Một anh chàng thợ máy người Nga có niềm đam mê phục dựng lại nhưng mô hình về các loại phương tiện chiến tranh trong CTTG 2 đã rất tốn công để tạo nên bộ sưu tập này. Trong ảnh, anh Maxim bên cạnh xe pháo phản lực Katyusha.Những cỗ máy chiến tranh của anh bao gồm nhiều loại phương tiện của nhiều nước Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ hai.Chàng thợ máy Maxim bên cạnh chiếc xe Katyusha BM-13 của mình trong xưởng sửa chữa tại gia. Bản thân tên của anh cũng trùng với tên của một khẩu... súng máy rất nổi tiếng trong CTTG 2.Tất cả mọi chi tiết trên những chiếc xe mô hình này đều được làm giống bản gốc với tỷ lệ 1:1, tất nhiên là những quả rocket bắn loạt này chỉ là mô hình và không thể bắn được.Một chiếc xe tăng M4 Sherman của Mỹ được anh chàng Maxim dựng lại với tỷ lệ thực. Thông số kỹ thuật của các loại phương tiện chiến tranh được sử dụng trong CTTG 2 hiện đều có thể dễ dàng tìm thấy trên internet.Tuy nhiên không nhờ vậy mà niềm đam mê của anh chàng "súng máy Maxim" này trở nên dễ dàng.Những mô hình của anh chàng này hoàn toàn có thể "chạy tốt" trên đường như một phương tiện chiến tranh thực sự.Hiện người đàn ông này đang sinh sống tại làng Bolshoi Oyesh thuộc tỉnh Novosibirsk. Công việc hàng ngày của Maxim là thợ máy nhưng mỗi khi có thời gian rảnh là anh lại đầu tư công sức cho thú chơi công phu của mình.Dàn hỏa tiễn Katyusha BM-13 là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất được Liên Xô sử dụng trong CTTG 2. Nó có độ chính xác không cao nhưng lượng đạn phóng ra là cực lớn, đủ để bao phủ cả một khu vực rộng và cày nát mọi thứ xung quanh mục tiêu.Quân Đức đã đặt tên cho dàn hỏa tiễn Katyusha BM-13 này là "Bản giao Hưởng của Stalin" vì mỗi khi nhiều xe Katyusha cùng khai hỏa chúng sẽ tạo nên âm thanh "vút,vút" liên tục nghe như một bản nhạc giao hưởng.Trong vòng 7 năm kể từ khi bắt tay vào thú chơi dựng mô hình này, anh chàng Maxim đã xây dựng được tổng cộng khoảng 60 mô hình về các phương tiện chiến đấu được phía Đồng Minh sử dụng trong CTTG 2, một số ít trong đó có thể chạy được, một số thì chỉ để trưng bày. Nguồn ảnh: Sputnik.
Một anh chàng thợ máy người Nga có niềm đam mê phục dựng lại nhưng mô hình về các loại phương tiện chiến tranh trong CTTG 2 đã rất tốn công để tạo nên bộ sưu tập này. Trong ảnh, anh Maxim bên cạnh xe pháo phản lực Katyusha.
Những cỗ máy chiến tranh của anh bao gồm nhiều loại phương tiện của nhiều nước Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Chàng thợ máy Maxim bên cạnh chiếc xe Katyusha BM-13 của mình trong xưởng sửa chữa tại gia. Bản thân tên của anh cũng trùng với tên của một khẩu... súng máy rất nổi tiếng trong CTTG 2.
Tất cả mọi chi tiết trên những chiếc xe mô hình này đều được làm giống bản gốc với tỷ lệ 1:1, tất nhiên là những quả rocket bắn loạt này chỉ là mô hình và không thể bắn được.
Một chiếc xe tăng M4 Sherman của Mỹ được anh chàng Maxim dựng lại với tỷ lệ thực. Thông số kỹ thuật của các loại phương tiện chiến tranh được sử dụng trong CTTG 2 hiện đều có thể dễ dàng tìm thấy trên internet.
Tuy nhiên không nhờ vậy mà niềm đam mê của anh chàng "súng máy Maxim" này trở nên dễ dàng.
Những mô hình của anh chàng này hoàn toàn có thể "chạy tốt" trên đường như một phương tiện chiến tranh thực sự.
Hiện người đàn ông này đang sinh sống tại làng Bolshoi Oyesh thuộc tỉnh Novosibirsk. Công việc hàng ngày của Maxim là thợ máy nhưng mỗi khi có thời gian rảnh là anh lại đầu tư công sức cho thú chơi công phu của mình.
Dàn hỏa tiễn Katyusha BM-13 là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất được Liên Xô sử dụng trong CTTG 2. Nó có độ chính xác không cao nhưng lượng đạn phóng ra là cực lớn, đủ để bao phủ cả một khu vực rộng và cày nát mọi thứ xung quanh mục tiêu.
Quân Đức đã đặt tên cho dàn hỏa tiễn Katyusha BM-13 này là "Bản giao Hưởng của Stalin" vì mỗi khi nhiều xe Katyusha cùng khai hỏa chúng sẽ tạo nên âm thanh "vút,vút" liên tục nghe như một bản nhạc giao hưởng.
Trong vòng 7 năm kể từ khi bắt tay vào thú chơi dựng mô hình này, anh chàng Maxim đã xây dựng được tổng cộng khoảng 60 mô hình về các phương tiện chiến đấu được phía Đồng Minh sử dụng trong CTTG 2, một số ít trong đó có thể chạy được, một số thì chỉ để trưng bày. Nguồn ảnh: Sputnik.