Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dù Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố độc lập nhưng Pháp quyết tâm quay lại áp đặt ách đô hộ lên Đông Dương. Khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, quân đội Pháp cùng chính quyền non trẻ của ta đã có đụng độ và cả đôi bên đều chịu thiệt hại về nhân mạng. Nguồn ảnh: Báo Đầu tư.Ban đầu, để xoa dịu nỗi đau mất mát cho những gia đình có người không may thiệt mạng trong bối cảnh chuyển giao quyền lực giữa ba bên cực kỳ phức tạp này, chính quyền non trẻ của ta đã gấp rút thành lập một tổ chức mang tên Hội giúp binh sĩ tử nạn. Nguồn ảnh: VOV.Hội này ra đời với nhiệm vụ giúp đỡ, bù đắp về mặt tinh thần và cả vật chất cho gia đình những người thiệt mạng khi phục vụ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra hội cũng có trách nhiệm tìm, quy tập và đưa mộ của những người này về quê hương bản xứ. Nguồn ảnh: Danviet.Hội giúp binh sĩ tử nạn sau đó được đổi tên thành Hội giúp binh sĩ bị thương được thành lập vào năm 1946 tại Thuận Hoá, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm hội trưởng danh dự đầu tiên của hội này.Được thành lập trong buổi đầu lập nước với chình quyền non trẻ, thiếu thốn trăm bề, Hội giúp binh sĩ tử nạn đã đứng ra tổ chức những buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho binh lính ngoài chiến trường cũng như cho gia quyến của những người đã hy sinh trước đó. Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cởi chiếc áo rét mình đang mặc để quyên góp cho hội này.Ngày 19/12/1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức phát động chiến tranh với Pháp thông qua "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh.Đối đầu với một đội quân nhà nghề được trang bị đầy đủ như Pháp, đội quân của ta không thể tránh được thương vong. Trước yêu cầu cấp bách của thực tế cùng với lời kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Nguồn ảnh: TTXVN.Cùng năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ, qua đó chọn ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ, là dịp để dân chúng tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Nguồn ảnh: DMZ.Đến ngày 27/7/1948, nhiều tỉnh thành lớn ở phía Bắc lại tiếp tục tổ chức mít-tinh, tuần hành kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kêu gọi người dân bày tỏ lòng thành kính trước những người đã ngã xuống hoặc bỏ lại một phần thân thể của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: VOV.Cũng kể từ đó, hàng năm vào ngày 27/7 Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thu hỏi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ. Tuy nhiên phải mãi tới sau khi Kháng chiến 9 năm kết thúc, ngày 27 tháng 7 mới được đổi thành ngày thương binh liệt sĩ. Nguồn ảnh: VOV.Mời độc giả xem Video: Ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Nguồn: Truyền hình Thanh niên Thành Đoàn TP.HCM
Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dù Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố độc lập nhưng Pháp quyết tâm quay lại áp đặt ách đô hộ lên Đông Dương. Khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, quân đội Pháp cùng chính quyền non trẻ của ta đã có đụng độ và cả đôi bên đều chịu thiệt hại về nhân mạng. Nguồn ảnh: Báo Đầu tư.
Ban đầu, để xoa dịu nỗi đau mất mát cho những gia đình có người không may thiệt mạng trong bối cảnh chuyển giao quyền lực giữa ba bên cực kỳ phức tạp này, chính quyền non trẻ của ta đã gấp rút thành lập một tổ chức mang tên Hội giúp binh sĩ tử nạn. Nguồn ảnh: VOV.
Hội này ra đời với nhiệm vụ giúp đỡ, bù đắp về mặt tinh thần và cả vật chất cho gia đình những người thiệt mạng khi phục vụ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra hội cũng có trách nhiệm tìm, quy tập và đưa mộ của những người này về quê hương bản xứ. Nguồn ảnh: Danviet.
Hội giúp binh sĩ tử nạn sau đó được đổi tên thành Hội giúp binh sĩ bị thương được thành lập vào năm 1946 tại Thuận Hoá, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời làm hội trưởng danh dự đầu tiên của hội này.
Được thành lập trong buổi đầu lập nước với chình quyền non trẻ, thiếu thốn trăm bề, Hội giúp binh sĩ tử nạn đã đứng ra tổ chức những buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho binh lính ngoài chiến trường cũng như cho gia quyến của những người đã hy sinh trước đó. Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cởi chiếc áo rét mình đang mặc để quyên góp cho hội này.
Ngày 19/12/1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức phát động chiến tranh với Pháp thông qua "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đối đầu với một đội quân nhà nghề được trang bị đầy đủ như Pháp, đội quân của ta không thể tránh được thương vong. Trước yêu cầu cấp bách của thực tế cùng với lời kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Cùng năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ, qua đó chọn ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ, là dịp để dân chúng tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Nguồn ảnh: DMZ.
Đến ngày 27/7/1948, nhiều tỉnh thành lớn ở phía Bắc lại tiếp tục tổ chức mít-tinh, tuần hành kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kêu gọi người dân bày tỏ lòng thành kính trước những người đã ngã xuống hoặc bỏ lại một phần thân thể của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: VOV.
Cũng kể từ đó, hàng năm vào ngày 27/7 Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thu hỏi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ. Tuy nhiên phải mãi tới sau khi Kháng chiến 9 năm kết thúc, ngày 27 tháng 7 mới được đổi thành ngày thương binh liệt sĩ. Nguồn ảnh: VOV.
Mời độc giả xem Video: Ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Nguồn: Truyền hình Thanh niên Thành Đoàn TP.HCM