Tuyên bố của ông Ismail Demir cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng ký một thỏa thuận liên quan đến việc sản xuất chung một số thành phần của tổ hợp S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ và chuyện chia sẻ công nghệ của tổ hợp phòng thủ này từ phía Nga. Tuy nhiên, công việc đầu tiên cả 2 bên đang khẩn trương là sẵn sàng kích hoạt S-400 của Thổ ngay trong tháng 4/2020".Thông tin về việc Nga - Thổ sản xuất chung một số thành phần của S-400 tại Ankara cũng được phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết."Không thể nói về việc sản xuất chung tất cả các bộ phận tên lửa S-400, bởi đây là những loại vũ khí mới. Nhưng, tất nhiên, chúng ta có thể nói về việc sản xuất một số thành phần. Công việc sản xuất một số thành phần này sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ", ông Peskov nói.Hiện chưa rõ Thổ sẽ được tham gia sản xuất những thành phần nào của S-400 nhưng theo nguồn tin từ trang Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này sẽ sản xuất một số phần cứng của tổ hợp S-400 bao gồm: ống phóng kiêm ống bảo quả đạn tên lửa, vỏ tên lửa, động cơ và có thể cả một phần của hệ thống điện tử thuộc tổ hợp này.Không những vậy, Ankara còn sự tự sản xuất phiên bản nội địa của S-400 với sự trợ giúp của phía Nga. Hệ thống phòng thủ mới này sẽ có định danh là Siper và được sản xuất theo nguyên mẫu S-400 với sự đồng ý của Nga.Hiện phía Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào với thông tin phiên bản Siper như báo Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải.Tính đến ngày 25/7, Nga đã hoàn tất chuyển giao hệ thống S-400 đầu tiên cho Thổ và chuẩn bị thực hiện việc chuyển giao hệ thống S-400 thứ 2. Thương vụ S-400 được Nga - Thổ chính thức ký hợp đồng vào tháng 12/2017. Bản hợp đồng đã bị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ. NATO viện dẫn các lo ngại an ninh và cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của khối này.Trong khi đó, Washington nhiều lần đe dọa Ankara bằng lệnh trừng phạt và cam kết loại nước này khỏi chương trình tiêm kích F-35. Bất chấp sự phản đối của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ quyết không từ bỏ thương vụ S-400 và bắt đầu tiếp nhận những thành phần đầu tiên của S-400 và sẵn sàng đưa chúng vào trực chiến.
Tuyên bố của ông Ismail Demir cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng ký một thỏa thuận liên quan đến việc sản xuất chung một số thành phần của tổ hợp S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ và chuyện chia sẻ công nghệ của tổ hợp phòng thủ này từ phía Nga. Tuy nhiên, công việc đầu tiên cả 2 bên đang khẩn trương là sẵn sàng kích hoạt S-400 của Thổ ngay trong tháng 4/2020".
Thông tin về việc Nga - Thổ sản xuất chung một số thành phần của S-400 tại Ankara cũng được phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
"Không thể nói về việc sản xuất chung tất cả các bộ phận tên lửa S-400, bởi đây là những loại vũ khí mới. Nhưng, tất nhiên, chúng ta có thể nói về việc sản xuất một số thành phần. Công việc sản xuất một số thành phần này sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ", ông Peskov nói.
Hiện chưa rõ Thổ sẽ được tham gia sản xuất những thành phần nào của S-400 nhưng theo nguồn tin từ trang Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này sẽ sản xuất một số phần cứng của tổ hợp S-400 bao gồm: ống phóng kiêm ống bảo quả đạn tên lửa, vỏ tên lửa, động cơ và có thể cả một phần của hệ thống điện tử thuộc tổ hợp này.
Không những vậy, Ankara còn sự tự sản xuất phiên bản nội địa của S-400 với sự trợ giúp của phía Nga. Hệ thống phòng thủ mới này sẽ có định danh là Siper và được sản xuất theo nguyên mẫu S-400 với sự đồng ý của Nga.
Hiện phía Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào với thông tin phiên bản Siper như báo Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải.
Tính đến ngày 25/7, Nga đã hoàn tất chuyển giao hệ thống S-400 đầu tiên cho Thổ và chuẩn bị thực hiện việc chuyển giao hệ thống S-400 thứ 2. Thương vụ S-400 được Nga - Thổ chính thức ký hợp đồng vào tháng 12/2017. Bản hợp đồng đã bị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ. NATO viện dẫn các lo ngại an ninh và cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của khối này.
Trong khi đó, Washington nhiều lần đe dọa Ankara bằng lệnh trừng phạt và cam kết loại nước này khỏi chương trình tiêm kích F-35. Bất chấp sự phản đối của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ quyết không từ bỏ thương vụ S-400 và bắt đầu tiếp nhận những thành phần đầu tiên của S-400 và sẵn sàng đưa chúng vào trực chiến.