Có thể coi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên có sự tham gia của một lực lượng trực thăng quy mô lớn bậc nhất từ trước tới nay với hàng vạn chiếc. Nguồn ảnh: History.Cụ thể, Quân đội Mỹ đã mang tới chiến trường Việt Nam tổng cộng 7.013 máy bay trực thăng các loại trong đó nhiều nhất bao gồm những chiếc UH-1H với số lượng lên tới 3.375 chiếc. Nguồn ảnh: Boston.Những máy bay UH-1H này là nòng cốt của các chiến lược của Mỹ tại Việt Nam, quan trọng nhất là chiến lược Trực thăng vận, sử dụng trực thăng làm phương tiện chuyên trở binh lính tới chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng trong số 3.375 chiếc UH-1H được điều tới Việt Nam thì có tới 1.285 chiếc đã bị bắn hạ, trong số các phi công lái UH-1H có tới 457 người thiệt mạng, ngoài ra còn có 487 người khác thiệt mạng khi đang được vận chuyển trên những chiếc trực thăng loại này. Nguồn ảnh: Gettyimg.Bị tiêu diệt ít nhất trong chiến tranh Việt Nam là những chiếc UH-1L, đây là phiên bản thử nghiệm được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và chỉ có duy nhất 2 chiếc được đưa tới đây, rất may mắn là cả hai chiếc đều "nguyên vẹn trở về". Nguồn ảnh: UK.Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt khác như những chiếc UH-1N với hai chiếc được điều tới chiến trường Việt Nam và cả hai chiếc đều bị bắn hạ, tuy nhiệt không có thiệt hại về người. Nguồn ảnh: Daily.3 chiếc HU-1P tham chiến tại Việt Nam đều không bị bắn hạ trong lúc giao tranh tuy nhiên có 3 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng trong lúc điều khiển những chiếc trực thăng này, 1 hành khách xấu số đang di chuyển trên máy bay cũng thiệt mạng. Nguồn ảnh: Daily.Sau UH-1H, loại máy bay phục vụ nhiều thứ hai trên chiến trường Việt Nam là những chiếc UH-1D. Tổng cộng đã có 1.926 chiếc UH-1D được điều tới Việt Nam, trong đó có tới 1.028 chiếc bị bắn hạ, chiếm hơn 50%. 224 phi công bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này và 247 hành khách tử vong khi đang được di chuyển bằng loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng trong những năm từ 1957 tới 1975 đã có khoảng 10.005 chiếc trực thăng Huey được sản xuất, trong số đó có tới 7013 chiếc được đưa tới Việt Nam và 3305 chiếc vĩnh viễn nằm lại chiến trường này. Nguồn ảnh: WW2.Thực tế, số lượng các máy bay trực thăng của Mỹ bị bắn rơi trên chiến trường Việt Nam có thể còn cao hơn rất nhiều so với thực tế được Mỹ công bố do nhiều chiếc trực thăng bị hư hỏng nặng, không thể sửa chữa được đều không được tính là "bị phá hủy" mà chỉ được coi là "hư hỏng" và dù sau đó những chiếc này được "rã sắt vụn" thì Mỹ cũng không coi đây là những chiếc trực thăng "đã bị phá hủy". Nguồn ảnh: WW2.Trong chiến tranh Việt Nam, tổng cộng các máy bay trực thăng của Mỹ đã thực hiện 7.531.955 giờ bay chỉ tính riêng từ năm 1966 tới cuối năm 1975. Riêng loại trực thăng tấn công Huey Cobra (AH-1G) đã thực hiện tới 1.038.969 giờ bay, giữ kỷ lục là loại trực thăng chiến đấu "cống hiến" nhiều nhất lịch sử Quân đội Mỹ tới tận giờ vẫn chưa bị lật đổ. Nguồn ảnh: Boston.Khác với các loại máy bay chiến đấu có trần bay cao, tốc độ nhanh và giáp dày, máy bay trực thăng là loại phương tiện cực kỳ dễ bắn hạ chỉ bởi các loại vũ khí bộ binh thông thường nên loại phương tiện này đặc biệt "yếu ớt" trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: KKnews.Cụ thể, bất cứ loại vũ khí bộ binh nào cũng hoàn toàn có thể bắn rơi được những chiếc trực thăng của Mỹ, đơn giản nhất là bắn xuyên kính lái, tiêu diệt phi công. Khi những chiếc trực thăng Mỹ bay là là dưới mặt đất để đổ quân, thậm chí bộ đội ta còn có thể bắn hạ chúng bằng những quả đạn B-40, B-41, khiến toàn bộ kíp lái cũng như những lính Mỹ trên máy bay có nguy cơ "chết chùm". Nguồn ảnh: Pinterest.Trên đây chỉ là con số thống kê những trực thăng thuộc Quân đội Mỹ bị bắn rơi trên chiến trường Việt Nam. Việc thống kê số lượng máy bay trực thăng của Quân đội VNCH bị bắn hạ là rất khó, tuy nhiên chắc chắn một điều đó cũng là một con số không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Cherries.Để lấy chỗ cho những chiếc máy bay khác hạ cánh, người ta đã buộc phải đẩy một vài chiếc trực thăng xuống biển Đông. Những chiếc trực thăng trị giá hàng triệu Mỹ kim đã bị phá hủy một cách không thương tiếc trong cuộc "chạy loạn có tổ chức" này. Nguồn ảnh: PBS.
Có thể coi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên có sự tham gia của một lực lượng trực thăng quy mô lớn bậc nhất từ trước tới nay với hàng vạn chiếc. Nguồn ảnh: History.
Cụ thể, Quân đội Mỹ đã mang tới chiến trường Việt Nam tổng cộng 7.013 máy bay trực thăng các loại trong đó nhiều nhất bao gồm những chiếc UH-1H với số lượng lên tới 3.375 chiếc. Nguồn ảnh: Boston.
Những máy bay UH-1H này là nòng cốt của các chiến lược của Mỹ tại Việt Nam, quan trọng nhất là chiến lược Trực thăng vận, sử dụng trực thăng làm phương tiện chuyên trở binh lính tới chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng trong số 3.375 chiếc UH-1H được điều tới Việt Nam thì có tới 1.285 chiếc đã bị bắn hạ, trong số các phi công lái UH-1H có tới 457 người thiệt mạng, ngoài ra còn có 487 người khác thiệt mạng khi đang được vận chuyển trên những chiếc trực thăng loại này. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Bị tiêu diệt ít nhất trong chiến tranh Việt Nam là những chiếc UH-1L, đây là phiên bản thử nghiệm được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và chỉ có duy nhất 2 chiếc được đưa tới đây, rất may mắn là cả hai chiếc đều "nguyên vẹn trở về". Nguồn ảnh: UK.
Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt khác như những chiếc UH-1N với hai chiếc được điều tới chiến trường Việt Nam và cả hai chiếc đều bị bắn hạ, tuy nhiệt không có thiệt hại về người. Nguồn ảnh: Daily.
3 chiếc HU-1P tham chiến tại Việt Nam đều không bị bắn hạ trong lúc giao tranh tuy nhiên có 3 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng trong lúc điều khiển những chiếc trực thăng này, 1 hành khách xấu số đang di chuyển trên máy bay cũng thiệt mạng. Nguồn ảnh: Daily.
Sau UH-1H, loại máy bay phục vụ nhiều thứ hai trên chiến trường Việt Nam là những chiếc UH-1D. Tổng cộng đã có 1.926 chiếc UH-1D được điều tới Việt Nam, trong đó có tới 1.028 chiếc bị bắn hạ, chiếm hơn 50%. 224 phi công bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này và 247 hành khách tử vong khi đang được di chuyển bằng loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng trong những năm từ 1957 tới 1975 đã có khoảng 10.005 chiếc trực thăng Huey được sản xuất, trong số đó có tới 7013 chiếc được đưa tới Việt Nam và 3305 chiếc vĩnh viễn nằm lại chiến trường này. Nguồn ảnh: WW2.
Thực tế, số lượng các máy bay trực thăng của Mỹ bị bắn rơi trên chiến trường Việt Nam có thể còn cao hơn rất nhiều so với thực tế được Mỹ công bố do nhiều chiếc trực thăng bị hư hỏng nặng, không thể sửa chữa được đều không được tính là "bị phá hủy" mà chỉ được coi là "hư hỏng" và dù sau đó những chiếc này được "rã sắt vụn" thì Mỹ cũng không coi đây là những chiếc trực thăng "đã bị phá hủy". Nguồn ảnh: WW2.
Trong chiến tranh Việt Nam, tổng cộng các máy bay trực thăng của Mỹ đã thực hiện 7.531.955 giờ bay chỉ tính riêng từ năm 1966 tới cuối năm 1975. Riêng loại trực thăng tấn công Huey Cobra (AH-1G) đã thực hiện tới 1.038.969 giờ bay, giữ kỷ lục là loại trực thăng chiến đấu "cống hiến" nhiều nhất lịch sử Quân đội Mỹ tới tận giờ vẫn chưa bị lật đổ. Nguồn ảnh: Boston.
Khác với các loại máy bay chiến đấu có trần bay cao, tốc độ nhanh và giáp dày, máy bay trực thăng là loại phương tiện cực kỳ dễ bắn hạ chỉ bởi các loại vũ khí bộ binh thông thường nên loại phương tiện này đặc biệt "yếu ớt" trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: KKnews.
Cụ thể, bất cứ loại vũ khí bộ binh nào cũng hoàn toàn có thể bắn rơi được những chiếc trực thăng của Mỹ, đơn giản nhất là bắn xuyên kính lái, tiêu diệt phi công. Khi những chiếc trực thăng Mỹ bay là là dưới mặt đất để đổ quân, thậm chí bộ đội ta còn có thể bắn hạ chúng bằng những quả đạn B-40, B-41, khiến toàn bộ kíp lái cũng như những lính Mỹ trên máy bay có nguy cơ "chết chùm". Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên đây chỉ là con số thống kê những trực thăng thuộc Quân đội Mỹ bị bắn rơi trên chiến trường Việt Nam. Việc thống kê số lượng máy bay trực thăng của Quân đội VNCH bị bắn hạ là rất khó, tuy nhiên chắc chắn một điều đó cũng là một con số không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Cherries.
Để lấy chỗ cho những chiếc máy bay khác hạ cánh, người ta đã buộc phải đẩy một vài chiếc trực thăng xuống biển Đông. Những chiếc trực thăng trị giá hàng triệu Mỹ kim đã bị phá hủy một cách không thương tiếc trong cuộc "chạy loạn có tổ chức" này. Nguồn ảnh: PBS.