Cuộc xung đội Nga-Ukraine là một cuộc chiến quy mô lớn kéo dài và cuộc cạnh tranh cuối cùng là năng lực sản xuất công nghiệp. Trong cuộc chiến này, cả hai bên tiêu tốn rất nhiều vũ khí, đạn dược và phương tiện. Trong cuộc chiến kéo dài hơn một năm qua, cả quân đội Nga và Ukraine đã mất hơn 6.000 xe tăng, xe bọc thép, pháo và xe vận tải.Trên thực tế, hiện Nga đang chống lại khả năng công nghiệp của Mỹ và các nước G50 khác. Trên phương diện công nghiệp quân sự, Nga có ưu điểm của chính mình, đó chính là toàn diện và trực tiếp quản lý xí nghiệp quốc phòng; họ có thể tùy ý tăng cường binh lực, tăng cường nhân lực, tăng sản lượng.Tổng thống Nga Putin đã nói rằng, sản lượng tên lửa của Nga gấp ba lần so với Mỹ và sản lượng tên lửa hàng năm của Nga bằng tổng sản lượng của các quốc gia khác trên thế giới. Điều này có nghĩa là tên lửa của Nga là vô tận.Đồng thời, hãng tin Nga Sputnik dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sản lượng sản xuất đạn pháo cỡ nòng lớn hàng tháng của Nga cao gấp nhiều lần so với sản lượng đạn pháo 155mm của Mỹ. Hơn nữa, các công ty quốc phòng Nga sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất đạn pháo.Đánh giá từ những thông tin công khai hiện nay, số đạn pháo mà quân đội Nga bắn trong một ngày, Mỹ phải sản xuất từ 2-3 tháng. Trong khi đó, sản lượng đạn pháo hạng nặng của Nga gấp 10 lần so với Mỹ. Nếu Nga duy trì sản xuất với số lượng này, quân đội Ukraine sẽ không thể giành chiến thắng.Hơn nữa, hầu hết các quốc gia NATO khác không có năng lực sản xuất pháo và đạn pháo. Sản xuất vũ khí và đạn dược, một ngành công nghiệp sử dụng lao động phổ thông, đã bị loại bỏ từ lâu ở phương Tây; và có rất ít quốc gia trong NATO có dây chuyền sản xuất đạn pháo.Ở chiến trường Afghanistan trước kia, các lực lượng NATO có thể bắn 300 viên đạn mỗi ngày và không có mối lo ngại thực sự nào về phòng không; nhưng Quân đội Ukraine có thể bắn hàng chục nghìn viên đạn mỗi ngày và có nhu cầu phòng không. 20 trong số 30 quốc gia NATO đã cạn kho dự trữ đạn dược để viện trợ cho Ukraine.Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cả Nga và Ukraine đều không có khả năng tiêu diệt hoặc bắt sống hàng vạn quân của đối phương. Quân đội Ukraine cũng sẽ không sụp đổ đột ngột; nếu tính từ đầu cuộc chiến đến nay, ngoại trừ Mariupol, quân đội Ukraine chưa có đơn vị đến cấp đại đội đầu hàng.Xung đột Nga-Ukraine cuối cùng là một cuộc chiến giành chiến thắng bằng pháo binh, và đạn pháo là hết sức cần thiết. Khi Mỹ và NATO gặp khó khăn về đạn pháo, Mỹ đã áp dụng ba phương pháp: Thứ nhất là đặt mua đạn từ Hàn Quốc, Israel và Pakistan, những nước vẫn đang sản xuất đạn với số lượng lớn.Hàn Quốc, Israel và Pakistan không giảm tốc độ sản xuất đạn dược, vì họ đang phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh trên bộ quy mô lớn; và họ đều được trang bị pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, với lượng đạn dự trữ tương đối lớn. Mới đây, Mỹ đã rút 300.000 viên đạn pháo 155mm từ kho đạn của Israel.Lợi thế lớn nhất của Mỹ và các quốc gia G50 khác là những quốc gia này có thể không có những thứ như vậy, nhưng những quốc gia khác thì có; đó là khả năng phân công lao động quy mô lớn. Và bất lợi lớn nhất của Nga là chiến đấu đơn độc, thiếu đồng minh có thể chia sẻ áp lực sản xuất công nghiệp.Thứ hai, Mỹ đang tái khởi động dây chuyền sản xuất đạn dược tại Mỹ và đầu tư vào dây chuyền sản xuất đạn pháo tại Cộng hòa Séc, Bulgari và Romania. Nhưng sẽ cần thời gian, và có thể phải đến năm 2024 mới hình thành quy mô năng lực sản xuất.Cuối cùng, Mỹ đang chuẩn bị thay thế đạn pháo cỡ nòng lớn bằng các loại đạn khác, chẳng hạn như sử dụng bệ phóng tên lửa để phóng bom lượn đường kính nhỏ của Không quân Mỹ. Quân đội Mỹ có một lượng nhỏ đạn pháo hạng nặng, nhưng Không quân Mỹ có một lượng lớn bom dẫn đường chính xác đường kính nhỏ.Hiện Mỹ và NATO đã mất hầu hết năng lực sản xuất xe tăng và pháo binh trong quá trình phi công nghiệp hóa và di dời công nghiệp nặng sang các nước đang phát triển. Mặc dù Nga đã làm tốt hơn Mỹ và NATO, nhưng ngành công nghiệp quân sự của nước này đã sa sút nghiêm trọng so với thời kỳ Xô Viết.Vì Nga tiến hành hai cuộc cải cách quân sự, nên một lượng lớn xí nghiệp quốc phòng bị phá sản. Hiện Nga phải mất 3 năm để tân trang 800 xe tăng T-62 và quân đội Nga đã mất hơn 1.600 xe tăng trên chiến trường Nga-Ukraine trong vòng chưa đầy một năm.Trong số 12 nhà máy sửa chữa thiết giáp trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, hiện còn rất ít nhà máy vẫn đang duy trì được năng lực sản xuất. Trong khi đó, Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 50 ở Rostov và Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 228 ở Bataysk đang trong quá trình thanh lý.Còn Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 5 ở Yekaterinburg đã thanh lý xong và được bán để xây dựng nhà ở thương mại. Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 15 ở Novosibirsk và Nhà máy số 172 ở Voronezh cũng phá sản vào năm 2019. Thậm chí Nhà máy sản xuất pháo tốt nhất trong lịch sử Nga, đó là nhà máy Motovelika đã bước vào giai đoạn phá sản.Mặc dù Nga có lợi thế về năng lực sản xuất xe tăng và đạn pháo, nhưng không phải là lợi thế tuyệt đối. Muốn giành phần thắng trong một cuộc chiến tiêu hao cường độ cao, điều đó phụ thuộc vào việc quân đội Nga có thể vắt kiệt nguồn nhân lực Ukraine và khiến quân đội Ukraine không thể duy trì chiến đấu được.Đồng thời, cuộc chiến ngày càng lan rộng và diễn biến khốc liệt, đã khiến việc sản xuất vũ khí và đạn dược của phương Tây không theo kịp mức tiêu thụ của Quân đội Ukraine, khiến quân đội Ukraine không thể duy trì khả năng chiến đấu; đặc biệt là họ chưa tích lũy đủ vũ khí để chuẩn bị cho cuộc phản công mùa xuân như đã tuyên bố.
Cuộc xung đội Nga-Ukraine là một cuộc chiến quy mô lớn kéo dài và cuộc cạnh tranh cuối cùng là năng lực sản xuất công nghiệp. Trong cuộc chiến này, cả hai bên tiêu tốn rất nhiều vũ khí, đạn dược và phương tiện. Trong cuộc chiến kéo dài hơn một năm qua, cả quân đội Nga và Ukraine đã mất hơn 6.000 xe tăng, xe bọc thép, pháo và xe vận tải.
Trên thực tế, hiện Nga đang chống lại khả năng công nghiệp của Mỹ và các nước G50 khác. Trên phương diện công nghiệp quân sự, Nga có ưu điểm của chính mình, đó chính là toàn diện và trực tiếp quản lý xí nghiệp quốc phòng; họ có thể tùy ý tăng cường binh lực, tăng cường nhân lực, tăng sản lượng.
Tổng thống Nga Putin đã nói rằng, sản lượng tên lửa của Nga gấp ba lần so với Mỹ và sản lượng tên lửa hàng năm của Nga bằng tổng sản lượng của các quốc gia khác trên thế giới. Điều này có nghĩa là tên lửa của Nga là vô tận.
Đồng thời, hãng tin Nga Sputnik dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sản lượng sản xuất đạn pháo cỡ nòng lớn hàng tháng của Nga cao gấp nhiều lần so với sản lượng đạn pháo 155mm của Mỹ. Hơn nữa, các công ty quốc phòng Nga sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất đạn pháo.
Đánh giá từ những thông tin công khai hiện nay, số đạn pháo mà quân đội Nga bắn trong một ngày, Mỹ phải sản xuất từ 2-3 tháng. Trong khi đó, sản lượng đạn pháo hạng nặng của Nga gấp 10 lần so với Mỹ. Nếu Nga duy trì sản xuất với số lượng này, quân đội Ukraine sẽ không thể giành chiến thắng.
Hơn nữa, hầu hết các quốc gia NATO khác không có năng lực sản xuất pháo và đạn pháo. Sản xuất vũ khí và đạn dược, một ngành công nghiệp sử dụng lao động phổ thông, đã bị loại bỏ từ lâu ở phương Tây; và có rất ít quốc gia trong NATO có dây chuyền sản xuất đạn pháo.
Ở chiến trường Afghanistan trước kia, các lực lượng NATO có thể bắn 300 viên đạn mỗi ngày và không có mối lo ngại thực sự nào về phòng không; nhưng Quân đội Ukraine có thể bắn hàng chục nghìn viên đạn mỗi ngày và có nhu cầu phòng không. 20 trong số 30 quốc gia NATO đã cạn kho dự trữ đạn dược để viện trợ cho Ukraine.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, cả Nga và Ukraine đều không có khả năng tiêu diệt hoặc bắt sống hàng vạn quân của đối phương. Quân đội Ukraine cũng sẽ không sụp đổ đột ngột; nếu tính từ đầu cuộc chiến đến nay, ngoại trừ Mariupol, quân đội Ukraine chưa có đơn vị đến cấp đại đội đầu hàng.
Xung đột Nga-Ukraine cuối cùng là một cuộc chiến giành chiến thắng bằng pháo binh, và đạn pháo là hết sức cần thiết. Khi Mỹ và NATO gặp khó khăn về đạn pháo, Mỹ đã áp dụng ba phương pháp: Thứ nhất là đặt mua đạn từ Hàn Quốc, Israel và Pakistan, những nước vẫn đang sản xuất đạn với số lượng lớn.
Hàn Quốc, Israel và Pakistan không giảm tốc độ sản xuất đạn dược, vì họ đang phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh trên bộ quy mô lớn; và họ đều được trang bị pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, với lượng đạn dự trữ tương đối lớn. Mới đây, Mỹ đã rút 300.000 viên đạn pháo 155mm từ kho đạn của Israel.
Lợi thế lớn nhất của Mỹ và các quốc gia G50 khác là những quốc gia này có thể không có những thứ như vậy, nhưng những quốc gia khác thì có; đó là khả năng phân công lao động quy mô lớn. Và bất lợi lớn nhất của Nga là chiến đấu đơn độc, thiếu đồng minh có thể chia sẻ áp lực sản xuất công nghiệp.
Thứ hai, Mỹ đang tái khởi động dây chuyền sản xuất đạn dược tại Mỹ và đầu tư vào dây chuyền sản xuất đạn pháo tại Cộng hòa Séc, Bulgari và Romania. Nhưng sẽ cần thời gian, và có thể phải đến năm 2024 mới hình thành quy mô năng lực sản xuất.
Cuối cùng, Mỹ đang chuẩn bị thay thế đạn pháo cỡ nòng lớn bằng các loại đạn khác, chẳng hạn như sử dụng bệ phóng tên lửa để phóng bom lượn đường kính nhỏ của Không quân Mỹ. Quân đội Mỹ có một lượng nhỏ đạn pháo hạng nặng, nhưng Không quân Mỹ có một lượng lớn bom dẫn đường chính xác đường kính nhỏ.
Hiện Mỹ và NATO đã mất hầu hết năng lực sản xuất xe tăng và pháo binh trong quá trình phi công nghiệp hóa và di dời công nghiệp nặng sang các nước đang phát triển. Mặc dù Nga đã làm tốt hơn Mỹ và NATO, nhưng ngành công nghiệp quân sự của nước này đã sa sút nghiêm trọng so với thời kỳ Xô Viết.
Vì Nga tiến hành hai cuộc cải cách quân sự, nên một lượng lớn xí nghiệp quốc phòng bị phá sản. Hiện Nga phải mất 3 năm để tân trang 800 xe tăng T-62 và quân đội Nga đã mất hơn 1.600 xe tăng trên chiến trường Nga-Ukraine trong vòng chưa đầy một năm.
Trong số 12 nhà máy sửa chữa thiết giáp trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, hiện còn rất ít nhà máy vẫn đang duy trì được năng lực sản xuất. Trong khi đó, Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 50 ở Rostov và Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 228 ở Bataysk đang trong quá trình thanh lý.
Còn Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 5 ở Yekaterinburg đã thanh lý xong và được bán để xây dựng nhà ở thương mại. Nhà máy sửa chữa thiết giáp số 15 ở Novosibirsk và Nhà máy số 172 ở Voronezh cũng phá sản vào năm 2019. Thậm chí Nhà máy sản xuất pháo tốt nhất trong lịch sử Nga, đó là nhà máy Motovelika đã bước vào giai đoạn phá sản.
Mặc dù Nga có lợi thế về năng lực sản xuất xe tăng và đạn pháo, nhưng không phải là lợi thế tuyệt đối. Muốn giành phần thắng trong một cuộc chiến tiêu hao cường độ cao, điều đó phụ thuộc vào việc quân đội Nga có thể vắt kiệt nguồn nhân lực Ukraine và khiến quân đội Ukraine không thể duy trì chiến đấu được.
Đồng thời, cuộc chiến ngày càng lan rộng và diễn biến khốc liệt, đã khiến việc sản xuất vũ khí và đạn dược của phương Tây không theo kịp mức tiêu thụ của Quân đội Ukraine, khiến quân đội Ukraine không thể duy trì khả năng chiến đấu; đặc biệt là họ chưa tích lũy đủ vũ khí để chuẩn bị cho cuộc phản công mùa xuân như đã tuyên bố.