Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Pháp cùng đồng minh của mình đã đưa tới Việt Nam tổng cộng hơn 500.000 lượt binh sĩ tới từ Pháp và các nước thuộc địa của Pháp tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Ecpad.Nhiều nhất là vào năm 1954 - khi cuộc chiến tranh leo thang lên tới đỉnh điểm. Chỉ tính riêng trong năm 1954 này, Pháp đã đưa tới Đông Dương hơn 200.000 lính, chủ yếu trong số đó đều chiến đấu ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Ecpad.Theo các thống kê được ghi lại sau cuộc chiến tranh, Quân đội Pháp và Lê Dương có khoảng 75.000 lính thiệt mạng, 64.000 lính bị thương và có tới... 40.000 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Ecpad.Số lượng lính Pháp tử trận ở Việt Nam như vậy còn cao hơn cả số lượng lính Mỹ chết trận trong cuộc chiến này. Ngoài ra, số lượng tù binh lên tới 40.000 tên cũng có thể coi là lượng tù binh chiến tranh ngoại bang lớn nhất mà ta từng "tóm" được cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Ecpad.Về trang bị vũ khí, Pháp thiệt hại 435 máy bay, 603 tàu chiến và ca-nô các loại cùng với gần 10.000 xe quân sự bị phá huỷ, 255 khẩu pháo, 504 xe tăng, thiết giáp các loại cùng 130.000 khẩu súng. Nguồn ảnh: Ecpad.Một phần không nhỏ trang thiết bị quân sự của Pháp đã rơi vào tay quân Việt Minh dù vẫn còn trong tình trạng hoạt động tốt. Đây là những chiến lợi phẩm cực kỳ quý giá với quân và dân ta thời điểm đó. Nguồn ảnh: Ecpad.Thiệt hại về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng lớn khủng khiếp và tăng theo cấp số nhân qua từng năm. Ngay từ năm 1945 - nghĩa là sau khi vừa mới kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pháp đã phải chi 3 tỷ Franc chiến phí cho Đông Dương, tới năm 1946 con số này là... 27 tỷ Franc. Nguồn ảnh: Ecpad.Tổng cộng trong toàn bộ cuộc chiến, Pháp đã chi khoảng 3.370 tỷ Franc - tương đương với khoảng 80 tỷ USD theo tỷ giá năm 2015. Con số này cũng tương đương với việc mỗi ngày, Pháp đốt hết... 1 tỷ Franc ở Đông Dương mà chủ yếu là đốt ở Việt Nam nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Nguồn ảnh: Ecpad.Tuy nhiên, từ năm 1953 trở đi, số tiền chiến phí của Pháp ở Đông Dương là quá lớn và Pháp hoàn toàn không có khả năng chi trả và phải dựa vào phần lớn sự viện trợ của Mỹ. Nguồn ảnh: Ecpad.Cũng trong thời gian 9 năm Kháng chiến chống Pháp , Paris đã thay đổi chính phủ tới 20 lần, trung bình mỗi chính phủ chỉ tồn tại 7 tháng, cá biệt có chính phủ tồn tại chưa đủ 1 tuần. Nhiều chuyên gia khẳng định, sự sa lầy của Pháp ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự "náo loạn" trong lòng nước Pháp. Nguồn ảnh: Ecpad.Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng Hiệp định Geneva và lời hứa về một cuộc tổng tuyển cử hai miền vào năm 1956. Tuy nhiên, các cường quốc đã nuốt lời, lôi dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến tranh nữa và phải mất tới 20 năm sau đó, đất nước Việt Nam mới "non sông thu về một mối". Nguồn ảnh: Ecpad. Mời độc giả xem Video: Những thước phim tư liệu quý giá trong trận Điện Biên Phủ.
Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Pháp cùng đồng minh của mình đã đưa tới Việt Nam tổng cộng hơn 500.000 lượt binh sĩ tới từ Pháp và các nước thuộc địa của Pháp tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Ecpad.
Nhiều nhất là vào năm 1954 - khi cuộc chiến tranh leo thang lên tới đỉnh điểm. Chỉ tính riêng trong năm 1954 này, Pháp đã đưa tới Đông Dương hơn 200.000 lính, chủ yếu trong số đó đều chiến đấu ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Ecpad.
Theo các thống kê được ghi lại sau cuộc chiến tranh, Quân đội Pháp và Lê Dương có khoảng 75.000 lính thiệt mạng, 64.000 lính bị thương và có tới... 40.000 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Ecpad.
Số lượng lính Pháp tử trận ở Việt Nam như vậy còn cao hơn cả số lượng lính Mỹ chết trận trong cuộc chiến này. Ngoài ra, số lượng tù binh lên tới 40.000 tên cũng có thể coi là lượng tù binh chiến tranh ngoại bang lớn nhất mà ta từng "tóm" được cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Ecpad.
Về trang bị vũ khí, Pháp thiệt hại 435 máy bay, 603 tàu chiến và ca-nô các loại cùng với gần 10.000 xe quân sự bị phá huỷ, 255 khẩu pháo, 504 xe tăng, thiết giáp các loại cùng 130.000 khẩu súng. Nguồn ảnh: Ecpad.
Một phần không nhỏ trang thiết bị quân sự của Pháp đã rơi vào tay quân Việt Minh dù vẫn còn trong tình trạng hoạt động tốt. Đây là những chiến lợi phẩm cực kỳ quý giá với quân và dân ta thời điểm đó. Nguồn ảnh: Ecpad.
Thiệt hại về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng lớn khủng khiếp và tăng theo cấp số nhân qua từng năm. Ngay từ năm 1945 - nghĩa là sau khi vừa mới kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pháp đã phải chi 3 tỷ Franc chiến phí cho Đông Dương, tới năm 1946 con số này là... 27 tỷ Franc. Nguồn ảnh: Ecpad.
Tổng cộng trong toàn bộ cuộc chiến, Pháp đã chi khoảng 3.370 tỷ Franc - tương đương với khoảng 80 tỷ USD theo tỷ giá năm 2015. Con số này cũng tương đương với việc mỗi ngày, Pháp đốt hết... 1 tỷ Franc ở Đông Dương mà chủ yếu là đốt ở Việt Nam nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Nguồn ảnh: Ecpad.
Tuy nhiên, từ năm 1953 trở đi, số tiền chiến phí của Pháp ở Đông Dương là quá lớn và Pháp hoàn toàn không có khả năng chi trả và phải dựa vào phần lớn sự viện trợ của Mỹ. Nguồn ảnh: Ecpad.
Cũng trong thời gian 9 năm Kháng chiến chống Pháp , Paris đã thay đổi chính phủ tới 20 lần, trung bình mỗi chính phủ chỉ tồn tại 7 tháng, cá biệt có chính phủ tồn tại chưa đủ 1 tuần. Nhiều chuyên gia khẳng định, sự sa lầy của Pháp ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự "náo loạn" trong lòng nước Pháp. Nguồn ảnh: Ecpad.
Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng Hiệp định Geneva và lời hứa về một cuộc tổng tuyển cử hai miền vào năm 1956. Tuy nhiên, các cường quốc đã nuốt lời, lôi dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến tranh nữa và phải mất tới 20 năm sau đó, đất nước Việt Nam mới "non sông thu về một mối". Nguồn ảnh: Ecpad.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim tư liệu quý giá trong trận Điện Biên Phủ.