Xung đột Armenia và Azerbaijan diễn ra từ ngày 27/9 tại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Chiến sự đã bị đẩy lên cao trào và vô cùng ác liệt khi đôi bên đều đã tung các lực lượng chiến lược vào trận đánh, với việc điều động số lựng lớn binh sĩ, vũ khí, khí tài, quyết một sống một còn. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại vùng chiến sự.Dẫu cho thời gian qua đã có nhiều nỗ lực đàm phán tiến tới việc ngừng bắn giữa hai bên nhưng đều không đạt được thành quả gì do ai cũng tố cáo đối phương vi phạm hiệp định trước. Sau thời gian đầu dành lợi thế nhất định với sự tinh nhuệ của binh sĩ, đến nay Armenia đã cho thấy sự đuối sức của mình do yếu kém hơn về vũ khí, khí tài, một số phần lãnh thổ do Armenia kiểm soát đã bị Azerbaijan chiếm lại. Do đó, hiện nay Armenia rất cần một cú huých mạnh để lấy lại thế trận và phản công. Ảnh: Binh sĩ Armenia tải đạn pháo trong trận chiến.Và điều gì đến cũng phải đến, Bộ Quốc phòng Armenia vừa qua tuyên bố rằng họ đã triển khai các chiến đấu cơ hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM hiện đại nhập khẩu từ Nga tham chiến chống lại kẻ thù. Về phía đối thủ Azerbaijan, họ cũng không hề có một lực lượng không quân mạnh khi trong biên chế chỉ có một phi đội 12 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 và 12 chiếc cường kích Su-25 còn lại là trực thăng và máy bay vận tải. Tuy nhiên, hiện nay Azerbaijan đang được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng và Armenia đã cáo buộc rằng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tiêm kích F-16 đến tham chiến. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Không quân Armenia.Không quân Armenia chỉ mới bắt đầu tiếp nhận 4 chiếc Su-30SM đặt mua từ LB Nga kể từ cuối năm 2019, trước đó họ chỉ có 13 chiếc cường kích Su-25 và máy bay vận tải, trực thăng, hoàn toàn không có máy bay tiêm kích chiến đấu. Ngoài ra, ít nhất đã có 2 chiếc Su-25 của Armenia đã mất trong cuộc chiến với Azerbaijan tại Karabakh. Ảnh: Một chiếc Su-25 của không quân Armenia.Armenia đang có dự định sẽ sở hữu đến một phi đội tiêm kích hạng nặng Su-30SM sau khi nhận 4 chiếc đầu tiên. Rõ ràng MiG-29 của Azerbaijan hay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể nào là đối thủ đối với Su-30SM - phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng Su-30 huyền thoại do tập đoàn Sukhoi phát triển. Dẫu vậy, với việc chỉ sở hữu có 4 chiếc, Armenia đang bị đặt ra một thách thức lớn cho khả năng tác chiến của những chiến đấu cơ này. Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-30SM của không quân Armenia.Armenia là lực lượng quân sự thứ 3 trên thế giới ngoài Nga đưa vào sử dụng dòng Su-30SM sau Belarus và Kazakhstan và hiện nay đang có rất nhiều quốc gia khác đang đưa loại chiến đấu cơ mạnh mẽ này vào tầm ngắm để mua sắm trang bị cho mình. Dẫu vậy, Bộ Quốc phòng Armenia vừa qua đã có một phát ngôn gây shock, đó là những chiếc Su-30SM này hoàn toàn vô dụng, tính năng kỹ chiến thuật hạn chế, bộc phát trong quá trình sử dụng thực tế. Đây là lần đầu tiên khách hàng mua Su-30SM đưa ra lời bình luận về máy bay này và có thể làm mất đi uy tín của nó rất lớn trên thị trường vũ khí. Ảnh: Biên đội Su-30SM của Armenia thực hiện nhiệm vụ.Có thể thấy một điều rằng, các tiêm kích Su-30SM của Armenia chỉ mới được đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn chưa đầy một năm, nhưng đã nhận được lời phản hồi cực kỳ tiêu cực đến từ Armenia, chưa rõ liệu hành động này có hàm ý gì. Tuy nhiên việc có 4 chiếc Su-30SM số lượng hạn chế nhưng vẫn đủ để áp đảo hoàn toàn những chiếc MiG-29 cũ kỹ của Azerbaijan. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia cất cánh giữa trời tuyết.Tuy nhiên, ngược lại Azerbaijan lại có một lực lượng phòng không cực kỳ đáng gờm với nòng cốt là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 nhập khẩu từ LB Nga có tính năng chiến thuật vô cùng đáng gờm, là nguyên mẫu của S-400 phát triển sau này, do đó chỉ với số lượng nhỏ Su-30SM của Armenia khó có thể làm khó được những tổ hợp có sức chiến đấu cực kỳ mạnh mẽ. Có thể vì vậy mà Armenia cảm thấy rằng Su-30SM khá vô dụng. Ảnh: Tổ hợp S-300PMU2 của quân đội Azerbaijan.Su-30SM là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng chiến đấu cơ Su-30, được phát triển dựa trên nguyên mẫu Su-30MKI được Nga bán cho Ấn Độ. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, Su-30SM được thiết kế với kíp lái 2 người và mang theo được 8 tấn vũ khí, tốc độ tối đa Mach 2, có thể tấn công các mục tiêu cả trên không, trên biển lẫn trên đất liền, trong cả ban ngày lẫn ban đêm, thời tiết phức tạp và bình thường. Nó được xem là có tính năng không quá thua kém so với mẫu tiêm kích Su-35 mới. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của không quân Nga.Có thể thấy rằng, Armenia đang gặp phải một số khó khăn không hề nhỏ trong tình hình chiến sự tại Karabakh trước đối phương, có thể cứ với đà này, người Armenia sẽ chuốc phải thất bại. Tuy nhiên hiện nay, Nga đã bắt đầu có một số hành động nhất định để can thiệp vào cuộc xung đột giữa hai nước đồng minh từng là đồng chí của mình dưới thời Liên bang Xô Viết. Vì lẽ đó, mọi diễn biến trên chiến trường chưa thể nói trước được điều gì. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại một chốt gác ở khu vực Karabakh. Video Su-30SM của Không quân Nga phóng tên lửa không đối không - Nguồn: Armed Forces Zone
Xung đột Armenia và Azerbaijan diễn ra từ ngày 27/9 tại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Chiến sự đã bị đẩy lên cao trào và vô cùng ác liệt khi đôi bên đều đã tung các lực lượng chiến lược vào trận đánh, với việc điều động số lựng lớn binh sĩ, vũ khí, khí tài, quyết một sống một còn. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại vùng chiến sự.
Dẫu cho thời gian qua đã có nhiều nỗ lực đàm phán tiến tới việc ngừng bắn giữa hai bên nhưng đều không đạt được thành quả gì do ai cũng tố cáo đối phương vi phạm hiệp định trước. Sau thời gian đầu dành lợi thế nhất định với sự tinh nhuệ của binh sĩ, đến nay Armenia đã cho thấy sự đuối sức của mình do yếu kém hơn về vũ khí, khí tài, một số phần lãnh thổ do Armenia kiểm soát đã bị Azerbaijan chiếm lại. Do đó, hiện nay Armenia rất cần một cú huých mạnh để lấy lại thế trận và phản công. Ảnh: Binh sĩ Armenia tải đạn pháo trong trận chiến.
Và điều gì đến cũng phải đến, Bộ Quốc phòng Armenia vừa qua tuyên bố rằng họ đã triển khai các chiến đấu cơ hạng nặng thế hệ 4+ Su-30SM hiện đại nhập khẩu từ Nga tham chiến chống lại kẻ thù. Về phía đối thủ Azerbaijan, họ cũng không hề có một lực lượng không quân mạnh khi trong biên chế chỉ có một phi đội 12 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 và 12 chiếc cường kích Su-25 còn lại là trực thăng và máy bay vận tải. Tuy nhiên, hiện nay Azerbaijan đang được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng và Armenia đã cáo buộc rằng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tiêm kích F-16 đến tham chiến. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Không quân Armenia.
Không quân Armenia chỉ mới bắt đầu tiếp nhận 4 chiếc Su-30SM đặt mua từ LB Nga kể từ cuối năm 2019, trước đó họ chỉ có 13 chiếc cường kích Su-25 và máy bay vận tải, trực thăng, hoàn toàn không có máy bay tiêm kích chiến đấu. Ngoài ra, ít nhất đã có 2 chiếc Su-25 của Armenia đã mất trong cuộc chiến với Azerbaijan tại Karabakh. Ảnh: Một chiếc Su-25 của không quân Armenia.
Armenia đang có dự định sẽ sở hữu đến một phi đội tiêm kích hạng nặng Su-30SM sau khi nhận 4 chiếc đầu tiên. Rõ ràng MiG-29 của Azerbaijan hay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể nào là đối thủ đối với Su-30SM - phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng Su-30 huyền thoại do tập đoàn Sukhoi phát triển. Dẫu vậy, với việc chỉ sở hữu có 4 chiếc, Armenia đang bị đặt ra một thách thức lớn cho khả năng tác chiến của những chiến đấu cơ này. Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-30SM của không quân Armenia.
Armenia là lực lượng quân sự thứ 3 trên thế giới ngoài Nga đưa vào sử dụng dòng Su-30SM sau Belarus và Kazakhstan và hiện nay đang có rất nhiều quốc gia khác đang đưa loại chiến đấu cơ mạnh mẽ này vào tầm ngắm để mua sắm trang bị cho mình. Dẫu vậy, Bộ Quốc phòng Armenia vừa qua đã có một phát ngôn gây shock, đó là những chiếc Su-30SM này hoàn toàn vô dụng, tính năng kỹ chiến thuật hạn chế, bộc phát trong quá trình sử dụng thực tế. Đây là lần đầu tiên khách hàng mua Su-30SM đưa ra lời bình luận về máy bay này và có thể làm mất đi uy tín của nó rất lớn trên thị trường vũ khí. Ảnh: Biên đội Su-30SM của Armenia thực hiện nhiệm vụ.
Có thể thấy một điều rằng, các tiêm kích Su-30SM của Armenia chỉ mới được đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn chưa đầy một năm, nhưng đã nhận được lời phản hồi cực kỳ tiêu cực đến từ Armenia, chưa rõ liệu hành động này có hàm ý gì. Tuy nhiên việc có 4 chiếc Su-30SM số lượng hạn chế nhưng vẫn đủ để áp đảo hoàn toàn những chiếc MiG-29 cũ kỹ của Azerbaijan. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia cất cánh giữa trời tuyết.
Tuy nhiên, ngược lại Azerbaijan lại có một lực lượng phòng không cực kỳ đáng gờm với nòng cốt là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 nhập khẩu từ LB Nga có tính năng chiến thuật vô cùng đáng gờm, là nguyên mẫu của S-400 phát triển sau này, do đó chỉ với số lượng nhỏ Su-30SM của Armenia khó có thể làm khó được những tổ hợp có sức chiến đấu cực kỳ mạnh mẽ. Có thể vì vậy mà Armenia cảm thấy rằng Su-30SM khá vô dụng. Ảnh: Tổ hợp S-300PMU2 của quân đội Azerbaijan.
Su-30SM là phiên bản hiện đại nhất hiện nay của dòng chiến đấu cơ Su-30, được phát triển dựa trên nguyên mẫu Su-30MKI được Nga bán cho Ấn Độ. Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, Su-30SM được thiết kế với kíp lái 2 người và mang theo được 8 tấn vũ khí, tốc độ tối đa Mach 2, có thể tấn công các mục tiêu cả trên không, trên biển lẫn trên đất liền, trong cả ban ngày lẫn ban đêm, thời tiết phức tạp và bình thường. Nó được xem là có tính năng không quá thua kém so với mẫu tiêm kích Su-35 mới. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của không quân Nga.
Có thể thấy rằng, Armenia đang gặp phải một số khó khăn không hề nhỏ trong tình hình chiến sự tại Karabakh trước đối phương, có thể cứ với đà này, người Armenia sẽ chuốc phải thất bại. Tuy nhiên hiện nay, Nga đã bắt đầu có một số hành động nhất định để can thiệp vào cuộc xung đột giữa hai nước đồng minh từng là đồng chí của mình dưới thời Liên bang Xô Viết. Vì lẽ đó, mọi diễn biến trên chiến trường chưa thể nói trước được điều gì. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại một chốt gác ở khu vực Karabakh.
Video Su-30SM của Không quân Nga phóng tên lửa không đối không - Nguồn: Armed Forces Zone