Chiều 22/9, một máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM đã gặp nạn khi đang tham gia một cuộc diễn tập ở vùng Tver. Rất may, hai phi công điều khiển chiếc máy bay trị giá 50 triệu USD đã kịp thời phóng ghế, nhảy dù thoát hiểm.Không có thương vong đối mặt đất, tuy nhiên chiếc Su-30SM đã biến thành một quả cầu lửa và “cháy ra tro” trên mặt đất. "Vụ tai nạn xảy ra trong một chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch. Phi hành đoàn đã thoát hiểm an toàn, sau khi hạ cánh xuống đất họ đã liên lạc với sở chỉ huy. Không có thương vong dưới mặt đất, chiếc Su-30SM rơi xuống khu vực nhiều cây cối (có lẽ khu rừng). Ủy ban điều tra của Quân khu Tây (ZVO) nhanh chóng mặt tại hiện trường để xác định nguyên nhân vụ tai nạn", nguồn tin chính thức cho hay.Đây được xem là vụ tai nạn Su-30SM thứ 2 trong lịch sử hoạt động của phiên bản tiêm kích đa năng hiện đại này ở Nga. Đáng chú ý, chỉ ít giờ sau vụ tai nạn, đang tồn tại một số nguồn tin không chính thức cho rằng tiêm kích Su-30SM bị rơi khi đang tập trận Kavkaz-2020, không phải là cuộc bay huấn luyện thông thường. Và điều kinh hoàng và gây sốc hơn nữa là có thể đã có một vụ bắn nhầm.Theo nguồn tin của mạng quân sự Avia Pro (Nga), trong quá trình huấn luyện tác chiến, phi hành đoàn một chiếc tiêm kích Su-35S của đơn vị bạn đã phạm sai lầm, "bị cướp cò" bắn vào chiếc máy bay Su-30SM của “quân ta”.Nguồn tin cũng cho rằng, phi hành đoàn chiếc Su-30SM sống sót là nhờ "phép màu", họ chỉ có vài giây để thoát khỏi chiếc tiêm kích 50 triệu USD đang biến thành quả cầu lửa do sai sót của máy bay bạn.Hiện BQP Liên bang Nga vẫn chưa có kết luận chính thức vụ việc, cũng như giải đáp các tin đồn hiện tại. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, sơ suất "quân ta bắn nhầm quân mình" là không quá hy hữu, thậm chí là phổ biến.Nếu thông tin này được xác thực, quả thật “quá đen cho nước Nga”, vì chỉ cách đây hơn một tuần, một vụ bắn nhầm cũng xảy ra trong khuôn khổ tập trận Kavkaz khi một chiếc BMP-2 phóng tên lửa đánh nhầm xe tăng T-90A khiến kíp lái tăng bị thương nhẹ trong khi khí tài hư hỏng nặng.Lưu ý, loại vũ khí mà phi công Su-35 có thể đã “bóp cò” bắn nhầm chiếc Su-30SM là khẩu pháo hàng không GSh-30-1, không phải là tên lửa không đối không.GSh-30-1 hay còn gọi là 9A-4071K là loại pháo tự động tiêu chuẩn trên hầu hết các dòng máy bay tiêm kích MiG và Sukhoi hiện nay. Khẩu pháo ra đời năm 1977 do nhà thiết kế V. Gryazev, A. Shipunov đồng sáng chế, chúng được sản xuất và trang bị cho hầu hết các máy bay chiến đấu của Liên Xô (Nga) từ thời điểm đó tới nay. Chúng thường được lắp ở gốc cánh phải, gần vị trí cabin lái máy bay.Loại pháo này trang bị đạn 30x165mm có thể dùng để bắn không chỉ mục tiêu trên không mà dưới mặt đất, mặt nước với các kiểu đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh... Mỗi viên đạn tuy không có sức công phá bằng đầu đạn tên lửa, nhưng nó là đủ để xé toạc một chiếc máy bay với chỉ vài viên khi vật thể bay với tốc độ cận âm thanh.GSh-30-1 đạt tốc độ bắn lý thuyết 1.800 phát/phút, sơ tốc 900m/s, tầm bắn hiệu quả 200-1.800m, tầm bắn tối đa 1.800m. Video Su-30SM xuất kích chiến đấu - Nguồn: Đơn vị tác chiến điện tử
Chiều 22/9, một máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM đã gặp nạn khi đang tham gia một cuộc diễn tập ở vùng Tver. Rất may, hai phi công điều khiển chiếc máy bay trị giá 50 triệu USD đã kịp thời phóng ghế, nhảy dù thoát hiểm.
Không có thương vong đối mặt đất, tuy nhiên chiếc Su-30SM đã biến thành một quả cầu lửa và “cháy ra tro” trên mặt đất. "Vụ tai nạn xảy ra trong một chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch. Phi hành đoàn đã thoát hiểm an toàn, sau khi hạ cánh xuống đất họ đã liên lạc với sở chỉ huy. Không có thương vong dưới mặt đất, chiếc Su-30SM rơi xuống khu vực nhiều cây cối (có lẽ khu rừng). Ủy ban điều tra của Quân khu Tây (ZVO) nhanh chóng mặt tại hiện trường để xác định nguyên nhân vụ tai nạn", nguồn tin chính thức cho hay.
Đây được xem là vụ tai nạn Su-30SM thứ 2 trong lịch sử hoạt động của phiên bản tiêm kích đa năng hiện đại này ở Nga. Đáng chú ý, chỉ ít giờ sau vụ tai nạn, đang tồn tại một số nguồn tin không chính thức cho rằng tiêm kích Su-30SM bị rơi khi đang tập trận Kavkaz-2020, không phải là cuộc bay huấn luyện thông thường. Và điều kinh hoàng và gây sốc hơn nữa là có thể đã có một vụ bắn nhầm.
Theo nguồn tin của mạng quân sự Avia Pro (Nga), trong quá trình huấn luyện tác chiến, phi hành đoàn một chiếc tiêm kích Su-35S của đơn vị bạn đã phạm sai lầm, "bị cướp cò" bắn vào chiếc máy bay Su-30SM của “quân ta”.
Nguồn tin cũng cho rằng, phi hành đoàn chiếc Su-30SM sống sót là nhờ "phép màu", họ chỉ có vài giây để thoát khỏi chiếc tiêm kích 50 triệu USD đang biến thành quả cầu lửa do sai sót của máy bay bạn.
Hiện BQP Liên bang Nga vẫn chưa có kết luận chính thức vụ việc, cũng như giải đáp các tin đồn hiện tại. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, sơ suất "quân ta bắn nhầm quân mình" là không quá hy hữu, thậm chí là phổ biến.
Nếu thông tin này được xác thực, quả thật “quá đen cho nước Nga”, vì chỉ cách đây hơn một tuần, một vụ bắn nhầm cũng xảy ra trong khuôn khổ tập trận Kavkaz khi một chiếc BMP-2 phóng tên lửa đánh nhầm xe tăng T-90A khiến kíp lái tăng bị thương nhẹ trong khi khí tài hư hỏng nặng.
Lưu ý, loại vũ khí mà phi công Su-35 có thể đã “bóp cò” bắn nhầm chiếc Su-30SM là khẩu pháo hàng không GSh-30-1, không phải là tên lửa không đối không.
GSh-30-1 hay còn gọi là 9A-4071K là loại pháo tự động tiêu chuẩn trên hầu hết các dòng máy bay tiêm kích MiG và Sukhoi hiện nay. Khẩu pháo ra đời năm 1977 do nhà thiết kế V. Gryazev, A. Shipunov đồng sáng chế, chúng được sản xuất và trang bị cho hầu hết các máy bay chiến đấu của Liên Xô (Nga) từ thời điểm đó tới nay. Chúng thường được lắp ở gốc cánh phải, gần vị trí cabin lái máy bay.
Loại pháo này trang bị đạn 30x165mm có thể dùng để bắn không chỉ mục tiêu trên không mà dưới mặt đất, mặt nước với các kiểu đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh... Mỗi viên đạn tuy không có sức công phá bằng đầu đạn tên lửa, nhưng nó là đủ để xé toạc một chiếc máy bay với chỉ vài viên khi vật thể bay với tốc độ cận âm thanh.
GSh-30-1 đạt tốc độ bắn lý thuyết 1.800 phát/phút, sơ tốc 900m/s, tầm bắn hiệu quả 200-1.800m, tầm bắn tối đa 1.800m.
Video Su-30SM xuất kích chiến đấu - Nguồn: Đơn vị tác chiến điện tử