Truyền thông nga cho biết, trong năm 2021 này, lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ cho nhập biên khoảng 5 tiêm kích Su-57 thế hệ 5 mới nhất của nước này.Điều đáng nói là toàn bộ 5 chiếc chiến đấu cơ Su-57 này, dự kiến sẽ chỉ được sản xuất trong thời gian nửa cuối năm 2021. Kể từ đầu năm tới nay, Nga không sản xuất được thêm bất cứ một chiếc chiến đấu cơ Su-57 nào.Việc dây chuyền sản xuất Su-57 bị ngừng suốt 6 tháng đầu năm 2021, được giới truyền thông nước này lý giải là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cũng như nhiều yếu tố khách quan khác.Một điều khá bất ngờ đó là tờ Avia.pro của Nga khẳng định rằng, tới hết năm nay, Không quân Vũ trụ Nga sẽ sở hữu khoảng 76 máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ mới.Điều này đồng nghĩa với việc, Nga sẽ cần phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể sản xuất đủ số lượng yêu cầu theo mục tiêu này.Truyền thông Mỹ và NATO từng nhiều lần nhắc tới lực lượng không quân Vũ trụ Nga, và cho rằng lực lượng này chỉ đang sở hữu khoảng 20 tiêm kích Su-57.Thực tế, số lượng tiêm kích Su-57 Nga đang sở hữu có thể lên tới 30 chiếc. Tuy nhiên số lượng này vẫn là quá ít ỏi, so với những loại tiêm kích thế hệ năm khác của Mỹ hoặc Trung Quốc.Mặc dù đây là một số lượng không hề nhỏ, tuy nhiên nếu xét tới quy mô diện tích và không phận của Nga, kèm theo việc nước này đang có hàng trăm tiêm kích thế hệ 5 của NATO áp sát, việc sở hữu 3 trung đoàn tiêm kích Su-57, rõ ràng chỉ như "muối bỏ bể".Tiêm kích chiến đấu Su-57 hiện đại của Nga được cho là đã tốn tới 60 tỷ Rubble kinh phí nghiên cứu và phát triển, con số này tương đương với khoảng 1,6 tỷ USD.Từng mang tên T-50, tiêm kích chiến đấu thế hệ năm của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2010, tới năm 2013, loại chiến đấu cơ này chính thức được sản xuất hàng loạt ở quy mô nhỏ.Trước đó từ năm 2019, Nga đã tuyên bố sẽ đưa khoảng 76 tiêm kích Su-57 vào biên chế, tương đương với quân số của 3 trung đoàn. Tuy nhiên việc sản xuất sau đó đã không được khởi động hoàn toàn, mà bị đình trệ do nhiều lý do.Tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Su-57 là loại tiêm kích thế hệ năm có tốc độ sản xuất chậm nhất. Các loại chiến đấu cơ cùng hạng khác như J-20 hay F-35, đều đang có tốc độ sản xuất nhanh hơn rất nhiều.Moscow cũng hoàn toàn nhận ra việc sản xuất tiêm kích Su-57 bị chậm so với kế hoạch, nên đã tăng cường cải tiến các loại tiêm kích thế hệ 4++, để đủ tiềm lực đối phó với mối nguy hiểm từ tiêm kích thế hệ 5 Mỹ, NATO.Trước đó từ năm 2012, Ấn Độ cũng từng muốn mua loại tiêm kích thế hệ năm này từ Nga với giá lên tới 100 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên tới năm 2018, New Delhi lại bất ngờ rút khỏi dự án phát triển Su-57, bỏ lại mình Nga với vấn đề tài chính có phần nặng nề. Nguồn ảnh: Ydex. Chiến đấu cơ Su-57 là loại tiêm kích thế hệ 5 có khả năng cơ động tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nguồn: Sukhoi.
Truyền thông nga cho biết, trong năm 2021 này, lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ cho nhập biên khoảng 5 tiêm kích Su-57 thế hệ 5 mới nhất của nước này.
Điều đáng nói là toàn bộ 5 chiếc chiến đấu cơ Su-57 này, dự kiến sẽ chỉ được sản xuất trong thời gian nửa cuối năm 2021. Kể từ đầu năm tới nay, Nga không sản xuất được thêm bất cứ một chiếc chiến đấu cơ Su-57 nào.
Việc dây chuyền sản xuất Su-57 bị ngừng suốt 6 tháng đầu năm 2021, được giới truyền thông nước này lý giải là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cũng như nhiều yếu tố khách quan khác.
Một điều khá bất ngờ đó là tờ Avia.pro của Nga khẳng định rằng, tới hết năm nay, Không quân Vũ trụ Nga sẽ sở hữu khoảng 76 máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ mới.
Điều này đồng nghĩa với việc, Nga sẽ cần phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể sản xuất đủ số lượng yêu cầu theo mục tiêu này.
Truyền thông Mỹ và NATO từng nhiều lần nhắc tới lực lượng không quân Vũ trụ Nga, và cho rằng lực lượng này chỉ đang sở hữu khoảng 20 tiêm kích Su-57.
Thực tế, số lượng tiêm kích Su-57 Nga đang sở hữu có thể lên tới 30 chiếc. Tuy nhiên số lượng này vẫn là quá ít ỏi, so với những loại tiêm kích thế hệ năm khác của Mỹ hoặc Trung Quốc.
Mặc dù đây là một số lượng không hề nhỏ, tuy nhiên nếu xét tới quy mô diện tích và không phận của Nga, kèm theo việc nước này đang có hàng trăm tiêm kích thế hệ 5 của NATO áp sát, việc sở hữu 3 trung đoàn tiêm kích Su-57, rõ ràng chỉ như "muối bỏ bể".
Tiêm kích chiến đấu Su-57 hiện đại của Nga được cho là đã tốn tới 60 tỷ Rubble kinh phí nghiên cứu và phát triển, con số này tương đương với khoảng 1,6 tỷ USD.
Từng mang tên T-50, tiêm kích chiến đấu thế hệ năm của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2010, tới năm 2013, loại chiến đấu cơ này chính thức được sản xuất hàng loạt ở quy mô nhỏ.
Trước đó từ năm 2019, Nga đã tuyên bố sẽ đưa khoảng 76 tiêm kích Su-57 vào biên chế, tương đương với quân số của 3 trung đoàn. Tuy nhiên việc sản xuất sau đó đã không được khởi động hoàn toàn, mà bị đình trệ do nhiều lý do.
Tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Su-57 là loại tiêm kích thế hệ năm có tốc độ sản xuất chậm nhất. Các loại chiến đấu cơ cùng hạng khác như J-20 hay F-35, đều đang có tốc độ sản xuất nhanh hơn rất nhiều.
Moscow cũng hoàn toàn nhận ra việc sản xuất tiêm kích Su-57 bị chậm so với kế hoạch, nên đã tăng cường cải tiến các loại tiêm kích thế hệ 4++, để đủ tiềm lực đối phó với mối nguy hiểm từ tiêm kích thế hệ 5 Mỹ, NATO.
Trước đó từ năm 2012, Ấn Độ cũng từng muốn mua loại tiêm kích thế hệ năm này từ Nga với giá lên tới 100 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên tới năm 2018, New Delhi lại bất ngờ rút khỏi dự án phát triển Su-57, bỏ lại mình Nga với vấn đề tài chính có phần nặng nề. Nguồn ảnh: Ydex.
Chiến đấu cơ Su-57 là loại tiêm kích thế hệ 5 có khả năng cơ động tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nguồn: Sukhoi.