹ mua của Ukraine từ năm 2009. Có lẽ sau khi được đưa về Mỹ chiếc Su-27 đã được đưa đến Khu vực 51 để các chuyên gia "mổ xẻ" nghiên cứu đến tận giờ mới được lắp lại hoàn thiện và để các phi công bay thử nghiệm. Nguồn Ảnh: Theaviationist.Trong quá khứ, máy bay chiến đấu Su-27 có thông số chiến đấu và khả năng cơ động "ăn đứt" F-15 Eagle, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng chiến đấu cơ F-15 Eagle là một sản phẩm quá tồi tệ. Điều này đã khiến giới chức Mỹ đau đầu tìm cách đối phó với Su-27 nhưng mãi đến tận sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 thì người Mỹ mới có trong tay một vài chiếc Su-27 từ các nước Liên Xô (cũ), trong đó điển hình là nguồn từ Ukraine. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Hình ảnh tiêm kích Su-27 hỗn chiến cùng F-16 được một người ghi lại cách Khu vực 51 (căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ suốt hơn nửa thế kỷ) khoảng 30 km. Dựa vào các thông số về chiếc máy ảnh được sử dụng để ghi lại hình ảnh này các chuyên gia cho rằng cuộc hỗn chiến đã diễn ra ở độ cao khoảng 13.000 đến 16.000 mét. Ảnh: Hai chiếc Su-27P và F-16 bay vọt qua nhau, chiếc Su-27P phía trên màu xanh, chiếc F-16 màu ghi ở phía dưới. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Hai chiếc chiến đấu cơ đang quay lòng vòng tìm cách khóa đuôi đối phương trước khi khai hỏa tên lửa tiêu diệt mục tiêu. Các cuộc hỗn chiến như thế này được gọi là Dogfight trong tiếng anh vì khi nhìn hai chiếc máy bay quần nhau ở trên trời trông không khác gì cảnh hai con chó đang đánh nhau dưới đất vậy. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Lại một pha đối đầu nữa, máy bay chiến đấu Su-27 được Liên Xô chế tạo từ những năm 1977 của thế kỷ trước và đối thủ trực tiếp của nó khi ra đời chính là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ bao gồm F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Sau pha đối đầu hai chiếc lại rẽ theo hai hướng khác nhau để tìm cách khóa đuôi nhau một lần nữa. Bản thân các phi công lái máy bay chiến đấu hiện đại cũng phải thừa nhận do họ quá ỷ lại vào việc sử dụng hệ thống tên lửa hiện đại trên chiếc phi cơ của mình mà dần dần quên đi kỹ năng chiến đấu hỗn chiến trên không. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Trong thế chiến thứ hai, khi tên lửa chưa ra đời, rocket gắn trên máy bay gần như là thứ vũ khí để đối đất chứ không phải đối không thì hỗn chiến và sử dụng hệ thống súng máy là cách duy nhất để hạ gục máy bay đối phương, trong chiến tranh hiện đại ngày nay có lẽ sẽ có rất ít những tình huống tương tự như vậy. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Chiếc Su-27 vốn do Liên Xô sản xuất được cho là đã được Mỹ mua của Ukraine từ năm 2009. Có lẽ sau khi được đưa về Mỹ chiếc Su-27 đã được đưa đến Khu vực 51 để các chuyên gia "mổ xẻ" nghiên cứu đến tận giờ mới được lắp lại hoàn thiện và để các phi công bay thử nghiệm. Nguồn Ảnh: Theaviationist.
Trong quá khứ, máy bay chiến đấu Su-27 có thông số chiến đấu và khả năng cơ động "ăn đứt" F-15 Eagle, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng chiến đấu cơ F-15 Eagle là một sản phẩm quá tồi tệ. Điều này đã khiến giới chức Mỹ đau đầu tìm cách đối phó với Su-27 nhưng mãi đến tận sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 thì người Mỹ mới có trong tay một vài chiếc Su-27 từ các nước Liên Xô (cũ), trong đó điển hình là nguồn từ Ukraine. Nguồn Ảnh: Theaviationist.