Quân đội Triều Tiên được biết tới là lực lượng chủ yếu sử dụng các loại vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô (Nga hiện tại), Trung Quốc và một phần là tự sản xuất. Rất khó để Mỹ-Hàn và thế giới phương Tây để lọt bất kỳ trang bị quân sự nào tới Triều Tiên. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng, Triều Tiên hóa ra vẫn đang duy trì một loại vũ khí hiện đại đến từ Mỹ.Loại vũ khí Mỹ trong biên chế Quân đội Triều Tiên lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh năm 2013 đã khiến giới chức Washington phải sửng sốt. Nó đồng thời cũng khiến giới quân sự Mỹ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) chắc hẳn bực dọc khi họ đã bị "xỏ mũi" mất không chỉ một mà gần 100 chiếc máy bay vào quốc gia mà họ đã áp đặt lệnh cấm vận quân sự vô cùng khắt khe. Nguồn ảnh: RT.Theo mạng Livejournal, "chiến dịch vô tiền khoáng hậu" của tình báo Triều Tiên được tiến hành trong giai đoạn 1984-1985. Khi đó, Triều Tiên đã bí mật tìm cách mua trực thăng MD-500 từ công ty Hughes của Mỹ. Tổng cộng có 87 chiếc đã lên kế hoạch mua lại thông qua một bên thứ 3 nhằm qua mặt các nhà chức trách Mỹ. Nguồn ảnh: RT.Trong 87 chiếc lên kế hoạch mua có một chiếc biến thể MD-500C, 20 chiếc MD-500D và 66 chiếc MD-500E. Hợp đồng được thực hiện thông qua công ty Delta-Avia Fluggeräte GmbH của Tây Đức. Trên các giấy tờ được trình lên các cơ quan chức năng Mỹ phê duyệt, lô trực thăng này được ghi xuất khẩu cho các khách hàng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nigeria và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Aviation.Nhưng trên thực tế, khách hàng cuối cùng của lô hàng này chính là Triều Tiên, bằng các biện pháp tinh vi này Triều Tiên đã qua mặt được các nhà chức trách Mỹ, tất nhiên không thể thiếu sự phối hợp của các đối tác. Nguồn ảnh: Flickr.Hành trình đến Triều Tiên của lô trực thăng này khá vòng vèo. Ban đầu nó được chuyển đến Antwerpen của Bỉ bằng đường biển từ Los Angeles (Mỹ), sau đó lại được chuyển lên tàu đến cảng Rotterdam, Hà Lan, tại đây lô trực thăng này lại được chuyển lên một tàu hàng của Liên Xô sau đó chuyển đến Triều Tiên. Nguồn ảnh: Tube.Lô trực thăng MD-500 đầu tiên đã được chuyển trót lọt đến Triều Tiên vào tháng 11/1984. Lô thứ 2 đã được lên kế hoạch để chuyển giao trong năm 1985 nhưng đã bị các nhà chức trách Mỹ phát hiện và ngăn chặn. Dẫu vậy, theo một số nguồn tin, sự sơ suất của giới tình báo quân sự Mỹ đã để lọt ít nhất gần 100 chiếc MD-500 tới Triều Tiên. Nó trở thành loại vũ khí Mỹ số lượng lớn nhất trong biên chế lực lượng quân sự Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Airliners.Theo các tài liệu được công bố, MD 500 được biết tới là dòng trực thăng đa dụng dân sự có thể chở khách, huấn luyện phi công. Tuy nhiên, dưới bàn tay "nhào nặn" của giới quân sự Triều Tiên, loại máy bay này trở thành trực thăng tấn công thực thụ. Nguồn ảnh: Heli.Các hình ảnh xuất hiện trong cuộc duyệt binh 2013 cho thấy MD500 được "độ" trang bị tới 4 tên lửa chống tăng SuSong-P (Triều Tiên sản xuất theo mẫu Malyutka-P của Liên Xô). Ngoài ra, nó có thể lắp thêm cả pod rocket và pháo. Nguồn ảnh: Samwise.Điều này cho phép MD500 không những có khả năng hỗ trợ bộ binh trên chiến trường mà còn có khả năng diệt xe tăng của đối phương. Nguồn ảnh: Egroup.Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng, MD500 còn một khả năng khác đặc biệt nguy hiểm với Hàn Quốc. Hiện Seoul cũng có loại máy bay tương tự, phiên bản khác nhưng có ngoại hình giống hệt nhau. Do đó, Bình Nhưỡng có thể lợi dụng sự giống nhau về ngoại hình màu sơn, phù hiệu để tiến hành các vụ đột kích vào bên trong lãnh thổ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Loại trực thăng nhiều nhất trong biên chế Không quân Triều Tiên.
Quân đội Triều Tiên được biết tới là lực lượng chủ yếu sử dụng các loại vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô (Nga hiện tại), Trung Quốc và một phần là tự sản xuất. Rất khó để Mỹ-Hàn và thế giới phương Tây để lọt bất kỳ trang bị quân sự nào tới Triều Tiên. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng, Triều Tiên hóa ra vẫn đang duy trì một loại vũ khí hiện đại đến từ Mỹ.
Loại vũ khí Mỹ trong biên chế Quân đội Triều Tiên lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc duyệt binh năm 2013 đã khiến giới chức Washington phải sửng sốt. Nó đồng thời cũng khiến giới quân sự Mỹ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) chắc hẳn bực dọc khi họ đã bị "xỏ mũi" mất không chỉ một mà gần 100 chiếc máy bay vào quốc gia mà họ đã áp đặt lệnh cấm vận quân sự vô cùng khắt khe. Nguồn ảnh: RT.
Theo mạng Livejournal, "chiến dịch vô tiền khoáng hậu" của tình báo Triều Tiên được tiến hành trong giai đoạn 1984-1985. Khi đó, Triều Tiên đã bí mật tìm cách mua trực thăng MD-500 từ công ty Hughes của Mỹ. Tổng cộng có 87 chiếc đã lên kế hoạch mua lại thông qua một bên thứ 3 nhằm qua mặt các nhà chức trách Mỹ. Nguồn ảnh: RT.
Trong 87 chiếc lên kế hoạch mua có một chiếc biến thể MD-500C, 20 chiếc MD-500D và 66 chiếc MD-500E. Hợp đồng được thực hiện thông qua công ty Delta-Avia Fluggeräte GmbH của Tây Đức. Trên các giấy tờ được trình lên các cơ quan chức năng Mỹ phê duyệt, lô trực thăng này được ghi xuất khẩu cho các khách hàng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nigeria và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Aviation.
Nhưng trên thực tế, khách hàng cuối cùng của lô hàng này chính là Triều Tiên, bằng các biện pháp tinh vi này Triều Tiên đã qua mặt được các nhà chức trách Mỹ, tất nhiên không thể thiếu sự phối hợp của các đối tác. Nguồn ảnh: Flickr.
Hành trình đến Triều Tiên của lô trực thăng này khá vòng vèo. Ban đầu nó được chuyển đến Antwerpen của Bỉ bằng đường biển từ Los Angeles (Mỹ), sau đó lại được chuyển lên tàu đến cảng Rotterdam, Hà Lan, tại đây lô trực thăng này lại được chuyển lên một tàu hàng của Liên Xô sau đó chuyển đến Triều Tiên. Nguồn ảnh: Tube.
Lô trực thăng MD-500 đầu tiên đã được chuyển trót lọt đến Triều Tiên vào tháng 11/1984. Lô thứ 2 đã được lên kế hoạch để chuyển giao trong năm 1985 nhưng đã bị các nhà chức trách Mỹ phát hiện và ngăn chặn. Dẫu vậy, theo một số nguồn tin, sự sơ suất của giới tình báo quân sự Mỹ đã để lọt ít nhất gần 100 chiếc MD-500 tới Triều Tiên. Nó trở thành loại vũ khí Mỹ số lượng lớn nhất trong biên chế lực lượng quân sự Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Airliners.
Theo các tài liệu được công bố, MD 500 được biết tới là dòng trực thăng đa dụng dân sự có thể chở khách, huấn luyện phi công. Tuy nhiên, dưới bàn tay "nhào nặn" của giới quân sự Triều Tiên, loại máy bay này trở thành trực thăng tấn công thực thụ. Nguồn ảnh: Heli.
Các hình ảnh xuất hiện trong cuộc duyệt binh 2013 cho thấy MD500 được "độ" trang bị tới 4 tên lửa chống tăng SuSong-P (Triều Tiên sản xuất theo mẫu Malyutka-P của Liên Xô). Ngoài ra, nó có thể lắp thêm cả pod rocket và pháo. Nguồn ảnh: Samwise.
Điều này cho phép MD500 không những có khả năng hỗ trợ bộ binh trên chiến trường mà còn có khả năng diệt xe tăng của đối phương. Nguồn ảnh: Egroup.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng, MD500 còn một khả năng khác đặc biệt nguy hiểm với Hàn Quốc. Hiện Seoul cũng có loại máy bay tương tự, phiên bản khác nhưng có ngoại hình giống hệt nhau. Do đó, Bình Nhưỡng có thể lợi dụng sự giống nhau về ngoại hình màu sơn, phù hiệu để tiến hành các vụ đột kích vào bên trong lãnh thổ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Loại trực thăng nhiều nhất trong biên chế Không quân Triều Tiên.