Theo tạp chí “Business Insider”, sau cuộc không kích ngày 13/1, các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW) nhận thấy, năng lực tác chiến điện tử của Quân đội Ukraine đã đạt đến bước ngoặt.Đó là lần đầu tiên Quân đội Ukraine sử dụng biện pháp “tác chiến điện tử chủ động”, nhằm đối phó với các cuộc tiến công bằng tên lửa và UAV tự sát tầm xa của Nga, góp phần vô hiệu hóa hơn 20 tên lửa Nga. Theo thông tin của ISW, ngày 13/1, Quân đội Nga tiến hành "cuộc tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn nhằm vào Ukraine, phóng 37 tên lửa và UAV cảm tử vào Ukraine. Các biện pháp đối phó điện tử của Ukraine được sử dụng, ngăn chặn hơn 20 tên lửa Nga bắn trúng mục tiêu.ISW ghi nhận tuyên bố này của Không quân Ukraine: "Đây có thể là một bước ngoặt đối với khả năng tác chiến điện tử của Ukraine, vốn thường được coi là có thể vô hiệu hóa UAV của Nga chứ không phải hệ thống tên lửa".Còn tờ "Business Insider" cho rằng, Nga và Ukraine đang tham gia vào một cuộc chiến phòng thủ và tấn công phòng không, khi Quân đội Nga đang thử nghiệm các tổ hợp tên lửa và UAV tấn công tầm xa khác nhau nhằm vào các hệ thống phòng không của Ukraine.Với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật như máy bay cảnh báo sớm A-50U (loại máy bay vừa bị bắn hạ, có khả năng đang thực hiện nhiệm vụ này), để tìm ra sơ hở trong mạng lưới phòng không Ukraine và tìm được những bước đột phá; Trong thời gian qua, Quân đội Ukraine với sự giúp đỡ hết mình của phương Tây, đang cố gắng không ngừng nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa và UAV tự sát tấn công tầm xa của Nga; đồng thời liên tục điều chỉnh trước những thay đổi về chiến thuật và kỹ thuật của Quân đội Nga.Theo đánh giá của ISW, cuộc đối đầu giữa các cuộc tấn công của tên lửa Nga và các hệ thống phòng không của Ukraine, chính là cuộc đối đầu giữa khả năng tấn công tầm xa và phòng không; là một phần của cuộc đối đầu phòng thủ và tấn công về mặt chiến thuật và kỹ thuật.Theo tờ "Business Insider", nhờ được đầu tư và quan tâm trước chiến tranh, Quân đội Nga được đánh giá là mạnh hơn Quân đội Ukraine trong lĩnh vực tác chiến điện tử; thể hiện ở việc Quân đội Nga được trang bị nhiều loại thiết bị tác chiến điện tử khác nhau.Các thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã khiến nhiều vũ khí phương Tây viện trợ cho Quân đội Ukraine tê liệt trên chiến trường, như tên lửa dẫn đường vệ tinh HIMARS hay đạn pháo Excalibur.Tuy nhiên, với việc phát huy nội lực và đặc biệt là với sự giúp đỡ của phương Tây, các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine để chống lại các cuộc không kích của Quân đội Nga, cũng đã đạt được thành công ngày càng lớn. Quân đội Ukraine đang ngày càng chú trọng đến năng lực tác chiến điện tử của họ, đặc biệt là phòng không. "Business Insider" dẫn lời Tiến sĩ Jed McGlynn, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đồng thời là chuyên gia về Nga cung cấp thông tin.Theo Tiến sĩ Jed McGlynn, việc làm cạn kho tên lửa phòng không Patriot và các loại tên lửa phòng không khác của Quân đội Ukraine, là một "thành phần rõ ràng trong chiến lược của Nga". Thứ nhất, Moscow đã coi hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine là trọng tâm tuyên truyền trong nước của mình. Thứ hai là hệ thống phòng không của Nga cũng đang hoạt động hiệu quả, khiến người Nga tin vào lời tuyên truyền của Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga. Ông Yaroslav Trofimov, trưởng phóng viên phụ trách các vấn đề quốc tế của tờ Wall Street Journal (Mỹ), cũng có quan điểm tương tự, ông tin rằng Quân đội Nga đang cố gắng tiêu diệt hệ thống phòng không Patriot bằng cách tiêu thụ toàn bộ kho tên lửa của Ukraine.Ông Trofimov cũng cho rằng, không chỉ săn lùng hệ thống phòng không Patriot, Ukraine cũng đang sử dụng phương pháp tương tự để phá hủy NASAMS và IRIS-T, là những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Ukraine. Tình hình hiện tại có vẻ rất thuận lợi cho Quân đội Nga khi sử dụng chiến thuật này.Trong một diễn biến khác, người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Yury Ihnat hôm 16/1 nói rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây dường như đã làm giảm chất lượng của tên lửa Nga. Nếu chất lượng của tên lửa Nga thực sự giảm sút, điều đó sẽ gây thách thức cho Moscow khi tìm cách phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine.
Theo tạp chí “Business Insider”, sau cuộc không kích ngày 13/1, các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW) nhận thấy, năng lực tác chiến điện tử của Quân đội Ukraine đã đạt đến bước ngoặt.
Đó là lần đầu tiên Quân đội Ukraine sử dụng biện pháp “tác chiến điện tử chủ động”, nhằm đối phó với các cuộc tiến công bằng tên lửa và UAV tự sát tầm xa của Nga, góp phần vô hiệu hóa hơn 20 tên lửa Nga.
Theo thông tin của ISW, ngày 13/1, Quân đội Nga tiến hành "cuộc tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn nhằm vào Ukraine, phóng 37 tên lửa và UAV cảm tử vào Ukraine. Các biện pháp đối phó điện tử của Ukraine được sử dụng, ngăn chặn hơn 20 tên lửa Nga bắn trúng mục tiêu.
ISW ghi nhận tuyên bố này của Không quân Ukraine: "Đây có thể là một bước ngoặt đối với khả năng tác chiến điện tử của Ukraine, vốn thường được coi là có thể vô hiệu hóa UAV của Nga chứ không phải hệ thống tên lửa".
Còn tờ "Business Insider" cho rằng, Nga và Ukraine đang tham gia vào một cuộc chiến phòng thủ và tấn công phòng không, khi Quân đội Nga đang thử nghiệm các tổ hợp tên lửa và UAV tấn công tầm xa khác nhau nhằm vào các hệ thống phòng không của Ukraine.
Với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật như máy bay cảnh báo sớm A-50U (loại máy bay vừa bị bắn hạ, có khả năng đang thực hiện nhiệm vụ này), để tìm ra sơ hở trong mạng lưới phòng không Ukraine và tìm được những bước đột phá;
Trong thời gian qua, Quân đội Ukraine với sự giúp đỡ hết mình của phương Tây, đang cố gắng không ngừng nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa và UAV tự sát tấn công tầm xa của Nga; đồng thời liên tục điều chỉnh trước những thay đổi về chiến thuật và kỹ thuật của Quân đội Nga.
Theo đánh giá của ISW, cuộc đối đầu giữa các cuộc tấn công của tên lửa Nga và các hệ thống phòng không của Ukraine, chính là cuộc đối đầu giữa khả năng tấn công tầm xa và phòng không; là một phần của cuộc đối đầu phòng thủ và tấn công về mặt chiến thuật và kỹ thuật.
Theo tờ "Business Insider", nhờ được đầu tư và quan tâm trước chiến tranh, Quân đội Nga được đánh giá là mạnh hơn Quân đội Ukraine trong lĩnh vực tác chiến điện tử; thể hiện ở việc Quân đội Nga được trang bị nhiều loại thiết bị tác chiến điện tử khác nhau.
Các thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã khiến nhiều vũ khí phương Tây viện trợ cho Quân đội Ukraine tê liệt trên chiến trường, như tên lửa dẫn đường vệ tinh HIMARS hay đạn pháo Excalibur.
Tuy nhiên, với việc phát huy nội lực và đặc biệt là với sự giúp đỡ của phương Tây, các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine để chống lại các cuộc không kích của Quân đội Nga, cũng đã đạt được thành công ngày càng lớn.
Quân đội Ukraine đang ngày càng chú trọng đến năng lực tác chiến điện tử của họ, đặc biệt là phòng không. "Business Insider" dẫn lời Tiến sĩ Jed McGlynn, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đồng thời là chuyên gia về Nga cung cấp thông tin.
Theo Tiến sĩ Jed McGlynn, việc làm cạn kho tên lửa phòng không Patriot và các loại tên lửa phòng không khác của Quân đội Ukraine, là một "thành phần rõ ràng trong chiến lược của Nga".
Thứ nhất, Moscow đã coi hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine là trọng tâm tuyên truyền trong nước của mình. Thứ hai là hệ thống phòng không của Nga cũng đang hoạt động hiệu quả, khiến người Nga tin vào lời tuyên truyền của Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga.
Ông Yaroslav Trofimov, trưởng phóng viên phụ trách các vấn đề quốc tế của tờ Wall Street Journal (Mỹ), cũng có quan điểm tương tự, ông tin rằng Quân đội Nga đang cố gắng tiêu diệt hệ thống phòng không Patriot bằng cách tiêu thụ toàn bộ kho tên lửa của Ukraine.
Ông Trofimov cũng cho rằng, không chỉ săn lùng hệ thống phòng không Patriot, Ukraine cũng đang sử dụng phương pháp tương tự để phá hủy NASAMS và IRIS-T, là những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Ukraine. Tình hình hiện tại có vẻ rất thuận lợi cho Quân đội Nga khi sử dụng chiến thuật này.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn lực lượng Không quân Ukraine Yury Ihnat hôm 16/1 nói rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây dường như đã làm giảm chất lượng của tên lửa Nga. Nếu chất lượng của tên lửa Nga thực sự giảm sút, điều đó sẽ gây thách thức cho Moscow khi tìm cách phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine.