Trên Quân kỳ và Quân huy của lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đều có chữ "Bát Nhất" (hán tự là : 一八). Nhiều người cho rằng tên gọi "Bát Nhất" của Quân đội Trung Quốc là muốn nói đến "tám cái nhất" của Quân đội Trung Quốc, tuy nhiên nó lại có nghĩa hoàn toàn khác.Thực tế, chữ "Bát Nhất" được chọn làm biểu tượng của Quân đội Trung Quốc là do lực lượng này được thành lập vào ngày 1/8/1927, trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương do Chu Ân Lai khởi xướng nhằm chống lại lực lượng Quốc dân Đảng.Kể từ đó ngày này cũng được coi là ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và hai chữ "Bát Nhất" thực chất là để nhắc đến ngày 1/8. Nguồn ảnh: Baidu.Trong ngày 1/8/1927, hơn 2 vạn quân do Chu Ân Lai và Chu Đức chỉ huy đã chiếm được thành phố Nam Xương, tuy nhiên, họ không thể giữ được thành phố này do lực lượng phản công của Quốc dân Đảng khi đó quá mạnh. Nguồn ảnh: Suhui.Không thể giữ được thành phố do chịu sức ép quá lớn từ lực lượng Quốc dân Đảng, ngày 5/8, lực lượng quân khởi nghĩa phải rút lui về Tỉnh Cương Sơn. Dọc đường rút lui, lực lượng của Chu Ân Lai cũng bị truy kích, thiệt hại cực kỳ nặng nề. Nguồn ảnh: Chinatimes.Từ năm 1933, ngày 1/8 chính thức được lấy làm ngày thành lập Hồng quân Công nông Trung Quốc (tiền thân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày nay). Sự kiện khởi nghĩa Nam Xương cũng được coi là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình giành chính quyền từ tay Quốc dân Đảng. Ảnh: Những anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương được đúc tượng đồng trong Bảo tàng Nam Xương. Nguồn ảnh: Topchina.Ngoài Chu Ân Lai, Chu Đức và Hạ Long, cuộc khởi nghĩa Nam Xương còn có sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn khác như Diệp Kiếm Anh, Diệp Đình, Đào Chú, Lưu Bá Thừa và nhà thơ Quách Mạt Nhược với tư cách là trợ thủ của Chu Ân Lai. Nguồn ảnh: Chinatimes.Sau khi khởi nghĩa thất bại, nhà thơ Quách Mạt Nhược đã phải đào thoát sang Nhật Bản để tránh sự truy lùng, trả thù của lực lượng Quốc dân Đảng. Ảnh: Những vũ khí được lực lượng Hồng quân Công nông Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến tại Nam Xương. Nguồn ảnh: Advisor.Ngày nay, hai chữ "Bát Nhất" vẫn được gắn liền với Quân đội Trung Quốc như một cách những thế hệ binh lính sau này tưởng nhớ về sự quả cảm của những người lính Trung Quốc đầu tiên dám đứng lên chống lại thế lực mạnh hơn mình nhiều lần. Nguồn ảnh: 123RF.
Trên Quân kỳ và Quân huy của lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đều có chữ "Bát Nhất" (hán tự là : 一八). Nhiều người cho rằng tên gọi "Bát Nhất" của Quân đội Trung Quốc là muốn nói đến "tám cái nhất" của Quân đội Trung Quốc, tuy nhiên nó lại có nghĩa hoàn toàn khác.
Thực tế, chữ "Bát Nhất" được chọn làm biểu tượng của Quân đội Trung Quốc là do lực lượng này được thành lập vào ngày 1/8/1927, trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương do Chu Ân Lai khởi xướng nhằm chống lại lực lượng Quốc dân Đảng.
Kể từ đó ngày này cũng được coi là ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và hai chữ "Bát Nhất" thực chất là để nhắc đến ngày 1/8. Nguồn ảnh: Baidu.
Trong ngày 1/8/1927, hơn 2 vạn quân do Chu Ân Lai và Chu Đức chỉ huy đã chiếm được thành phố Nam Xương, tuy nhiên, họ không thể giữ được thành phố này do lực lượng phản công của Quốc dân Đảng khi đó quá mạnh. Nguồn ảnh: Suhui.
Không thể giữ được thành phố do chịu sức ép quá lớn từ lực lượng Quốc dân Đảng, ngày 5/8, lực lượng quân khởi nghĩa phải rút lui về Tỉnh Cương Sơn. Dọc đường rút lui, lực lượng của Chu Ân Lai cũng bị truy kích, thiệt hại cực kỳ nặng nề. Nguồn ảnh: Chinatimes.
Từ năm 1933, ngày 1/8 chính thức được lấy làm ngày thành lập Hồng quân Công nông Trung Quốc (tiền thân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày nay). Sự kiện khởi nghĩa Nam Xương cũng được coi là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình giành chính quyền từ tay Quốc dân Đảng. Ảnh: Những anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương được đúc tượng đồng trong Bảo tàng Nam Xương. Nguồn ảnh: Topchina.
Ngoài Chu Ân Lai, Chu Đức và Hạ Long, cuộc khởi nghĩa Nam Xương còn có sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn khác như Diệp Kiếm Anh, Diệp Đình, Đào Chú, Lưu Bá Thừa và nhà thơ Quách Mạt Nhược với tư cách là trợ thủ của Chu Ân Lai. Nguồn ảnh: Chinatimes.
Sau khi khởi nghĩa thất bại, nhà thơ Quách Mạt Nhược đã phải đào thoát sang Nhật Bản để tránh sự truy lùng, trả thù của lực lượng Quốc dân Đảng. Ảnh: Những vũ khí được lực lượng Hồng quân Công nông Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến tại Nam Xương. Nguồn ảnh: Advisor.
Ngày nay, hai chữ "Bát Nhất" vẫn được gắn liền với Quân đội Trung Quốc như một cách những thế hệ binh lính sau này tưởng nhớ về sự quả cảm của những người lính Trung Quốc đầu tiên dám đứng lên chống lại thế lực mạnh hơn mình nhiều lần. Nguồn ảnh: 123RF.