Dựa trên những hình ảnh mới nhất về Type 075 lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất của Trung Quốc vừa được nước này công bố, ta có thể thấy nó có thiết kế gần như tương tự lớp tàu đổ bộ tấn công Mistral của Pháp. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất Trung Quốc trong tương lai sẽ có thiết kế sàn đáp dành riêng cho các đơn vị trực thăng hải quân của nước, còn dưới khoang đổ quân là dành cho tàu đổ bộ tàu đệm khí, ca-nô cỡ nhỏ hoặc xe thiết giáp lội nước... Nguồn ảnh: Sina.Các chuyên gia quân sự thế giới nhận đinh, Type 075 sẽ có độ choáng nước khoảng 40.000 tấn, dài khoảng 220 mét và có độ rộng khoảng 29 đến 35 mét. Tờ "South China Morning Post" dẫn nguồn tin đáng tin cậy trong quân đội nước này cho biết, Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu đổ bộ tấn công loại này vào khoảng năm 2019 tới 2020. Nguồn ảnh: Sina.Trước đây Type 075, Trung Quốc cũng từng công bố hình ảnh thiết kế đồ họa về một mẫu tàu đổ bộ tấn công có tên Type 075B có ngoại hình khá khác biệt so với Type 075. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự lại cho rằng, tàu đổ bộ tấn công Trung Quốc sẽ lỗi thời trước khi nó kịp xuất hiện. Cụ thể hơn trong nhận định này chính là việc Mỹ và các nước đồng minh đã bước đầu trang bị các dòng tiêm kích có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn hoặc cất hạ cánh thẳng ngay trên một tàu đổ bộ thông thường (như chiếc F-35B và AV-8B của Mỹ), trong khi đó tàu đổ bộ tương lai của Trung Quốc chỉ dành cho trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.Khi đó, một tàu đổ bộ tấn công sẽ có thể hoạt động được trên biển không khác gì với một tàu sân bay đích thực khi nó có thể cung cấp sức mạnh không quân ở mọi nơi, mọi lúc trên đại dương rộng lớn này. Mặc dù các loại máy bay với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng đó hoàn toàn có thể sử dụng được trên các tàu đổ bộ của Trung Quốc, tuy nhiên, Trung Quốc lại không sở hữu bất cứ một loại máy bay có khả năng lên thẳng nào. Nguồn ảnh: Sina.Thêm vào đó, tính tới thời điểm hiện tại, điểm yếu nhất trong việc chế tạo máy bay của Trung Quốc vẫn là việc chế tạo động cơ. Chưa kể đến việc các loại máy bay phản lực có khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng cần có động cơ phức tạp hơn rất nhiều so với các loại động cơ thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Chính vì vậy, khi mà các loại tàu đổ bộ tấn công trên thế giới sắp được trang bị máy bay phản lực tấn công thì các loại tàu đổ bộ tấn công của Trung Quốc lại mới chỉ đang nằm trên giấy. Rõ ràng, trong cuộc đua hiện đại hóa tàu đổ bộ tấn công, khiến chúng có sức mạnh gần như tiệm cận với các loại tàu sân bay thì Trung Quốc đang bị các nước lớn trên thế giới bỏ lại quá xa. Nguồn ảnh: Sina.
Dựa trên những hình ảnh mới nhất về Type 075 lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất của Trung Quốc vừa được nước này công bố, ta có thể thấy nó có thiết kế gần như tương tự lớp tàu đổ bộ tấn công Mistral của Pháp. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất Trung Quốc trong tương lai sẽ có thiết kế sàn đáp dành riêng cho các đơn vị trực thăng hải quân của nước, còn dưới khoang đổ quân là dành cho tàu đổ bộ tàu đệm khí, ca-nô cỡ nhỏ hoặc xe thiết giáp lội nước... Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia quân sự thế giới nhận đinh, Type 075 sẽ có độ choáng nước khoảng 40.000 tấn, dài khoảng 220 mét và có độ rộng khoảng 29 đến 35 mét. Tờ "South China Morning Post" dẫn nguồn tin đáng tin cậy trong quân đội nước này cho biết, Trung Quốc sẽ hạ thủy chiếc tàu đổ bộ tấn công loại này vào khoảng năm 2019 tới 2020. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đây Type 075, Trung Quốc cũng từng công bố hình ảnh thiết kế đồ họa về một mẫu tàu đổ bộ tấn công có tên Type 075B có ngoại hình khá khác biệt so với Type 075. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự lại cho rằng, tàu đổ bộ tấn công Trung Quốc sẽ lỗi thời trước khi nó kịp xuất hiện. Cụ thể hơn trong nhận định này chính là việc Mỹ và các nước đồng minh đã bước đầu trang bị các dòng tiêm kích có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn hoặc cất hạ cánh thẳng ngay trên một tàu đổ bộ thông thường (như chiếc F-35B và AV-8B của Mỹ), trong khi đó tàu đổ bộ tương lai của Trung Quốc chỉ dành cho trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.
Khi đó, một tàu đổ bộ tấn công sẽ có thể hoạt động được trên biển không khác gì với một tàu sân bay đích thực khi nó có thể cung cấp sức mạnh không quân ở mọi nơi, mọi lúc trên đại dương rộng lớn này. Mặc dù các loại máy bay với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng đó hoàn toàn có thể sử dụng được trên các tàu đổ bộ của Trung Quốc, tuy nhiên, Trung Quốc lại không sở hữu bất cứ một loại máy bay có khả năng lên thẳng nào. Nguồn ảnh: Sina.
Thêm vào đó, tính tới thời điểm hiện tại, điểm yếu nhất trong việc chế tạo máy bay của Trung Quốc vẫn là việc chế tạo động cơ. Chưa kể đến việc các loại máy bay phản lực có khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng cần có động cơ phức tạp hơn rất nhiều so với các loại động cơ thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì vậy, khi mà các loại tàu đổ bộ tấn công trên thế giới sắp được trang bị máy bay phản lực tấn công thì các loại tàu đổ bộ tấn công của Trung Quốc lại mới chỉ đang nằm trên giấy. Rõ ràng, trong cuộc đua hiện đại hóa tàu đổ bộ tấn công, khiến chúng có sức mạnh gần như tiệm cận với các loại tàu sân bay thì Trung Quốc đang bị các nước lớn trên thế giới bỏ lại quá xa. Nguồn ảnh: Sina.