Theo một số thông tin, vào tháng 2 vừa qua, Nga đã hoàn thành mở rộng căn cứ không quân duy nhất của họ tại Trung Đông, đó là căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia của Syria, nằm sát bờ biển Địa Trung Hải.Động thái tiếp theo là Nga đã lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom tầm xa Tu-22M tới căn cứ này. Các nỗ lực mở rộng đã được khẳng định bằng hai đường băng của căn cứ, được mở rộng và kéo dài thêm khoảng 300 mét.Tuy nhiên với chiều dài đường băng trước đó, đã đủ để hầu hết mọi loại máy bay chiến đấu của Nga cất hạ cánh. Việc cải tạo đường băng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm tầm xa, mang được đủ tải cất cánh; cụ thể là loại máy bay ném bom chiến lược Tu-22M.Tu-22M là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của Nga đang được biên chế (cùng với Tu-95 và Tu-160). Mặc dù có khả năng mang tải kém hơn Tu-95 và Tu-160, nhưng nếu được tiếp nhiên liệu trên không, biến thể Tu-22M3M mới nhất có khả năng bay xuyên lục địa.Tu-22M là một trong những máy bay có khả năng cơ động nhất trên thế giới, nó có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, nó cũng có khả năng tấn công chiến thuật với cả vũ khí dẫn đường chính xác và bom thường tiêu chuẩn.Nhưng ít ai biết, Liên Xô chế tạo Tu-22M với mục đích chính là tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ, bằng tên lửa hành trình siêu âm. Hiện nay Tu-22M được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt nước siêu thanh Kh-32; đây là loại tên lửa được phát triển từ tên lửa Kh-22 của Liên Xô trước kia.Một số máy bay Tu-22M trước đây, đã thực hiện ném bom tại chiến trường Syria từ tháng 11/2015, khi chúng được triển khai trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria. Những chiếc Tu-22M khi đó, được triển khai tại Căn cứ không quân Mozdok ở Bắc Ossetia, cực nam của Nga.Những chiếc Tu-22M cũng được triển khai trong thời gian rất ngắn, cho các nhiệm vụ ở Syria, từ căn cứ không quân Hamedan của Iran. Mặc dù việc này đã gây tranh cãi ở Iran, về việc cho phép các lực lượng nước ngoài sử dụng các căn cứ quân sự của họ. Và lý do này, đã ngăn cản Nga tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự tạị Iran. Căn cứ không quân Khmeimim của Nga được thành lập vào cuối năm 2015, bằng cách cải tạo sân bay quân sự Khmeimim. Và kể từ đó, đã tiếp nhận hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Nga trong biên chế, bao gồm số máy bay chiến đấu cường kích Su-24M và Su-34, là máy bay chủ lực, trong chi viện hỏa lực mặt đất, chống lại lực lượng phiến quân tại Syria.Ngoài ra căn cứ Khmeimim cũng tiếp nhận các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và MiG-29SMT, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35 và Su-27SM3 và thậm chí cả máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57, đã được triển khai nhiều lần, cho mục đích thử nghiệm chiến đấu .Là một loại máy bay ném bom chiến lược, việc triển khai Tu-22M của Nga tại căn cứ Khmeimim có thực sự cần thiết, khi tình hình ở Syria đến nay đã tương đối ổn định? Nga nhất thiết có cần triển khai những máy bay ném bom chiến lược, đến gần tiền tuyến nguy hiểm?Căn cứ không quân Khmeimim trước đây đã bị quân nổi dậy thánh chiến tấn công nhiều lần; những lực lượng này hoạt động với sự “chống lưng” đắc lực của Thổ Nhĩ Kỳ; mặc dù gần đây, khả năng tấn công của phiến quân đã giảm đi đáng kể.Việc triển khai máy bay ném bom Tu-22M sẽ tăng gấp bội sức mạnh hỏa lực tại căn cứ không quân Khmeimim, đồng thời cung cấp cho Nga một vị trí lý tưởng, để tấn công các mục tiêu NATO từ sườn phía nam, được bảo vệ kém hơn của khối này.Lực lượng Không quân chiến lược Nga hiện đã triển khai hơn 60 máy bay ném bom Tu-22M, vào biên chế trực chiến; đồng thời Nga cũng đầu tư vào việc mở rộng các sân bay ở Bắc Cực, để đáp ứng yêu cầu tiến công vào sườn phía bắc của khối NATO.Các chuyến bay thường xuyên hơn trên biển Địa Trung Hải, của máy bay ném bom Nga, có thể cung cấp một phương tiện hiệu quả về chi phí, giúp kéo giãn nguồn lực của NATO và buộc NATO phải chuyển hướng để bảo vệ sườn phía nam của mình. Điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho tình hình an ninh của chính Nga. Nguồn ảnh: Damblev. Cận cảnh một phi vụ tấn công của máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 trong biên chế Không quân Nga. Nguồn: Jiukoyc.
Theo một số thông tin, vào tháng 2 vừa qua, Nga đã hoàn thành mở rộng căn cứ không quân duy nhất của họ tại Trung Đông, đó là căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia của Syria, nằm sát bờ biển Địa Trung Hải.
Động thái tiếp theo là Nga đã lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom tầm xa Tu-22M tới căn cứ này. Các nỗ lực mở rộng đã được khẳng định bằng hai đường băng của căn cứ, được mở rộng và kéo dài thêm khoảng 300 mét.
Tuy nhiên với chiều dài đường băng trước đó, đã đủ để hầu hết mọi loại máy bay chiến đấu của Nga cất hạ cánh. Việc cải tạo đường băng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm tầm xa, mang được đủ tải cất cánh; cụ thể là loại máy bay ném bom chiến lược Tu-22M.
Tu-22M là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của Nga đang được biên chế (cùng với Tu-95 và Tu-160). Mặc dù có khả năng mang tải kém hơn Tu-95 và Tu-160, nhưng nếu được tiếp nhiên liệu trên không, biến thể Tu-22M3M mới nhất có khả năng bay xuyên lục địa.
Tu-22M là một trong những máy bay có khả năng cơ động nhất trên thế giới, nó có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, nó cũng có khả năng tấn công chiến thuật với cả vũ khí dẫn đường chính xác và bom thường tiêu chuẩn.
Nhưng ít ai biết, Liên Xô chế tạo Tu-22M với mục đích chính là tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ, bằng tên lửa hành trình siêu âm. Hiện nay Tu-22M được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt nước siêu thanh Kh-32; đây là loại tên lửa được phát triển từ tên lửa Kh-22 của Liên Xô trước kia.
Một số máy bay Tu-22M trước đây, đã thực hiện ném bom tại chiến trường Syria từ tháng 11/2015, khi chúng được triển khai trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria. Những chiếc Tu-22M khi đó, được triển khai tại Căn cứ không quân Mozdok ở Bắc Ossetia, cực nam của Nga.
Những chiếc Tu-22M cũng được triển khai trong thời gian rất ngắn, cho các nhiệm vụ ở Syria, từ căn cứ không quân Hamedan của Iran. Mặc dù việc này đã gây tranh cãi ở Iran, về việc cho phép các lực lượng nước ngoài sử dụng các căn cứ quân sự của họ. Và lý do này, đã ngăn cản Nga tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự tạị Iran.
Căn cứ không quân Khmeimim của Nga được thành lập vào cuối năm 2015, bằng cách cải tạo sân bay quân sự Khmeimim. Và kể từ đó, đã tiếp nhận hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Nga trong biên chế, bao gồm số máy bay chiến đấu cường kích Su-24M và Su-34, là máy bay chủ lực, trong chi viện hỏa lực mặt đất, chống lại lực lượng phiến quân tại Syria.
Ngoài ra căn cứ Khmeimim cũng tiếp nhận các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và MiG-29SMT, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35 và Su-27SM3 và thậm chí cả máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57, đã được triển khai nhiều lần, cho mục đích thử nghiệm chiến đấu .
Là một loại máy bay ném bom chiến lược, việc triển khai Tu-22M của Nga tại căn cứ Khmeimim có thực sự cần thiết, khi tình hình ở Syria đến nay đã tương đối ổn định? Nga nhất thiết có cần triển khai những máy bay ném bom chiến lược, đến gần tiền tuyến nguy hiểm?
Căn cứ không quân Khmeimim trước đây đã bị quân nổi dậy thánh chiến tấn công nhiều lần; những lực lượng này hoạt động với sự “chống lưng” đắc lực của Thổ Nhĩ Kỳ; mặc dù gần đây, khả năng tấn công của phiến quân đã giảm đi đáng kể.
Việc triển khai máy bay ném bom Tu-22M sẽ tăng gấp bội sức mạnh hỏa lực tại căn cứ không quân Khmeimim, đồng thời cung cấp cho Nga một vị trí lý tưởng, để tấn công các mục tiêu NATO từ sườn phía nam, được bảo vệ kém hơn của khối này.
Lực lượng Không quân chiến lược Nga hiện đã triển khai hơn 60 máy bay ném bom Tu-22M, vào biên chế trực chiến; đồng thời Nga cũng đầu tư vào việc mở rộng các sân bay ở Bắc Cực, để đáp ứng yêu cầu tiến công vào sườn phía bắc của khối NATO.
Các chuyến bay thường xuyên hơn trên biển Địa Trung Hải, của máy bay ném bom Nga, có thể cung cấp một phương tiện hiệu quả về chi phí, giúp kéo giãn nguồn lực của NATO và buộc NATO phải chuyển hướng để bảo vệ sườn phía nam của mình. Điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho tình hình an ninh của chính Nga. Nguồn ảnh: Damblev.
Cận cảnh một phi vụ tấn công của máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 trong biên chế Không quân Nga. Nguồn: Jiukoyc.