Trong Triển lãm Quốc phòng Iraq lần thứ 8 vừa mới diễn ra tại Bagdad vào tuần trước, một loạt các loại vũ khí khủng đặc biệt là vũ khí Trung Quốc đã xuất hiện và được rao bán tại đây. Trong ảnh là tên lửa chống tăng dẫn đường GP155 do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: QQ.Không thể thiếu trong mọi cuộc triển lãm vũ khí mà Trung Quốc tham gia đó là pháo tự hành hạng nặng SR15 cỡ nòng 155mm. Truyền thông Trung Quốc cho rằng loại pháo tự hành này cùng với GP155 là hai loại vũ khí "cặp đôi hoàn hảo". Nguồn ảnh: QQ.Hệ thống chống tăng có dẫn đường của Trung Quốc tại IQDEX 2019 với tên lửa chống tăng GAM-100 phiên bản dành cho cá nhân và GAM-102 phiên bản được đặt trên nóc xe bọc thép do Đông Phong sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.Cận cảnh đầu đạn chống tăng có dẫn đường của tổ hợp GAM-100. Loại đầu đạn này có tầm bắn tối đa 2500 mét. Nguồn ảnh: QQ.Trong khi đó dù có kích thước gần như tương đương, đầu đạn GAM-102 lại có tầm bắn lên tới 4000 mét - gần gấp đôi so với GAM-100. Nguồn ảnh: QQ.Xe thiết giáp của Đông Phong được lắp đặt hệ thống bắn tự động bao gồm các tên lửa GAM-102 với số lượng từ hai cho tới ba quả. Loại phương tiện này còn thích hợp với các nhiệm vụ trinh sát, giám sát và thậm chí là vận tải. Nguồn ảnh: QQ.Ngoài dòng GAM, Trung Quốc còn mang tới đây loại tên lửa Hồng Tiễn - 12 với phiên bản xuất khẩu Hồng Tiễn 12E. Nguồn ảnh: QQ.Có tên gọi quốc tế là HJ-12, loại tên lửa chống tăng này của Trung Quốc có khả năng hoạt động gần như tương đương với hệ thống Spike của Israel hay Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Toàn bộ cơ cấu phóng của HJ-12 là cực kỳ nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ, xạ thủ có thể mang vác một cách dễ dàng và rút lui ngay lập tức sau khi khai hoả. Nguồn ảnh: QQ.Thương hiệu máy bay không người lái thành công nhất của Trung Quốc cũng xuất hiện tại triển lãm lần này. Đây là một phiên bản không vũ trang trong dòng máy bay không người lái Cầu Vồng. Nguồn ảnh: QQ.Các phiên bản Cầu Vồng có khả năng mang theo vũ khí khác cũng được Trung Quốc trưng bày ở triển lãm này nhưng chỉ dưới dạng mô hình. Ảnh: Các loại vũ khí được trang bị trên máy bay không người lái Cầu Vồng phiên bản vũ trang. Nguồn ảnh: QQ.Pháo phản lực phóng loạt AR-3 của Trung Quốc cũng có mặt tại triển lãm lần này. Đây là loại pháo phản lực được Trung Quốc giới thiệu vào năm 2011 và chỉ để dành cho việc xuất khẩu. Nguồn ảnh: QQ.Tổ hợp phòng không Hồng Kỳ 16 hay HQ-16 do Trung Quốc thiết kế và sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa này mang tên LY-80 và đã từng được Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan. Nguồn ảnh: QQ.Hồng Tiễn 10 hay HJ-10 là loại tên lửa hai trong một vừa có khả năng tác chiến chống phương tiện mặt đất, vừa có khả năng chống trực thăng. Về cơ bản có thể coi đây là loại tên lửa tương đương với AGM-114 Hellfire do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Trung Quốc trình diễn khả năng của tên lửa HQ-16A.
Trong Triển lãm Quốc phòng Iraq lần thứ 8 vừa mới diễn ra tại Bagdad vào tuần trước, một loạt các loại vũ khí khủng đặc biệt là vũ khí Trung Quốc đã xuất hiện và được rao bán tại đây. Trong ảnh là tên lửa chống tăng dẫn đường GP155 do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: QQ.
Không thể thiếu trong mọi cuộc triển lãm vũ khí mà Trung Quốc tham gia đó là pháo tự hành hạng nặng SR15 cỡ nòng 155mm. Truyền thông Trung Quốc cho rằng loại pháo tự hành này cùng với GP155 là hai loại vũ khí "cặp đôi hoàn hảo". Nguồn ảnh: QQ.
Hệ thống chống tăng có dẫn đường của Trung Quốc tại IQDEX 2019 với tên lửa chống tăng GAM-100 phiên bản dành cho cá nhân và GAM-102 phiên bản được đặt trên nóc xe bọc thép do Đông Phong sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh đầu đạn chống tăng có dẫn đường của tổ hợp GAM-100. Loại đầu đạn này có tầm bắn tối đa 2500 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Trong khi đó dù có kích thước gần như tương đương, đầu đạn GAM-102 lại có tầm bắn lên tới 4000 mét - gần gấp đôi so với GAM-100. Nguồn ảnh: QQ.
Xe thiết giáp của Đông Phong được lắp đặt hệ thống bắn tự động bao gồm các tên lửa GAM-102 với số lượng từ hai cho tới ba quả. Loại phương tiện này còn thích hợp với các nhiệm vụ trinh sát, giám sát và thậm chí là vận tải. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài dòng GAM, Trung Quốc còn mang tới đây loại tên lửa Hồng Tiễn - 12 với phiên bản xuất khẩu Hồng Tiễn 12E. Nguồn ảnh: QQ.
Có tên gọi quốc tế là HJ-12, loại tên lửa chống tăng này của Trung Quốc có khả năng hoạt động gần như tương đương với hệ thống Spike của Israel hay Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Toàn bộ cơ cấu phóng của HJ-12 là cực kỳ nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ, xạ thủ có thể mang vác một cách dễ dàng và rút lui ngay lập tức sau khi khai hoả. Nguồn ảnh: QQ.
Thương hiệu máy bay không người lái thành công nhất của Trung Quốc cũng xuất hiện tại triển lãm lần này. Đây là một phiên bản không vũ trang trong dòng máy bay không người lái Cầu Vồng. Nguồn ảnh: QQ.
Các phiên bản Cầu Vồng có khả năng mang theo vũ khí khác cũng được Trung Quốc trưng bày ở triển lãm này nhưng chỉ dưới dạng mô hình. Ảnh: Các loại vũ khí được trang bị trên máy bay không người lái Cầu Vồng phiên bản vũ trang. Nguồn ảnh: QQ.
Pháo phản lực phóng loạt AR-3 của Trung Quốc cũng có mặt tại triển lãm lần này. Đây là loại pháo phản lực được Trung Quốc giới thiệu vào năm 2011 và chỉ để dành cho việc xuất khẩu. Nguồn ảnh: QQ.
Tổ hợp phòng không Hồng Kỳ 16 hay HQ-16 do Trung Quốc thiết kế và sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa này mang tên LY-80 và đã từng được Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan. Nguồn ảnh: QQ.
Hồng Tiễn 10 hay HJ-10 là loại tên lửa hai trong một vừa có khả năng tác chiến chống phương tiện mặt đất, vừa có khả năng chống trực thăng. Về cơ bản có thể coi đây là loại tên lửa tương đương với AGM-114 Hellfire do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Trung Quốc trình diễn khả năng của tên lửa HQ-16A.