Đúng như dự đoán, điều lo lắng nhất cuối cùng của Mỹ cũng đã tới, khi những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams mà họ viện trợ cho Ukraine đã rơi vào tay Nga. Và như vậy cũng đồng nghĩa với nhiều bí mật quân sự sẽ rơi vào tay Nga và cả với những đối thủ tiềm năng của Mỹ.Việc Nga khai thác các bí mật về vũ khí của phương Tây từ các chiến lợi phẩm thu được, không chỉ nhằm tìm hiểu khả năng chiến đấu thực tế của vũ phương Tây, mà quan trọng hơn là tìm ra các giải pháp kỹ thuật thuộc dạng “bí mật quân sự”, mà Nga có thể vận dụng.Vậy Quân đội Nga có thể tiếp thu những công nghệ nào của phương Tây, trên loại xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ, và từ đó biến chúng thành giải pháp trong nước, để cải tiến những chiếc xe tăng của họ? Trước hết về phần động cơ, hệ thống động cơ của xe cơ giới rất quan trọng, đặc biệt là động cơ xe tăng. Động cơ tuabin khí AGT-1500 trang bị cho xe tăng Abrams mạnh hơn động cơ tuabin khí GTD-1250 của Nga trang bị trên xe tăng T-80; trong khi đó với kích thước gần tương đương. Công suất động cơ tua-bin khí AGT-1500 của Mỹ có thể đạt tới 1.500 mã lực; nếu sao chép được, Nga có thể phát triển động cơ tua-bin khí cho xe tăng Nga, để trang bị trên những chiếc xe tăng T-80, loại xe tăng duy nhất của Nga được trang bị động cơ tuabin khí.Về lớp giáp xe: Giống như nhiều xe tăng trên thế giới, xe tăng Abrams của Mỹ được trang bị lớp giáp composite, điều này thực sự thu hút được sự quan tâm của các kỹ sư Nga và lớp giáp của tăng Abrams, được coi là trong những bí mật quan trọng nhất.Nhưng liệu việc nghiên cứu lớp giáp của xe tăng Mỹ, Nga có thể phát hiện lớp giáp của nó có tốt như truyền thông phương Tây thổi phồng hay không? Và nếu có, thì bí quyết tạo nên sức mạnh của nó là gì? Một thực tế tuyệt đối không nên bỏ qua, đó là xét về kích thước đơn vị, thì các bộ phận của lớp giáp phản ứng không nổ (NERA) của tăng Abrams, có khả năng chịu được các đòn đánh từ vũ khí chống tăng tốt hơn so với giáp trên xe tăng dòng T thế hệ 3 của Nga.Mặc dù thành phần của lớp giáp phản xạ hạng nặng (lớp giáp có khe hở), gần giống với lớp giáp phản ứng không nổ, nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ và phương pháp lắp đặt giữa loại giáp tăng của Mỹ và của Nga. Về vũ khí: Đối với xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, điều thực sự thú vị không phải là tìm hiểu về pháo của xe, mà là các loại đạn khác nhau mà nó mang theo. Điều tương tự cũng xảy ra với xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức. Đạn pháo tăng xuyên giáp của phương Tây không chỉ dài hơn, mà còn có đường kính lõi đạn nhỏ hơn. Đầu đạn của chúng khá khác nhau và cốt lõi của hầu hết các loại đạn hiện đại là đa thành phần. Thời gian sẽ trả lời những giải pháp kỹ thuật nào trên xe tăng phương Tây có thể được áp dụng trên những chiếc xe tăng Nga; nhưng trong tương lai gần, chúng ta có thể mong đợi sự phát triển của đạn pháo 125mm của Nga, có thể tiếp cận trình độ đạn pháo tăng của phương Tây. Trên thực tế, những chiếc M1A1 SA Abrams được viện trợ cho Ukraine, là những biến thể bị cắt bớt tính năng với nguyên mẫu biên chế trong Quân đội Mỹ. Tuy có cùng thiết kế khung thân và tháp pháo, nhưng phiên bản SA Abrams của Ukraine không có lớp giáp uranium nghèo, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, cho đến các khí tài phát hiện UAV. Chuyên gia quân sự Alexey Leonkov của Nga nói với hãng tin Sputnik: “Chiếc xe tăng này của Mỹ sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Trước hết, chúng tôi có thể nghiên cứu thân xe tăng, tháp pháo và tất cả các hệ thống bên trong của nó”. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).
Đúng như dự đoán, điều lo lắng nhất cuối cùng của Mỹ cũng đã tới, khi những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams mà họ viện trợ cho Ukraine đã rơi vào tay Nga. Và như vậy cũng đồng nghĩa với nhiều bí mật quân sự sẽ rơi vào tay Nga và cả với những đối thủ tiềm năng của Mỹ.
Việc Nga khai thác các bí mật về vũ khí của phương Tây từ các chiến lợi phẩm thu được, không chỉ nhằm tìm hiểu khả năng chiến đấu thực tế của vũ phương Tây, mà quan trọng hơn là tìm ra các giải pháp kỹ thuật thuộc dạng “bí mật quân sự”, mà Nga có thể vận dụng.
Vậy Quân đội Nga có thể tiếp thu những công nghệ nào của phương Tây, trên loại xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ, và từ đó biến chúng thành giải pháp trong nước, để cải tiến những chiếc xe tăng của họ?
Trước hết về phần động cơ, hệ thống động cơ của xe cơ giới rất quan trọng, đặc biệt là động cơ xe tăng. Động cơ tuabin khí AGT-1500 trang bị cho xe tăng Abrams mạnh hơn động cơ tuabin khí GTD-1250 của Nga trang bị trên xe tăng T-80; trong khi đó với kích thước gần tương đương.
Công suất động cơ tua-bin khí AGT-1500 của Mỹ có thể đạt tới 1.500 mã lực; nếu sao chép được, Nga có thể phát triển động cơ tua-bin khí cho xe tăng Nga, để trang bị trên những chiếc xe tăng T-80, loại xe tăng duy nhất của Nga được trang bị động cơ tuabin khí.
Về lớp giáp xe: Giống như nhiều xe tăng trên thế giới, xe tăng Abrams của Mỹ được trang bị lớp giáp composite, điều này thực sự thu hút được sự quan tâm của các kỹ sư Nga và lớp giáp của tăng Abrams, được coi là trong những bí mật quan trọng nhất.
Nhưng liệu việc nghiên cứu lớp giáp của xe tăng Mỹ, Nga có thể phát hiện lớp giáp của nó có tốt như truyền thông phương Tây thổi phồng hay không? Và nếu có, thì bí quyết tạo nên sức mạnh của nó là gì?
Một thực tế tuyệt đối không nên bỏ qua, đó là xét về kích thước đơn vị, thì các bộ phận của lớp giáp phản ứng không nổ (NERA) của tăng Abrams, có khả năng chịu được các đòn đánh từ vũ khí chống tăng tốt hơn so với giáp trên xe tăng dòng T thế hệ 3 của Nga.
Mặc dù thành phần của lớp giáp phản xạ hạng nặng (lớp giáp có khe hở), gần giống với lớp giáp phản ứng không nổ, nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ và phương pháp lắp đặt giữa loại giáp tăng của Mỹ và của Nga.
Về vũ khí: Đối với xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams, điều thực sự thú vị không phải là tìm hiểu về pháo của xe, mà là các loại đạn khác nhau mà nó mang theo. Điều tương tự cũng xảy ra với xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức.
Đạn pháo tăng xuyên giáp của phương Tây không chỉ dài hơn, mà còn có đường kính lõi đạn nhỏ hơn. Đầu đạn của chúng khá khác nhau và cốt lõi của hầu hết các loại đạn hiện đại là đa thành phần.
Thời gian sẽ trả lời những giải pháp kỹ thuật nào trên xe tăng phương Tây có thể được áp dụng trên những chiếc xe tăng Nga; nhưng trong tương lai gần, chúng ta có thể mong đợi sự phát triển của đạn pháo 125mm của Nga, có thể tiếp cận trình độ đạn pháo tăng của phương Tây.
Trên thực tế, những chiếc M1A1 SA Abrams được viện trợ cho Ukraine, là những biến thể bị cắt bớt tính năng với nguyên mẫu biên chế trong Quân đội Mỹ. Tuy có cùng thiết kế khung thân và tháp pháo, nhưng phiên bản SA Abrams của Ukraine không có lớp giáp uranium nghèo, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, cho đến các khí tài phát hiện UAV.
Chuyên gia quân sự Alexey Leonkov của Nga nói với hãng tin Sputnik: “Chiếc xe tăng này của Mỹ sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Trước hết, chúng tôi có thể nghiên cứu thân xe tăng, tháp pháo và tất cả các hệ thống bên trong của nó”. (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, CNN).