Hiện nay Lada là thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất của Nga khi được trang bị hệ thống vũ khí và điều khiển tự động hóa cao, đặc biệt là động cơ kiểu mới rất yên tĩnh, có độ ồn nhỏ hơn "người tiền nhiệm" Kilo nhiều lần nhằm nâng cao khả năng tàng hình.Đáng chú ý hơn cả, Lada là thế hệ tàu ngầm thông thường đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống đẩy không cần không khí (AIP), cho thời gian hoạt động ngầm dưới biển lâu hơn hẳn tàu ngầm lớp Kilo.Nhưng đáng tiếc sau khi chiếc Lada đầu tiên mang tên St Petersburg hoàn thành, quá trình thử nghiệm đã phát hiện vô số lỗi như trục trặc về hệ thống sonar và động cơ chạy điện.Điều gây lo ngại nhiều nhất là hệ thống AIP của tàu ngầm vẫn chưa đảm bảo an toàn, rất dễ xảy ra cháy nổ trong quá trình vận hành (liên quan đến việc lưu trữ Hidro và Oxy), nếu xảy ra sự cố sẽ là thảm họa nghiêm trọng.Thậm chí cho đến thời điểm hiện tại, Lada vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của Hải quân Nga, khiến họ phải tiếp tục đóng tàu ngầm Kilo 636.3 để cung cấp cho các hạm đội.Gần đây còn có thông tin cho rằng Nga đã quyết định hủy bỏ dự án Lada do có quá nhiều lỗi không thể khắc phục để tập trung phát triển thế hệ tàu ngầm mới hơn mang tên Kalina, họ chỉ đóng nốt những chiếc Lada dở dang trong khi loại bỏ hoàn toàn động cơ AIP.Tuy nhiên trước tình hình trên, phòng thiết kế Rubin lại cho biết, các kỹ sư đã bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ có một không hai để nhận trực tiếp hydro từ nhiên liệu diesel bằng phương pháp có tên reforming (định dạng lại).Phương pháp này cho phép không phải xây dựng kho chứa hydro chuyên dụng tại căn cứ mà sử dụng cơ sở hạ tầng và kho chứa nhiên liệu vẫn dùng trong các trang thiết bị điện-diesel của tàu ngầm phi hạt nhân cổ điển.Quá trình tạo ra dòng điện hoàn toàn không gây ồn, nâng cao rất nhiều độ bí mật của tàu ngầm khi hoạt động, thời gian lặn cũng tăng lên. Theo nhiều nguồn tin, phòng thiết kế Rubin đã chế tạo được thiết bị năng lượng thí nghiệm công suất 400 KW.Để so sánh, sản phẩm tương tự của phương Tây cho công suất không quá 180 KW. Như vậy, mặc dù tiếp cận công nghệ AIP sau nhưng Nga đang tạo ra thế hệ động cơ có tính năng vượt trội so với thành tựu của cả Đức, Nhật, Pháp cộng lại.Tuy vậy, việc Nga tuyên bố rằng các loại vũ khí, khí tài đang trong thời gian thử nghiệm của mình "vượt trội hoàn toàn" sản phẩm của phương Tây không còn là điều xa lạ.Có thể kể ra đây một vài ví dụ như công nghệ tàng hình plasma trên tên lửa đạn đạo Iskander-M hay những tính năng ưu việt khiến tiêm kích Su-57 bỏ xa F-22 của Mỹ...Nhưng thực tế lại thường không diễn ra như những gì Nga vẫn tự hào, thực tế chiến trường Karabakh cho thấy tên lửa Iskander thường xuyên bắn trượt mục tiêu hay tiêm kích tàng hình Su-57 mãi vẫn chưa được sản xuất với số lượng lớn đã cho thấy rõ điều đó.Cần nhắc lại thêm một điều đó là hiện nay công nghiệp quốc phòng Nga hầu như vẫn đang thừa hưởng các thành tựu của Liên bang Xô Viết. Sau năm 1991, Nga có rất ít khí tài đi vào trực chiến thuộc dạng thiết kế mới hoàn toàn.Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia quân sự thì triển vọng đối với hạm đội tàu ngầm Nga vẫn chưa có gì xán lạn, bởi chẳng có dấu hiệu nào cho thấy động cơ AIP mới sẽ ưu việt và vượt trội như các kỹ sư vừa quảng cáo.Không chỉ có vậy, tàu ngầm phương Tây hiện đã tiến lên loại bỏ động cơ AIP để dùng pin Lithium-ion cho thời gian hoạt động dài hơn với độ ồn cực nhỏ, bởi vậy kể cả Nga có thành công với hệ thống động lực mới đi nữa thì họ vẫn bị lạc hậu cả một thế hệ.
Hiện nay Lada là thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất của Nga khi được trang bị hệ thống vũ khí và điều khiển tự động hóa cao, đặc biệt là động cơ kiểu mới rất yên tĩnh, có độ ồn nhỏ hơn "người tiền nhiệm" Kilo nhiều lần nhằm nâng cao khả năng tàng hình.
Đáng chú ý hơn cả, Lada là thế hệ tàu ngầm thông thường đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống đẩy không cần không khí (AIP), cho thời gian hoạt động ngầm dưới biển lâu hơn hẳn tàu ngầm lớp Kilo.
Nhưng đáng tiếc sau khi chiếc Lada đầu tiên mang tên St Petersburg hoàn thành, quá trình thử nghiệm đã phát hiện vô số lỗi như trục trặc về hệ thống sonar và động cơ chạy điện.
Điều gây lo ngại nhiều nhất là hệ thống AIP của tàu ngầm vẫn chưa đảm bảo an toàn, rất dễ xảy ra cháy nổ trong quá trình vận hành (liên quan đến việc lưu trữ Hidro và Oxy), nếu xảy ra sự cố sẽ là thảm họa nghiêm trọng.
Thậm chí cho đến thời điểm hiện tại, Lada vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của Hải quân Nga, khiến họ phải tiếp tục đóng tàu ngầm Kilo 636.3 để cung cấp cho các hạm đội.
Gần đây còn có thông tin cho rằng Nga đã quyết định hủy bỏ dự án Lada do có quá nhiều lỗi không thể khắc phục để tập trung phát triển thế hệ tàu ngầm mới hơn mang tên Kalina, họ chỉ đóng nốt những chiếc Lada dở dang trong khi loại bỏ hoàn toàn động cơ AIP.
Tuy nhiên trước tình hình trên, phòng thiết kế Rubin lại cho biết, các kỹ sư đã bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ có một không hai để nhận trực tiếp hydro từ nhiên liệu diesel bằng phương pháp có tên reforming (định dạng lại).
Phương pháp này cho phép không phải xây dựng kho chứa hydro chuyên dụng tại căn cứ mà sử dụng cơ sở hạ tầng và kho chứa nhiên liệu vẫn dùng trong các trang thiết bị điện-diesel của tàu ngầm phi hạt nhân cổ điển.
Quá trình tạo ra dòng điện hoàn toàn không gây ồn, nâng cao rất nhiều độ bí mật của tàu ngầm khi hoạt động, thời gian lặn cũng tăng lên. Theo nhiều nguồn tin, phòng thiết kế Rubin đã chế tạo được thiết bị năng lượng thí nghiệm công suất 400 KW.
Để so sánh, sản phẩm tương tự của phương Tây cho công suất không quá 180 KW. Như vậy, mặc dù tiếp cận công nghệ AIP sau nhưng Nga đang tạo ra thế hệ động cơ có tính năng vượt trội so với thành tựu của cả Đức, Nhật, Pháp cộng lại.
Tuy vậy, việc Nga tuyên bố rằng các loại vũ khí, khí tài đang trong thời gian thử nghiệm của mình "vượt trội hoàn toàn" sản phẩm của phương Tây không còn là điều xa lạ.
Có thể kể ra đây một vài ví dụ như công nghệ tàng hình plasma trên tên lửa đạn đạo Iskander-M hay những tính năng ưu việt khiến tiêm kích Su-57 bỏ xa F-22 của Mỹ...
Nhưng thực tế lại thường không diễn ra như những gì Nga vẫn tự hào, thực tế chiến trường Karabakh cho thấy tên lửa Iskander thường xuyên bắn trượt mục tiêu hay tiêm kích tàng hình Su-57 mãi vẫn chưa được sản xuất với số lượng lớn đã cho thấy rõ điều đó.
Cần nhắc lại thêm một điều đó là hiện nay công nghiệp quốc phòng Nga hầu như vẫn đang thừa hưởng các thành tựu của Liên bang Xô Viết. Sau năm 1991, Nga có rất ít khí tài đi vào trực chiến thuộc dạng thiết kế mới hoàn toàn.
Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia quân sự thì triển vọng đối với hạm đội tàu ngầm Nga vẫn chưa có gì xán lạn, bởi chẳng có dấu hiệu nào cho thấy động cơ AIP mới sẽ ưu việt và vượt trội như các kỹ sư vừa quảng cáo.
Không chỉ có vậy, tàu ngầm phương Tây hiện đã tiến lên loại bỏ động cơ AIP để dùng pin Lithium-ion cho thời gian hoạt động dài hơn với độ ồn cực nhỏ, bởi vậy kể cả Nga có thành công với hệ thống động lực mới đi nữa thì họ vẫn bị lạc hậu cả một thế hệ.