Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, rất nhiều loại vũ khí từ thời chiến tranh thế giới thứ hai đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam (cũng như quân giải phóng miền Nam Việt Nam) sử dụng trong các cuộc đọ sức với Mỹ. Ảnh: Súng máy MG-34 của Đức Quốc Xã được Việt Nam sử dụng để bắn máy bay. Nguồn ảnh: WWII.Súng tiểu liên Thompson của Mỹ cũng được lực lượng du kích Việt Nam sử dụng với số lượng hạn chế khi cướp được của địch, khẩu súng này được các chiến sỹ của ta trừu mến gọi là tiểu liên "tôm-xông". Nguồn ảnh: tư liệuSúng tiểu liên M3, một trong những loại súng tiểu liên rẻ nhất, nhiều nhất và thành công nhất của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai cũng được phía ta sử dụng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những khẩu súng này có xuất xứ là hàng Mỹ viện trợ cho Pháp giai đoạn 1946-1954, phía ta vừa đánh Pháp vừa tịch thu và sau khi Pháp rút đi thì ta chiếm được rất nhiều loại súng này trong các kho súng của Pháp ở Hà Nội và Hải Phòng. Nguồn ảnh: tư liệuTiểu liên PPSh-41 của Liên Xô cũng được phía Việt Nam sử dụng, loại súng này được Liên Xô đưa tới Việt Nam dưới dạng hàng viện trợ chiến tranh. Nguồn ảnh: tư liệuKhẩu pháo chống tăng Pak 40 cũng được Quân đội Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ với nhiệm vụ của một khẩu pháo chống hạm, được Đại đội pháo binh dân quân xã Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định sử dụng để tham gia chiến đấu với pháo binh chủ lực đánh trả tàu chiến Mỹ từ năm 1966 tới năm 1972.Pak 40 có cỡ nòng 75 mm, được Đức sử dụng làm pháo chống tăng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau thế chiến, những khẩu pháo này bị Liên Xô tịch thu làm chiến lợi phẩm và đến kháng chiến chống Mỹ phía Liên Xô đã viện trợ cho ta đánh giặc.Ngoài Pak 40, khẩu pháo huyền thoại Flak 88 của Đức cũng được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khẩu Flak 88 ban đầu được chế tạo làm pháo phòng không, tuy nhiên uy lực của nó mạnh đến nỗi binh lính Đức đã hạ nòng khẩu pháo này để bắn xe tăng. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQTrong chiến tranh Việt Nam, khẩu Flak 88 với cỡ nòng 8,8 cm chỉ được thấy sử dụng dưới dạng pháo phòng không do việc kéo khẩu pháo nặng nề này ra chiến trường là điều quá khó khăn và kém hiệu quả. Những khẩu pháo 8,8 cm này cũng được Liên Xô tịch thu của Đức sau thế chiến và viện trợ cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQXe tăng T-34-85 từng là một trong những xe tăng chủ lực của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam, là mũi nhọn đột kích mạnh mẽ trên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo từ trong chiến tranh thế giới thứ hai tới tận năm 1958 với nhiều biến thể, nhưng tựu chung có hai thế hệ: T-34-76 dùng nòng 76mm và T-34-85 dùng nòng 85mm với tháp pháo mới. Nguồn ảnh: Tư liệuT-34-85 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979). Nguồn ảnh: otavaga 2004Hiện tại, dù đã có tuổi đời "thất thập cổ lai hy" nhưng những chiếc T-34 trong lực lượng Quân đội Việt Nam vẫn còn chạy tốt và được sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: THQK5.DShK 12,7 mm cũng là một loại súng chống máy bay cực kỳ phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu súng này được chế tạo bởi Liên Xô và được sản xuất với số lượng cực kỳ lớn kể từ năm 1938. Có thể coi đây là một mẫu súng cực kỳ đa dụng khi nó có thể bắn máy bay, bắn tàu bè và bắn được cả bộ binh, phương tiện cơ giới của đối phương. Nguồn ảnh: WWII.Một vài loại súng khác từ thời chiến tranh thế giới thứ hai với số lượng ít và chủ yếu được trang bị cho du kích, bộ đội địa phương như súng trường Nagat của Liên Xô, súng trường K-98 của Đức, súng tiểu liên MP40,... Ảnh: Các cố vấn Mỹ đang phát vũ khí cho lực lượng thám báo cải trang thành bộ đội ta để xâm nhập vào các vùng giải phóng. Nguồn ảnh: WWII.
Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, rất nhiều loại vũ khí từ thời chiến tranh thế giới thứ hai đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam (cũng như quân giải phóng miền Nam Việt Nam) sử dụng trong các cuộc đọ sức với Mỹ. Ảnh: Súng máy MG-34 của Đức Quốc Xã được Việt Nam sử dụng để bắn máy bay. Nguồn ảnh: WWII.
Súng tiểu liên Thompson của Mỹ cũng được lực lượng du kích Việt Nam sử dụng với số lượng hạn chế khi cướp được của địch, khẩu súng này được các chiến sỹ của ta trừu mến gọi là tiểu liên "tôm-xông". Nguồn ảnh: tư liệu
Súng tiểu liên M3, một trong những loại súng tiểu liên rẻ nhất, nhiều nhất và thành công nhất của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai cũng được phía ta sử dụng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những khẩu súng này có xuất xứ là hàng Mỹ viện trợ cho Pháp giai đoạn 1946-1954, phía ta vừa đánh Pháp vừa tịch thu và sau khi Pháp rút đi thì ta chiếm được rất nhiều loại súng này trong các kho súng của Pháp ở Hà Nội và Hải Phòng. Nguồn ảnh: tư liệu
Tiểu liên PPSh-41 của Liên Xô cũng được phía Việt Nam sử dụng, loại súng này được Liên Xô đưa tới Việt Nam dưới dạng hàng viện trợ chiến tranh. Nguồn ảnh: tư liệu
Khẩu pháo chống tăng Pak 40 cũng được Quân đội Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ với nhiệm vụ của một khẩu pháo chống hạm, được Đại đội pháo binh dân quân xã Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định sử dụng để tham gia chiến đấu với pháo binh chủ lực đánh trả tàu chiến Mỹ từ năm 1966 tới năm 1972.
Pak 40 có cỡ nòng 75 mm, được Đức sử dụng làm pháo chống tăng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau thế chiến, những khẩu pháo này bị Liên Xô tịch thu làm chiến lợi phẩm và đến kháng chiến chống Mỹ phía Liên Xô đã viện trợ cho ta đánh giặc.
Ngoài Pak 40, khẩu pháo huyền thoại Flak 88 của Đức cũng được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khẩu Flak 88 ban đầu được chế tạo làm pháo phòng không, tuy nhiên uy lực của nó mạnh đến nỗi binh lính Đức đã hạ nòng khẩu pháo này để bắn xe tăng. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Trong chiến tranh Việt Nam, khẩu Flak 88 với cỡ nòng 8,8 cm chỉ được thấy sử dụng dưới dạng pháo phòng không do việc kéo khẩu pháo nặng nề này ra chiến trường là điều quá khó khăn và kém hiệu quả. Những khẩu pháo 8,8 cm này cũng được Liên Xô tịch thu của Đức sau thế chiến và viện trợ cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Xe tăng T-34-85 từng là một trong những xe tăng chủ lực của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam, là mũi nhọn đột kích mạnh mẽ trên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo từ trong chiến tranh thế giới thứ hai tới tận năm 1958 với nhiều biến thể, nhưng tựu chung có hai thế hệ: T-34-76 dùng nòng 76mm và T-34-85 dùng nòng 85mm với tháp pháo mới. Nguồn ảnh: Tư liệu
T-34-85 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979). Nguồn ảnh: otavaga 2004
Hiện tại, dù đã có tuổi đời "thất thập cổ lai hy" nhưng những chiếc T-34 trong lực lượng Quân đội Việt Nam vẫn còn chạy tốt và được sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: THQK5.
DShK 12,7 mm cũng là một loại súng chống máy bay cực kỳ phổ biến trong chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu súng này được chế tạo bởi Liên Xô và được sản xuất với số lượng cực kỳ lớn kể từ năm 1938. Có thể coi đây là một mẫu súng cực kỳ đa dụng khi nó có thể bắn máy bay, bắn tàu bè và bắn được cả bộ binh, phương tiện cơ giới của đối phương. Nguồn ảnh: WWII.
Một vài loại súng khác từ thời chiến tranh thế giới thứ hai với số lượng ít và chủ yếu được trang bị cho du kích, bộ đội địa phương như súng trường Nagat của Liên Xô, súng trường K-98 của Đức, súng tiểu liên MP40,... Ảnh: Các cố vấn Mỹ đang phát vũ khí cho lực lượng thám báo cải trang thành bộ đội ta để xâm nhập vào các vùng giải phóng. Nguồn ảnh: WWII.