Tiêm kích Su-30SM được coi là chiến đấu cơ đóng vai trò trung tâm nhất, trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội Nga trong thập kỷ qua; Su-30SM ra đời, với mục đích nhằm thay thế các mẫu máy bay chiến đấu cũ hơn như MiG-29, Su-24M và Su-27, từ thời Chiến tranh Lạnh; có trong cả biên chế Không quân và Hải quân Nga.Mặc dù có khả năng không đối không kém hơn so với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35, hoặc trong vai trò tấn công mặt đất so với tiêm kích bom Su-34; nhưng Su-30SM được đánh giá cao nhờ chi phí sản xuất và vận hành thấp, dễ bảo trì. Ngoài ra Su-30SM có tính linh hoạt rất cao, cho phép nó sử dụng hiệu quả các loại vũ khí không đối đất, chống hạm và đối không ở mọi phạm vi. Nó được đánh giá là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm.Su-30SM cũng là loại máy bay chiến đấu hạng nặng phổ biến nhất của Nga trên các thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây; đối thủ xuất khẩu của nó từ nước Nga chỉ có loại MiG-29, có trọng lượng trung bình nhẹ hơn.Nếu Su-35 và Su-34 tìm được rất ít khách hàng, thì Su-30SM đã được đặt hàng bởi Kazakhstan, Belarus, Myanmar và Armenia. Algeria cũng đã tiếp tục đặt hàng một lô Su-30MKA, có cấu hình rất giống Su-30SM.Chính phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ và Su-30MK2 của Việt Nam cũng đều dựa trên cùng một nhánh của chương trình Su-30. Ấn Độ và Malaysia trước đây đã đặt hàng các máy bay kém tiên tiến hơn Su-30SM, nhưng dựa trên cùng một thiết kế cơ bản.Hiện Không quân Nga được cho là đang có kế hoạch nâng cấp số Su-30SM của mình lên tiêu chuẩn thế hệ "4 ++", theo một chương trình nâng cấp đầy tham vọng. Tuy nhiên các dây chuyền sản xuất Su-30 đã bắt đầu sản xuất phiên bản Su-30SM2 cải tiến, thay vì Su- 30SM.Các phương tiện truyền thông Nga, gần đây đã đưa tin về các kế hoạch nâng cấp lớn các phi đội Su-30SM hiện có, lên tiêu chuẩn Su-30SM2, với các kế hoạch này, đã chính thức được phê duyệt vào đầu tháng 8 vừa qua. Su-30SM2 sẽ thu hẹp khoảng cách về hiệu suất trong không chiến giữa Su-30SM và Su-35, và dự kiến sẽ thay thế cả hai loại chiến đấu cơ này trong quá trình sản xuất; vì nhiều dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu của Nga hiện nay, đang được ưu tiên cho sản xuất Su-57.Việc nâng cấp Su-30SM lên Su-30SM2 bao gồm sử dụng radar Irbis-E và động cơ AL-41 của Su-35; với những sửa đổi lớn như vậy, cho phép Su-30SM2 sử dụng các tên lửa và bom dẫn đường chính xác Kh-59MK2 và KAB-250 mới. Biến thể Su-30 mới cũng sẽ được hưởng lợi từ hệ thống liên lạc đa kênh, trao đổi dữ liệu, dẫn đường và nhận dạng (OSNOD) tích hợp mới nhất, sử dụng các công nghệ thế hệ tiếp theo, được phát triển cho máy bay chiến đấu tàng hình Su-57; trong chiến đấu sẽ lấy mạng làm trung tâm, khác so với Su-30SM ban đầu. Hiện vẫn chưa rõ những đơn vị nào của phi đội Su-30SM, dự kiến sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-30SM2; nhưng có khả năng, Không quân Nga sẽ tiến hành nâng cấp phần lớn phi đội Su-30SM của họ.Ông Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, cho biết về việc nâng cấp Su-30SM2: Sau khi nâng cấp, tuổi thọ của động cơ máy bay đã tăng gấp đôi, lên đến 4.000 giờ mà không làm tăng trọng lượng và kích thước.Động cơ được trang bị trên Su-30SM2 là loại AL-41F-1C, tiết kiệm nhiên liệu hơn AL-31FP; động cơ được trang bị hệ thống đánh lửa plasma, công nghệ này chỉ có trên động cơ máy bay thế hệ 5. Với cùng một lượng nhiên liệu, Su-30SM2 sẽ có thời gian hoạt động trên không lâu hơn. Ngoài ra, hệ thống điện tử, radar và trạm định vị quang học trên máy bay cũng đã được cải tiến. Với động cơ được thay mới, thứ nhất làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và thứ hai, với cùng một số lượng nhiên liệu, nhưng phạm vi hoạt động tăng lên. Radar cải tiến giúp tăng cường khả năng xác định và phát hiện chính xác tầm hoạt động của đối phương.Su-30SM cũng được cho là sẽ bắt đầu trang bị loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến hơn là Kh-32; với mỗi chiếc Su-30SM2 dự kiến sẽ mang một tên lửa duy nhất, do kích thước lớn của tên lửa. Hiện vẫn chưa rõ liệu Su-35 sẽ có được khách hàng xuất khẩu mới nào trước khi dừng sản xuất hay không; hay liệu Su-30SM2 sẽ thành công hơn khi nó tích hợp radar và động cơ giống như Su-35 và thậm chí Nga sẽ lại thành công khi tiến hành nâng cấp Su-30 của các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam lên chuẩn Su-30SM2. Nguồn ảnh: FarFutu. Cận cảnh tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam thực hiện bay biển. Nguồn: ComCom.
Tiêm kích Su-30SM được coi là chiến đấu cơ đóng vai trò trung tâm nhất, trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội Nga trong thập kỷ qua; Su-30SM ra đời, với mục đích nhằm thay thế các mẫu máy bay chiến đấu cũ hơn như MiG-29, Su-24M và Su-27, từ thời Chiến tranh Lạnh; có trong cả biên chế Không quân và Hải quân Nga.
Mặc dù có khả năng không đối không kém hơn so với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35, hoặc trong vai trò tấn công mặt đất so với tiêm kích bom Su-34; nhưng Su-30SM được đánh giá cao nhờ chi phí sản xuất và vận hành thấp, dễ bảo trì.
Ngoài ra Su-30SM có tính linh hoạt rất cao, cho phép nó sử dụng hiệu quả các loại vũ khí không đối đất, chống hạm và đối không ở mọi phạm vi. Nó được đánh giá là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm.
Su-30SM cũng là loại máy bay chiến đấu hạng nặng phổ biến nhất của Nga trên các thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây; đối thủ xuất khẩu của nó từ nước Nga chỉ có loại MiG-29, có trọng lượng trung bình nhẹ hơn.
Nếu Su-35 và Su-34 tìm được rất ít khách hàng, thì Su-30SM đã được đặt hàng bởi Kazakhstan, Belarus, Myanmar và Armenia. Algeria cũng đã tiếp tục đặt hàng một lô Su-30MKA, có cấu hình rất giống Su-30SM.
Chính phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ và Su-30MK2 của Việt Nam cũng đều dựa trên cùng một nhánh của chương trình Su-30. Ấn Độ và Malaysia trước đây đã đặt hàng các máy bay kém tiên tiến hơn Su-30SM, nhưng dựa trên cùng một thiết kế cơ bản.
Hiện Không quân Nga được cho là đang có kế hoạch nâng cấp số Su-30SM của mình lên tiêu chuẩn thế hệ "4 ++", theo một chương trình nâng cấp đầy tham vọng. Tuy nhiên các dây chuyền sản xuất Su-30 đã bắt đầu sản xuất phiên bản Su-30SM2 cải tiến, thay vì Su- 30SM.
Các phương tiện truyền thông Nga, gần đây đã đưa tin về các kế hoạch nâng cấp lớn các phi đội Su-30SM hiện có, lên tiêu chuẩn Su-30SM2, với các kế hoạch này, đã chính thức được phê duyệt vào đầu tháng 8 vừa qua.
Su-30SM2 sẽ thu hẹp khoảng cách về hiệu suất trong không chiến giữa Su-30SM và Su-35, và dự kiến sẽ thay thế cả hai loại chiến đấu cơ này trong quá trình sản xuất; vì nhiều dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu của Nga hiện nay, đang được ưu tiên cho sản xuất Su-57.
Việc nâng cấp Su-30SM lên Su-30SM2 bao gồm sử dụng radar Irbis-E và động cơ AL-41 của Su-35; với những sửa đổi lớn như vậy, cho phép Su-30SM2 sử dụng các tên lửa và bom dẫn đường chính xác Kh-59MK2 và KAB-250 mới.
Biến thể Su-30 mới cũng sẽ được hưởng lợi từ hệ thống liên lạc đa kênh, trao đổi dữ liệu, dẫn đường và nhận dạng (OSNOD) tích hợp mới nhất, sử dụng các công nghệ thế hệ tiếp theo, được phát triển cho máy bay chiến đấu tàng hình Su-57; trong chiến đấu sẽ lấy mạng làm trung tâm, khác so với Su-30SM ban đầu.
Hiện vẫn chưa rõ những đơn vị nào của phi đội Su-30SM, dự kiến sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-30SM2; nhưng có khả năng, Không quân Nga sẽ tiến hành nâng cấp phần lớn phi đội Su-30SM của họ.
Ông Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, cho biết về việc nâng cấp Su-30SM2: Sau khi nâng cấp, tuổi thọ của động cơ máy bay đã tăng gấp đôi, lên đến 4.000 giờ mà không làm tăng trọng lượng và kích thước.
Động cơ được trang bị trên Su-30SM2 là loại AL-41F-1C, tiết kiệm nhiên liệu hơn AL-31FP; động cơ được trang bị hệ thống đánh lửa plasma, công nghệ này chỉ có trên động cơ máy bay thế hệ 5.
Với cùng một lượng nhiên liệu, Su-30SM2 sẽ có thời gian hoạt động trên không lâu hơn. Ngoài ra, hệ thống điện tử, radar và trạm định vị quang học trên máy bay cũng đã được cải tiến.
Với động cơ được thay mới, thứ nhất làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và thứ hai, với cùng một số lượng nhiên liệu, nhưng phạm vi hoạt động tăng lên. Radar cải tiến giúp tăng cường khả năng xác định và phát hiện chính xác tầm hoạt động của đối phương.
Su-30SM cũng được cho là sẽ bắt đầu trang bị loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến hơn là Kh-32; với mỗi chiếc Su-30SM2 dự kiến sẽ mang một tên lửa duy nhất, do kích thước lớn của tên lửa.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Su-35 sẽ có được khách hàng xuất khẩu mới nào trước khi dừng sản xuất hay không; hay liệu Su-30SM2 sẽ thành công hơn khi nó tích hợp radar và động cơ giống như Su-35 và thậm chí Nga sẽ lại thành công khi tiến hành nâng cấp Su-30 của các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam lên chuẩn Su-30SM2. Nguồn ảnh: FarFutu.
Cận cảnh tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam thực hiện bay biển. Nguồn: ComCom.