Bên lề triển lãm hàng hải và hàng không vũ trụ quốc tế ở Malaysia lần thứ 14 (LIMA 2017), chủ tịch Tổng công ty Irkut Oleg Demchenko tuyên bố với TASS rằng, Nga đã chính thức giới thiệu phiên bản xuất khẩu của dòng tiêm kích siêu cơ động Su-30SM tới khách hàng tiềm năng. "Su-30SME là phiên bản xuất khẩu của Su-30SM. Chiếc máy bay đã được cung cấp cho BQP Nga và Kazakhstan - một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước an ninh Tập thể", ông nói. Nguồn ảnh: Air RecognitionĐây được xem là lần thứ 2 Nga giới thiệu và chào hàng tới các nước Đông Nam Á, trong đó có các quốc gia đã sử dụng các phiên bản Su-30 của Sukhoi (Nga) như Việt Nam, Indonesia, Malaysia) tiêm kích Su-30SME. Trước đó, tại Singapore Airshow năm ngoái, Nga cũng đã giới thiệu Su-30SME tới các nước ASEAN. Nguồn ảnh: Fitty Sky ShadesĐặc biệt, cùng với việc ra mắt Su-30SME tại Đông Nam Á, Nga lần đầu tiên đưa các tiêm kích Su-30SM thuộc thành phần Phi đội Hiệp sĩ Nga tới Malaysia thao diễn trước hàng nghìn quan khách quốc tế. Nguồn ảnh: Airplane PicturesKhả năng bay lượn cực đỉnh của Su-30SM hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh số bán Su-30 đang có dấu hiệu chững lại trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, Việt Nam, Indonesia, Malaysia đều không có dấu hiệu sẽ mua thêm Su-30. Nguồn ảnh Airlines.netHiện nay, thông số cụ thể của tiêm kích đa năng Su-30SME vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, phiên bản Su-30SME sẽ chỉ được tích hợp các hệ thống điện tử của Nga, nó sẽ không có thiết bị của Pháp như trên dòng Su-30MKI hay Su-30MKM. Nguồn ảnh Airlines.netDo đó, khả năng cao nếu khách hàng đồng ý, phiên bản chiến đấu cơ Su-30SME vẫn sẽ được sở hữu hệ thống radar mạng pha bị động (PESA) Bars có tầm trinh sát đến 400km, theo dõi mục tiêu cách 200km, theo dõi liên tục 15 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu có thể sẽ bị cắt giảm tính năng so với phiên bản dùng trong nội địa. Dẫu vậy, Bars xuất khẩu hứa hẹn sẽ trang bị những tính năng vượt xa thế hệ radar của Trung Quốc hay Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài radar, Su-30SME hứa hẹn cũng sẽ sở hữu radar quang điện có khả năng phát hiện được cả máy bay tàng hình. Nguồn ảnh Airlines.netSu-30SME cũng chắc chắn sở hữu khả năng sử dụng kho vũ khí "khổng lồ" gồm các loại tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa hành trình và bom hàng không thông minh. Nguồn ảnh Airlines.netMột điểm mạnh nữa trên Su-30SM mà chắc chắn rằng tiêm kích Su-30SME gần như sẽ được thừa hưởng là cặp động cơ tuabin phản lực AL-31FP có tính năng quý giá tích hợp vòi phun có thể chuyển động đem lại khả năng cơ động cao trong không chiến. Mà thực tế, chiếc Su-30SM ở Malaysia đã giúp quan khách thưởng ngoạn tính năng thao diễn đỉnh cao. Nguồn ảnh Airlines.netChiến đấu cơ Su-30SME đương nhiên chắc chắn sẽ nhận được hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho tầm bay có thể tăng lên 5.000km.Nguồn ảnh Airlines.net
Bên lề triển lãm hàng hải và hàng không vũ trụ quốc tế ở Malaysia lần thứ 14 (LIMA 2017), chủ tịch Tổng công ty Irkut Oleg Demchenko tuyên bố với TASS rằng, Nga đã chính thức giới thiệu phiên bản xuất khẩu của dòng tiêm kích siêu cơ động Su-30SM tới khách hàng tiềm năng. "Su-30SME là phiên bản xuất khẩu của Su-30SM. Chiếc máy bay đã được cung cấp cho BQP Nga và Kazakhstan - một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước an ninh Tập thể", ông nói. Nguồn ảnh: Air Recognition
Đây được xem là lần thứ 2 Nga giới thiệu và chào hàng tới các nước Đông Nam Á, trong đó có các quốc gia đã sử dụng các phiên bản Su-30 của Sukhoi (Nga) như Việt Nam, Indonesia, Malaysia) tiêm kích Su-30SME. Trước đó, tại Singapore Airshow năm ngoái, Nga cũng đã giới thiệu Su-30SME tới các nước ASEAN. Nguồn ảnh: Fitty Sky Shades
Đặc biệt, cùng với việc ra mắt Su-30SME tại Đông Nam Á, Nga lần đầu tiên đưa các tiêm kích Su-30SM thuộc thành phần Phi đội Hiệp sĩ Nga tới Malaysia thao diễn trước hàng nghìn quan khách quốc tế. Nguồn ảnh: Airplane Pictures
Khả năng bay lượn cực đỉnh của Su-30SM hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh số bán Su-30 đang có dấu hiệu chững lại trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, Việt Nam, Indonesia, Malaysia đều không có dấu hiệu sẽ mua thêm Su-30. Nguồn ảnh Airlines.net
Hiện nay, thông số cụ thể của tiêm kích đa năng Su-30SME vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, phiên bản Su-30SME sẽ chỉ được tích hợp các hệ thống điện tử của Nga, nó sẽ không có thiết bị của Pháp như trên dòng Su-30MKI hay Su-30MKM. Nguồn ảnh Airlines.net
Do đó, khả năng cao nếu khách hàng đồng ý, phiên bản chiến đấu cơ Su-30SME vẫn sẽ được sở hữu hệ thống radar mạng pha bị động (PESA) Bars có tầm trinh sát đến 400km, theo dõi mục tiêu cách 200km, theo dõi liên tục 15 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu có thể sẽ bị cắt giảm tính năng so với phiên bản dùng trong nội địa. Dẫu vậy, Bars xuất khẩu hứa hẹn sẽ trang bị những tính năng vượt xa thế hệ radar của Trung Quốc hay Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài radar, Su-30SME hứa hẹn cũng sẽ sở hữu radar quang điện có khả năng phát hiện được cả máy bay tàng hình. Nguồn ảnh Airlines.net
Su-30SME cũng chắc chắn sở hữu khả năng sử dụng kho vũ khí "khổng lồ" gồm các loại tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa hành trình và bom hàng không thông minh. Nguồn ảnh Airlines.net
Một điểm mạnh nữa trên Su-30SM mà chắc chắn rằng tiêm kích Su-30SME gần như sẽ được thừa hưởng là cặp động cơ tuabin phản lực AL-31FP có tính năng quý giá tích hợp vòi phun có thể chuyển động đem lại khả năng cơ động cao trong không chiến. Mà thực tế, chiếc Su-30SM ở Malaysia đã giúp quan khách thưởng ngoạn tính năng thao diễn đỉnh cao. Nguồn ảnh Airlines.net
Chiến đấu cơ Su-30SME đương nhiên chắc chắn sẽ nhận được hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho tầm bay có thể tăng lên 5.000km.Nguồn ảnh Airlines.net