Quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công phối hợp vào cơ sở hạ tầng và đường tiếp tế quan trọng tại Kherson, để làm tê liệt lực lượng Nga. Mục tiêu chủ yếu là hai cây cầu tại khu vực. Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga sử dụng những cây cầu và tuyến đường này, để vận chuyển vũ khí hạng nặng.Các cây cầu đường bộ Antonov và cây cầu đường sắt Darivka bắc qua sông Dnipro (Dnieper), cũng như một con đường bên cạnh đập của nhà máy thủy điện Kakhovka, gần đây liên tục bị tên lửa tầm xa của quân đội Ukraine tấn công.Về phần mình, Nga đang cố gắng né tránh hỏa lực của Ukraine bằng cách triển khai các biện pháp đối phó. Người Nga đã triển khai một loạt các thiết bị phản xạ radar hình chóp nón thả dưới nước, sát phía tây của cầu Antonov và gần cầu đường sắt nằm ngay sát thành phố Kherson.Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng, Nga đang triển khai phà vận tải, sau khi ông Yurii Sobolevskyi, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Khu vực Kherson, công bố một số bằng chứng chụp ảnh. Tuy nhiên, những suy đoán này giờ đã được gác lại, với những hình ảnh vệ tinh mới nhất.Sau khi được trang bị vũ khí tầm xa như tên lửa HIMARS, Ukraine đã nâng cao lợi thế chống lại Nga bằng đòn phản công. Nga cũng cáo buộc Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bằng UAV mang chất nổ, nhằm vào Trụ sở hạm đội Biển Đen của nước này, tại bán đảo Crimea.Đó có thể là lý do tại sao người Nga sử dụng thiết bị phản xạ radar, để chống lại những vũ khí dẫn đường bằng radar của Ukraine. Kherson là thành phố đầu tiên rơi vào tay người Nga, trong những ngày đầu của cuộc xung đột.Đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng các biện pháp đối phó này, để phòng thủ trước các cuộc tấn công của Ukraine. Vào đầu tháng 7, họ đã triển khai các sà lan mồi nhử, được bao phủ bởi các thiết bị phản xạ radar và khả năng xả khói mù, để bảo vệ cây cầu Kerch quan trọng nối Nga với bán đảo Crimea.Bên cạnh hình ảnh vệ tinh, cảnh quay về hoạt động của chiếc cầu phao bên cạnh cầu Antonov đã không còn tồn tại. Trong video, có thể thấy bên dưới các gương phản xạ radar hình chóp, nằm dọc theo nhịp giữa hai cây cầu bị phá hủy một phần.Rõ ràng là Nga đã lắp đặt các thiết bị phản xạ góc radar này ở cả hai địa điểm, tạo ra một cây cầu "ảo", có thể được nhìn thấy bên cạnh các cây cầu thực, dựa trên trên ảnh radar vệ tinh. Điều này cũng sẽ giúp lực lượng công binh của Nga, có thời gian để sửa chữa các cây cầu, mà không gặp rủi ro từ các cuộc tấn công.Hiện những cây cầu này là mục tiêu chiến lược chính của tên lửa tầm xa Ukraine, khi hiện nay họ có tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31, được phóng đi bằng các bệ phóng HIMARS và M270. Mặc dù đạn M31 không thể có tầm bắn đến cầu Kerch mà Nga đã phòng thủ tỉ mỉ, nhưng chúng có thể tiếp cận Kherson một cách dễ dàng.Phóng viên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, đã liên hệ với chuyên gia Quốc phòng Girish Linganna của nước này, để hiểu cách Nga lên kế hoạch tự vệ bằng cách sử dụng các thiết bị phản xạ radar này.Ông Linganna nói, “Ở Ukraine, các thông tin cho thấy, quân đội của họ đang sử dụng tên lửa có dẫn đường bằng quán tính và GPS (GMLRS), có mức chính xác rất cao như tên lửa M31; đe dọa cắt đứt nguồn tiếp tế cho Quân đội Nga ở Kherson". Ông Linganna cũng rằng: “Nga đã triển khai các thiết bị làm lệch hướng radar hình chóp. Mặc dù binh sĩ Ukraine có thể phát hiện mục tiêu bằng mắt thường, nhưng tên lửa sử dụng radar và hình ảnh vệ tinh (cũng sử dụng radar chuyên dụng), theo thiết kế của nó, không thể xác định được mục tiêu.Các radar coi toàn bộ phần cong trái đất là một bề mặt phẳng, người Nga khai thác một lỗ hổng kỹ thuật trong phương pháp dẫn đường của tên lửa HIMARS bằng vệ tinh GPS; khi tín hiệu GPS không chính xác, thì tên lửa cũng bay không chính xác.Do đó, mục đích của các bộ phản xạ radar này (hoặc các vật thể kim loại), đôi khi được gọi là bộ phản xạ góc, để đánh lừa các tên lửa dẫn đường bằng radar đang nhằm tấn công cây cầu. Các vật phản xạ, có thể đưa ra một "mục tiêu ảo" hấp dẫn hơn, hoặc khiến việc ngắm mục tiêu chính của radar tên lửa trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, tên lửa M31 của hệ thống HIMARS, không phải là loại tên lửa dẫn đường bằng radar. Vũ khí dẫn đường bằng radar tầm xa duy nhất của Ukraine là tên lửa chống hạm Harpoon, nhưng không được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Ông Linganna giải thích, “Tên lửa M31 sử dụng tọa độ GPS của mục tiêu và hệ thống dẫn đường quán tính của nó. Tọa độ GPS được cung cấp bằng thông tin từ các nguồn khác như vệ tinh; và các vệ tinh sử dụng radar để chọn tọa độ GPS.Mặc dù tên lửa M31 được phóng đi từ bệ phóng HIMARS (hiện được Ukraine sử dụng) không có radar, nhưng các hệ thống cung cấp tín hiệu GPS cho tên lửa M31, đều sử dụng radar để tìm tọa độ mục tiêu; nên các hệ thống phản xạ của Nga, về lý thuyết vẫn đạt hiệu quả.Trong khi một số người khác đang đặt câu hỏi về tính hiệu quả của một hệ thống đơn giản như vậy, để chống lại các vũ khí hiện đại như HIMARS, động thái của Nga dường như dựa trên một ý tưởng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện tại Nga đã xác định, các thiết bị phản xạ radar là loại khí tài quan trọng, để bảo vệ các cây cầu trước mối đe dọa của tên lửa Ukraine.
Quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công phối hợp vào cơ sở hạ tầng và đường tiếp tế quan trọng tại Kherson, để làm tê liệt lực lượng Nga. Mục tiêu chủ yếu là hai cây cầu tại khu vực. Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga sử dụng những cây cầu và tuyến đường này, để vận chuyển vũ khí hạng nặng.
Các cây cầu đường bộ Antonov và cây cầu đường sắt Darivka bắc qua sông Dnipro (Dnieper), cũng như một con đường bên cạnh đập của nhà máy thủy điện Kakhovka, gần đây liên tục bị tên lửa tầm xa của quân đội Ukraine tấn công.
Về phần mình, Nga đang cố gắng né tránh hỏa lực của Ukraine bằng cách triển khai các biện pháp đối phó. Người Nga đã triển khai một loạt các thiết bị phản xạ radar hình chóp nón thả dưới nước, sát phía tây của cầu Antonov và gần cầu đường sắt nằm ngay sát thành phố Kherson.
Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng, Nga đang triển khai phà vận tải, sau khi ông Yurii Sobolevskyi, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Khu vực Kherson, công bố một số bằng chứng chụp ảnh. Tuy nhiên, những suy đoán này giờ đã được gác lại, với những hình ảnh vệ tinh mới nhất.
Sau khi được trang bị vũ khí tầm xa như tên lửa HIMARS, Ukraine đã nâng cao lợi thế chống lại Nga bằng đòn phản công. Nga cũng cáo buộc Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bằng UAV mang chất nổ, nhằm vào Trụ sở hạm đội Biển Đen của nước này, tại bán đảo Crimea.
Đó có thể là lý do tại sao người Nga sử dụng thiết bị phản xạ radar, để chống lại những vũ khí dẫn đường bằng radar của Ukraine. Kherson là thành phố đầu tiên rơi vào tay người Nga, trong những ngày đầu của cuộc xung đột.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng các biện pháp đối phó này, để phòng thủ trước các cuộc tấn công của Ukraine. Vào đầu tháng 7, họ đã triển khai các sà lan mồi nhử, được bao phủ bởi các thiết bị phản xạ radar và khả năng xả khói mù, để bảo vệ cây cầu Kerch quan trọng nối Nga với bán đảo Crimea.
Bên cạnh hình ảnh vệ tinh, cảnh quay về hoạt động của chiếc cầu phao bên cạnh cầu Antonov đã không còn tồn tại. Trong video, có thể thấy bên dưới các gương phản xạ radar hình chóp, nằm dọc theo nhịp giữa hai cây cầu bị phá hủy một phần.
Rõ ràng là Nga đã lắp đặt các thiết bị phản xạ góc radar này ở cả hai địa điểm, tạo ra một cây cầu "ảo", có thể được nhìn thấy bên cạnh các cây cầu thực, dựa trên trên ảnh radar vệ tinh. Điều này cũng sẽ giúp lực lượng công binh của Nga, có thời gian để sửa chữa các cây cầu, mà không gặp rủi ro từ các cuộc tấn công.
Hiện những cây cầu này là mục tiêu chiến lược chính của tên lửa tầm xa Ukraine, khi hiện nay họ có tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh M31, được phóng đi bằng các bệ phóng HIMARS và M270. Mặc dù đạn M31 không thể có tầm bắn đến cầu Kerch mà Nga đã phòng thủ tỉ mỉ, nhưng chúng có thể tiếp cận Kherson một cách dễ dàng.
Phóng viên tờ EurAsian Times của Ấn Độ, đã liên hệ với chuyên gia Quốc phòng Girish Linganna của nước này, để hiểu cách Nga lên kế hoạch tự vệ bằng cách sử dụng các thiết bị phản xạ radar này.
Ông Linganna nói, “Ở Ukraine, các thông tin cho thấy, quân đội của họ đang sử dụng tên lửa có dẫn đường bằng quán tính và GPS (GMLRS), có mức chính xác rất cao như tên lửa M31; đe dọa cắt đứt nguồn tiếp tế cho Quân đội Nga ở Kherson".
Ông Linganna cũng rằng: “Nga đã triển khai các thiết bị làm lệch hướng radar hình chóp. Mặc dù binh sĩ Ukraine có thể phát hiện mục tiêu bằng mắt thường, nhưng tên lửa sử dụng radar và hình ảnh vệ tinh (cũng sử dụng radar chuyên dụng), theo thiết kế của nó, không thể xác định được mục tiêu.
Các radar coi toàn bộ phần cong trái đất là một bề mặt phẳng, người Nga khai thác một lỗ hổng kỹ thuật trong phương pháp dẫn đường của tên lửa HIMARS bằng vệ tinh GPS; khi tín hiệu GPS không chính xác, thì tên lửa cũng bay không chính xác.
Do đó, mục đích của các bộ phản xạ radar này (hoặc các vật thể kim loại), đôi khi được gọi là bộ phản xạ góc, để đánh lừa các tên lửa dẫn đường bằng radar đang nhằm tấn công cây cầu. Các vật phản xạ, có thể đưa ra một "mục tiêu ảo" hấp dẫn hơn, hoặc khiến việc ngắm mục tiêu chính của radar tên lửa trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, tên lửa M31 của hệ thống HIMARS, không phải là loại tên lửa dẫn đường bằng radar. Vũ khí dẫn đường bằng radar tầm xa duy nhất của Ukraine là tên lửa chống hạm Harpoon, nhưng không được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Ông Linganna giải thích, “Tên lửa M31 sử dụng tọa độ GPS của mục tiêu và hệ thống dẫn đường quán tính của nó. Tọa độ GPS được cung cấp bằng thông tin từ các nguồn khác như vệ tinh; và các vệ tinh sử dụng radar để chọn tọa độ GPS.
Mặc dù tên lửa M31 được phóng đi từ bệ phóng HIMARS (hiện được Ukraine sử dụng) không có radar, nhưng các hệ thống cung cấp tín hiệu GPS cho tên lửa M31, đều sử dụng radar để tìm tọa độ mục tiêu; nên các hệ thống phản xạ của Nga, về lý thuyết vẫn đạt hiệu quả.
Trong khi một số người khác đang đặt câu hỏi về tính hiệu quả của một hệ thống đơn giản như vậy, để chống lại các vũ khí hiện đại như HIMARS, động thái của Nga dường như dựa trên một ý tưởng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện tại Nga đã xác định, các thiết bị phản xạ radar là loại khí tài quan trọng, để bảo vệ các cây cầu trước mối đe dọa của tên lửa Ukraine.