Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova mới đây cho biết, theo thông tin hiện có, để tham gia chiến trường Ukraine, “Quân đoàn tình nguyện” của Pháp đã xác định thành phần một nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn, gồm 1.500 người vào đầu tháng 3.Hiện lực lượng này đã hoàn thành và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu ở Ukraine vào tháng 4. Sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grushko đã cảnh báo rằng, Nga sẽ không sợ hãi và đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào từ NATO.Cách đây không lâu, Nga tuyên bố sẽ nâng cấp hoạt động quân sự đặc biệt chống lại Ukraine lên thành "hành động chiến tranh", điều này đã tạo ra tình thế mới trong cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến thế giới bên ngoài lo lắng.Thái độ cứng rắn của Nga đối với việc NATO tham gia cuộc chiến dường như đã khiến Pháp bối rối. Vì vậy, theo hãng tin Sputnik của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecor đã có cuộc điện đàm "bất ngờ" với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, vấn đề này đã thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài.Khi Tổng thống Pháp Macron liên tục khẳng định "không loại trừ khả năng NATO đưa quân tới Ukraine", thì việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp chủ động gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga, trong tình huống này có thể thấy, Pháp “có chút lo sợ” với những hành động “trả đũa thẳng tay” của Nga.Một số phương tiện truyền thông nước ngoài tiết lộ, nội dung cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Pháp chủ yếu thảo luận về vụ tấn công khủng bố vào phòng hòa nhạc "City of Crocus". Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đây không phải là nội dung chính.Rất có thể vấn đề Pháp “có thể gửi quân tới Ukraine” là chủ đề thảo luận chính giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước. Đây là vấn đề mà Nga cho là việc can thiệp trực tiếp của NATO vào cuộc xung đột và bị chính nhiều nước NATO phản đối.Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, Bộ trưởng Lecor đã “chủ động” gọi điện cho ông Shoigu, chủ yếu là để "lên án mạnh mẽ" vụ tấn công khủng bố xảy ra tại phòng hòa nhạc ở ngoại ô Moscow, đồng thời khẳng định, các nước phương Tây “không liên quan” đến vụ tấn công khủng bố.Ông Shoigu nhấn mạnh rằng, tất cả những kẻ tham gia vụ khủng bố sẽ bị trừng phạt. Nga có manh mối cho thấy Ukraine có liên quan đến việc tổ chức các cuộc tấn công khủng bố và Nga hy vọng, cơ quan mật vụ Pháp không phải là “kẻ chủ mưu” đằng sau vụ việc này. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cuộc điện thoại bí ẩn này của hai bộ trưởng quốc phòng có thể có những nội dung bí mật khác và vụ khủng bố không phải là nội dung chính của cuộc trò chuyện.Tờ Tầm nhìn của Nga trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng, cuộc trò chuyện giữa hai bộ trưởng quốc phòng có thể không chỉ liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố, mà còn không loại trừ khả năng Pháp sẽ đảm bảo với Moscow rằng, họ "sẽ không đưa quân tới Ukraine". Lý do khiến Pháp gần đây có lập trường “cực kỳ cứng rắn” với Nga là vì, theo quan điểm của Tổng thống Macron, "Pháp đã chịu thiệt hại quá nhiều từ Nga". Pháp trước đó đã mất thuộc địa cuối cùng ở châu Phi và đổ lỗi cho Nga đã "kích động một cuộc đảo chính quân sự ở Niger". Ngoài ra, để đáp trả mạnh mẽ trước việc Tổng thống Macron nhất quyết “đưa quân tới Ukraine”, Quân đội Nga gần đây đã nhiều lần công khai sát hại lính đánh thuê Pháp, khiến Tổng thống Macron cảm thấy nước Pháp đang đánh mất “vị thế lãnh đạo” ở châu Âu. Trong hoàn cảnh như vậy, để giảm bớt tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi nêu trên, Pháp cứng rắn với Nga như một biện pháp nhằm giảm bớt áp lực của chính mình. Tất nhiên, việc đưa quân vào Ukraine để đối đầu trực tiếp với Quân đội Nga có lẽ không phải là kết quả mà Tổng thống Macron muốn thấy.Ngược lại, có thể việc Tổng thống Macron đưa ra lập trường cứng rắn như vậy, phần lớn với hy vọng là nhằm ngăn chặn Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Ukraine, và qua đó nâng cao vị thế lãnh đạo của Pháp ở châu Âu.Tuy nhiên, Nga rõ ràng không “sợ” Tổng thống Macron và leo thang chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại Ukraine thành một "hành động chiến tranh". Điều này có nghĩa là Moscow đã quyết định mạo hiểm xung đột trực tiếp với NATO và tăng cường tấn công nhằm tiêu diệt ý chí phản kháng của Ukraine.Khi xung đột ở Ukraine tiếp tục leo thang, chính các nước phương Tây mới là bên đang lo sợ; vì vậy, Ngoại trưởng Mỹ Blinken mới đây đã đưa ra lời hứa với Nga tại Pháp rằng, Mỹ sẽ không cử một binh sĩ nào đến Ukraine.Trước đó, Tổng thư ký NATO Stoltenberg, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và các nhân vật chính trị khác của các nước NATO, đều bày tỏ sự phản đối việc gửi quân tới Ukraine. Rõ ràng, vì lo ngại xung đột trực tiếp với Nga, Tổng thống Macron đã khuyến khích điều quân tới Ukraine, kết quả là thay vì “khiến Nga sợ hãi”, lại là hành động “gây chia rẽ trong nội bộ NATO”. Sự xuất hiện của tình huống này đã đẩy nước Pháp vào thế “vô cùng lúng túng”.Khi xung đột ở Ukraine tiếp tục leo thang, Nga bất ngờ tung ra thông tin, Pháp "có thể gửi quân tới Ukraine vào đầu tháng 4". Điều này rõ ràng nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối lo ngại của thế giới bên ngoài, về việc xung đột Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến Pháp phải lo lắng hơn. Vì vậy, Bộ trưởng Lecor đành phải “chủ động gọi điện” cho ông Shoigu (lưu ý là gần 2 năm, hai bên không trao đổi điện đàm), có thể tận dụng cơ hội để lên án vụ tấn công khủng bố và hứa rằng, Pháp “sẽ không đưa quân tới Ukraine”, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Pháp và Nga và trao cho Tổng thống Macron có cơ hội thoái lui. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, Reuters, CNN).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova mới đây cho biết, theo thông tin hiện có, để tham gia chiến trường Ukraine, “Quân đoàn tình nguyện” của Pháp đã xác định thành phần một nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn, gồm 1.500 người vào đầu tháng 3.
Hiện lực lượng này đã hoàn thành và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu ở Ukraine vào tháng 4. Sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grushko đã cảnh báo rằng, Nga sẽ không sợ hãi và đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào từ NATO.
Cách đây không lâu, Nga tuyên bố sẽ nâng cấp hoạt động quân sự đặc biệt chống lại Ukraine lên thành "hành động chiến tranh", điều này đã tạo ra tình thế mới trong cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến thế giới bên ngoài lo lắng.
Thái độ cứng rắn của Nga đối với việc NATO tham gia cuộc chiến dường như đã khiến Pháp bối rối. Vì vậy, theo hãng tin Sputnik của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecor đã có cuộc điện đàm "bất ngờ" với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, vấn đề này đã thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài.
Khi Tổng thống Pháp Macron liên tục khẳng định "không loại trừ khả năng NATO đưa quân tới Ukraine", thì việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp chủ động gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga, trong tình huống này có thể thấy, Pháp “có chút lo sợ” với những hành động “trả đũa thẳng tay” của Nga.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài tiết lộ, nội dung cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Pháp chủ yếu thảo luận về vụ tấn công khủng bố vào phòng hòa nhạc "City of Crocus". Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đây không phải là nội dung chính.
Rất có thể vấn đề Pháp “có thể gửi quân tới Ukraine” là chủ đề thảo luận chính giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước. Đây là vấn đề mà Nga cho là việc can thiệp trực tiếp của NATO vào cuộc xung đột và bị chính nhiều nước NATO phản đối.
Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, Bộ trưởng Lecor đã “chủ động” gọi điện cho ông Shoigu, chủ yếu là để "lên án mạnh mẽ" vụ tấn công khủng bố xảy ra tại phòng hòa nhạc ở ngoại ô Moscow, đồng thời khẳng định, các nước phương Tây “không liên quan” đến vụ tấn công khủng bố.
Ông Shoigu nhấn mạnh rằng, tất cả những kẻ tham gia vụ khủng bố sẽ bị trừng phạt. Nga có manh mối cho thấy Ukraine có liên quan đến việc tổ chức các cuộc tấn công khủng bố và Nga hy vọng, cơ quan mật vụ Pháp không phải là “kẻ chủ mưu” đằng sau vụ việc này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cuộc điện thoại bí ẩn này của hai bộ trưởng quốc phòng có thể có những nội dung bí mật khác và vụ khủng bố không phải là nội dung chính của cuộc trò chuyện.
Tờ Tầm nhìn của Nga trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng, cuộc trò chuyện giữa hai bộ trưởng quốc phòng có thể không chỉ liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố, mà còn không loại trừ khả năng Pháp sẽ đảm bảo với Moscow rằng, họ "sẽ không đưa quân tới Ukraine".
Lý do khiến Pháp gần đây có lập trường “cực kỳ cứng rắn” với Nga là vì, theo quan điểm của Tổng thống Macron, "Pháp đã chịu thiệt hại quá nhiều từ Nga". Pháp trước đó đã mất thuộc địa cuối cùng ở châu Phi và đổ lỗi cho Nga đã "kích động một cuộc đảo chính quân sự ở Niger".
Ngoài ra, để đáp trả mạnh mẽ trước việc Tổng thống Macron nhất quyết “đưa quân tới Ukraine”, Quân đội Nga gần đây đã nhiều lần công khai sát hại lính đánh thuê Pháp, khiến Tổng thống Macron cảm thấy nước Pháp đang đánh mất “vị thế lãnh đạo” ở châu Âu.
Trong hoàn cảnh như vậy, để giảm bớt tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi nêu trên, Pháp cứng rắn với Nga như một biện pháp nhằm giảm bớt áp lực của chính mình. Tất nhiên, việc đưa quân vào Ukraine để đối đầu trực tiếp với Quân đội Nga có lẽ không phải là kết quả mà Tổng thống Macron muốn thấy.
Ngược lại, có thể việc Tổng thống Macron đưa ra lập trường cứng rắn như vậy, phần lớn với hy vọng là nhằm ngăn chặn Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Ukraine, và qua đó nâng cao vị thế lãnh đạo của Pháp ở châu Âu.
Tuy nhiên, Nga rõ ràng không “sợ” Tổng thống Macron và leo thang chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại Ukraine thành một "hành động chiến tranh". Điều này có nghĩa là Moscow đã quyết định mạo hiểm xung đột trực tiếp với NATO và tăng cường tấn công nhằm tiêu diệt ý chí phản kháng của Ukraine.
Khi xung đột ở Ukraine tiếp tục leo thang, chính các nước phương Tây mới là bên đang lo sợ; vì vậy, Ngoại trưởng Mỹ Blinken mới đây đã đưa ra lời hứa với Nga tại Pháp rằng, Mỹ sẽ không cử một binh sĩ nào đến Ukraine.
Trước đó, Tổng thư ký NATO Stoltenberg, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và các nhân vật chính trị khác của các nước NATO, đều bày tỏ sự phản đối việc gửi quân tới Ukraine.
Rõ ràng, vì lo ngại xung đột trực tiếp với Nga, Tổng thống Macron đã khuyến khích điều quân tới Ukraine, kết quả là thay vì “khiến Nga sợ hãi”, lại là hành động “gây chia rẽ trong nội bộ NATO”. Sự xuất hiện của tình huống này đã đẩy nước Pháp vào thế “vô cùng lúng túng”.
Khi xung đột ở Ukraine tiếp tục leo thang, Nga bất ngờ tung ra thông tin, Pháp "có thể gửi quân tới Ukraine vào đầu tháng 4". Điều này rõ ràng nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối lo ngại của thế giới bên ngoài, về việc xung đột Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến Pháp phải lo lắng hơn.
Vì vậy, Bộ trưởng Lecor đành phải “chủ động gọi điện” cho ông Shoigu (lưu ý là gần 2 năm, hai bên không trao đổi điện đàm), có thể tận dụng cơ hội để lên án vụ tấn công khủng bố và hứa rằng, Pháp “sẽ không đưa quân tới Ukraine”, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Pháp và Nga và trao cho Tổng thống Macron có cơ hội thoái lui. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, Reuters, CNN).