Máy bay ném bom chiến lược Tu-160, là máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1981 và được đưa vào biên chế của Không quân chiến lược Liên Xô từ năm 1987. Hiện Tu-160 vẫn là loại máy bay ném bom quan trọng nhất của Không quân Nga.Còn máy bay B-1 Lancer cũng là một máy bay ném bom siêu thanh của Không quân Mỹ, được phát triển bắt đầu từ những năm 1960, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1974; nhưng việc sản xuất loạt chỉ được bắt đầu vào tháng 10/1984 và bàn giao cho Không quân Mỹ từ tháng 7/1985.Dự án B-1 Lancer đã bị hủy bỏ vào cuối những năm 1970, nhưng được hồi sinh vài năm sau đó; hiện nay, B-1B vẫn là loại máy bay ném bom quan trọng của Lực lượng Không quân Mỹ, ngay cả khi đã có những lời kêu gọi loại biên loại máy bay này.Nếu quan sát bên ngoài, hai máy bay ném bom rất giống nhau, dẫn đến câu hỏi liệu máy bay ném bom của Liên Xô có sao chép máy bay của Mỹ hay không. Chuyên gia Dario Leone của câu lạc bộ hàng không Mỹ, đã xem xét và trả lời câu hỏi này.“Chắc chắn rồi, Tu-160 và B-1B thoạt nhìn khá giống nhau, khi phương Tây thường cho rằng, Liên Xô có thói quen sao chép thiết kế vũ khí phương Tây; định kiến này bắt nguồn từ một niềm tin chắc chắn rằng, Nga không thể sản xuất bất cứ thứ gì đáng giá”, Leone viết trong một bài báo.Tuy nhiên ông Leone cho rằng, hai máy bay có hình dáng giống nhau, không nhất thiết có nghĩa là cái này ăn cắp của cái kia; mà là cả hai đều sử dụng các khái niệm thiết kế phổ biến vào thời điểm đó; tuy nhiên đều có nhiều khác biệt lớn.“Như một câu nói của người Nga: Ý tưởng được sinh ra trong gió; và khi thực tiễn đặt ra với những yêu cầu chung giống nhau. Về cơ bản, trình độ khoa học và công nghệ hàng không giống nhau, thì hai quốc gia nhất định phải đưa ra những kết quả tương tự”, Leone viết.Cả 2 máy bay trông giống nhau về ngoại hình, đều sử dụng thiết kế cánh chính có góc biến đổi, do mục đích sử dụng và cùng tuân theo các quy luật khí động học cơ bản. Nhưng điều cơ bản là B-1B của Mỹ chỉ có thể tăng tốc lên tối đa 1,25 Mach; nhưng Tu-160 lên tới 2,05 Mach.Về trọng tải hàng hóa, máy bay Nga cũng “vượt lên trước”; trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn (trong đó nhiên liệu là 148 tấn) so với 216 tấn của B1-B (88,5 tấn nhiên liệu). Tu-160 có thể mang theo trong khoang vũ khí (không có hệ thống treo bên ngoài) lên tới 45 tấn tên lửa, bom; B-1B chỉ 34 tấn.Nhưng phạm vi hoạt động thực tế (không cần tiếp nhiên liệu) và trần bay của cả 2 loại xấp xỉ nhau: Tu-160 là 12.300km và 16.000m; B-1B là 12.000km và 18.300m. Cả 2 máy bay đều được trang bị động cơ phản lực có chế độ đốt sau.Máy bay Mỹ được trang bị 4 động cơ General Electric F101-GE-102, mỗi động cơ phát triển lực kéo tối đa khi tăng lực13.960kgf. Máy bay Nga cũng có 4 động cơ NK-32, mỗi động cơ cung cấp lực đẩy tối đa 25.000kgf.Ngoài ra, cả 2 máy bay đều có các bộ phận động lực phụ trợ để khởi động động cơ chính (khi cần), và cung cấp năng lượng cho thiết bị khi ở trên mặt đất.Đi vào lịch sử phát triển của B-1B, Leone lưu ý rằng, dưới thời chính quyền của Tổng thống Reagan đã hồi sinh chương trình máy bay ném bom B-1 vào đầu những năm 1980, để phản ứng lại cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô.“Khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức, ông ấy đã quyết định đặt hàng B-1B như một loại máy bay ném bom “ngắn hạn”, để thu hẹp khoảng cách giữa B-52, ngày càng dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không mới của Liên Xô và chương trình máy bay ném bom tàng hình mới B-2; nên đơn đặt hàng đã giảm từ 244 chiếc dự kiến ban đầu xuống chỉ còn 100 chiếc.Tuy nhiên, Tu-160 của Liên Xô được phát triển vào một thời điểm khác và trong những hoàn cảnh khác nhau. Tu-160 nằm trong chiến lược phát triển của Quân đội Liên Xô và là một bổ sung quan trọng cho máy bay ném bom cánh quạt Tu-95, đang khó khăn để vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của đối phương; Leone nhận xét.Ngoài ra, B-1B đã hoàn thành đưa vào biên chế thì việc sản xuất Tu-160 ở nhà máy Kazan mới “chỉ mới bắt đầu”. Trong chương trình phát triển vũ khí cấp nhà nước hiện nay, Nga đã có kế hoạch nâng cấp Tu-160 và Tu-160M thành phiên bản Tu-160M2 và nối lại sản xuất loại máy bay ném bom này.Theo giới chức quân sự, đây sẽ là một máy bay ném bom hoàn toàn mới, mặc dù hình dạng hoàn toàn giống Tu-160 dưới thời Liên Xô. Tu-160M2 sẽ được trang bị thiết bị điện tử và dẫn đường, hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển vũ khí hiện đại của máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57.Không quân Mỹ cũng giới thiệu tùy chọn nâng cấp máy bay B-1B. Trong phiên bản mới, B-1B sẽ mang theo nhiều gấp đôi số lượng vũ khí bên trong khoang, và cách bố trí băng chuyền bom dạng bánh xe, tương tự như B-52. Nhưng quan trọng nhất, B-1B sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh.Cả hai loại máy bay ném bom chiến lược” này, sẽ vẫn tiếp tục hoạt động và vẫn là địch thủ của nhau, cho đến khi được thay thế bằng những loại máy bay ném bom mới: PAK DA của Nga và B-21 của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của máy bay ném bom Tu-160 được thể hiện thông qua khả năng thồ hàng cực tốt và tốc độ bay cực nhanh. Nguồn: Warhistory.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160, là máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1981 và được đưa vào biên chế của Không quân chiến lược Liên Xô từ năm 1987. Hiện Tu-160 vẫn là loại máy bay ném bom quan trọng nhất của Không quân Nga.
Còn máy bay B-1 Lancer cũng là một máy bay ném bom siêu thanh của Không quân Mỹ, được phát triển bắt đầu từ những năm 1960, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1974; nhưng việc sản xuất loạt chỉ được bắt đầu vào tháng 10/1984 và bàn giao cho Không quân Mỹ từ tháng 7/1985.
Dự án B-1 Lancer đã bị hủy bỏ vào cuối những năm 1970, nhưng được hồi sinh vài năm sau đó; hiện nay, B-1B vẫn là loại máy bay ném bom quan trọng của Lực lượng Không quân Mỹ, ngay cả khi đã có những lời kêu gọi loại biên loại máy bay này.
Nếu quan sát bên ngoài, hai máy bay ném bom rất giống nhau, dẫn đến câu hỏi liệu máy bay ném bom của Liên Xô có sao chép máy bay của Mỹ hay không. Chuyên gia Dario Leone của câu lạc bộ hàng không Mỹ, đã xem xét và trả lời câu hỏi này.
“Chắc chắn rồi, Tu-160 và B-1B thoạt nhìn khá giống nhau, khi phương Tây thường cho rằng, Liên Xô có thói quen sao chép thiết kế vũ khí phương Tây; định kiến này bắt nguồn từ một niềm tin chắc chắn rằng, Nga không thể sản xuất bất cứ thứ gì đáng giá”, Leone viết trong một bài báo.
Tuy nhiên ông Leone cho rằng, hai máy bay có hình dáng giống nhau, không nhất thiết có nghĩa là cái này ăn cắp của cái kia; mà là cả hai đều sử dụng các khái niệm thiết kế phổ biến vào thời điểm đó; tuy nhiên đều có nhiều khác biệt lớn.
“Như một câu nói của người Nga: Ý tưởng được sinh ra trong gió; và khi thực tiễn đặt ra với những yêu cầu chung giống nhau. Về cơ bản, trình độ khoa học và công nghệ hàng không giống nhau, thì hai quốc gia nhất định phải đưa ra những kết quả tương tự”, Leone viết.
Cả 2 máy bay trông giống nhau về ngoại hình, đều sử dụng thiết kế cánh chính có góc biến đổi, do mục đích sử dụng và cùng tuân theo các quy luật khí động học cơ bản. Nhưng điều cơ bản là B-1B của Mỹ chỉ có thể tăng tốc lên tối đa 1,25 Mach; nhưng Tu-160 lên tới 2,05 Mach.
Về trọng tải hàng hóa, máy bay Nga cũng “vượt lên trước”; trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn (trong đó nhiên liệu là 148 tấn) so với 216 tấn của B1-B (88,5 tấn nhiên liệu). Tu-160 có thể mang theo trong khoang vũ khí (không có hệ thống treo bên ngoài) lên tới 45 tấn tên lửa, bom; B-1B chỉ 34 tấn.
Nhưng phạm vi hoạt động thực tế (không cần tiếp nhiên liệu) và trần bay của cả 2 loại xấp xỉ nhau: Tu-160 là 12.300km và 16.000m; B-1B là 12.000km và 18.300m. Cả 2 máy bay đều được trang bị động cơ phản lực có chế độ đốt sau.
Máy bay Mỹ được trang bị 4 động cơ General Electric F101-GE-102, mỗi động cơ phát triển lực kéo tối đa khi tăng lực13.960kgf. Máy bay Nga cũng có 4 động cơ NK-32, mỗi động cơ cung cấp lực đẩy tối đa 25.000kgf.
Ngoài ra, cả 2 máy bay đều có các bộ phận động lực phụ trợ để khởi động động cơ chính (khi cần), và cung cấp năng lượng cho thiết bị khi ở trên mặt đất.
Đi vào lịch sử phát triển của B-1B, Leone lưu ý rằng, dưới thời chính quyền của Tổng thống Reagan đã hồi sinh chương trình máy bay ném bom B-1 vào đầu những năm 1980, để phản ứng lại cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô.
“Khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức, ông ấy đã quyết định đặt hàng B-1B như một loại máy bay ném bom “ngắn hạn”, để thu hẹp khoảng cách giữa B-52, ngày càng dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không mới của Liên Xô và chương trình máy bay ném bom tàng hình mới B-2; nên đơn đặt hàng đã giảm từ 244 chiếc dự kiến ban đầu xuống chỉ còn 100 chiếc.
Tuy nhiên, Tu-160 của Liên Xô được phát triển vào một thời điểm khác và trong những hoàn cảnh khác nhau. Tu-160 nằm trong chiến lược phát triển của Quân đội Liên Xô và là một bổ sung quan trọng cho máy bay ném bom cánh quạt Tu-95, đang khó khăn để vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của đối phương; Leone nhận xét.
Ngoài ra, B-1B đã hoàn thành đưa vào biên chế thì việc sản xuất Tu-160 ở nhà máy Kazan mới “chỉ mới bắt đầu”. Trong chương trình phát triển vũ khí cấp nhà nước hiện nay, Nga đã có kế hoạch nâng cấp Tu-160 và Tu-160M thành phiên bản Tu-160M2 và nối lại sản xuất loại máy bay ném bom này.
Theo giới chức quân sự, đây sẽ là một máy bay ném bom hoàn toàn mới, mặc dù hình dạng hoàn toàn giống Tu-160 dưới thời Liên Xô. Tu-160M2 sẽ được trang bị thiết bị điện tử và dẫn đường, hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển vũ khí hiện đại của máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57.
Không quân Mỹ cũng giới thiệu tùy chọn nâng cấp máy bay B-1B. Trong phiên bản mới, B-1B sẽ mang theo nhiều gấp đôi số lượng vũ khí bên trong khoang, và cách bố trí băng chuyền bom dạng bánh xe, tương tự như B-52. Nhưng quan trọng nhất, B-1B sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh.
Cả hai loại máy bay ném bom chiến lược” này, sẽ vẫn tiếp tục hoạt động và vẫn là địch thủ của nhau, cho đến khi được thay thế bằng những loại máy bay ném bom mới: PAK DA của Nga và B-21 của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của máy bay ném bom Tu-160 được thể hiện thông qua khả năng thồ hàng cực tốt và tốc độ bay cực nhanh. Nguồn: Warhistory.