Bà Maria Zakharova - Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã nhắc nhở Pháp rằng, việc mất các hợp đồng quan trọng trị giá hàng tỷ USD đã trở thành chuyện thường tình đối với Paris.Nhà ngoại giao Nga đã viết về điều này trên kênh Telegram của mình, bình luận về việc Australia từ chối hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD và nhắc lại tình hình xảy ra với thỏa thuận Nga - Pháp về tàu sân bay trực thăng Mistral."Đó đích thực là những nhát dao mà bạn cảm thấy thật tồi tệ", bà Zakharova nhấn mạnh và nhắc nhở giới chức Pháp rằng vào năm 2015, chính Paris đã chấm dứt thỏa thuận với Moskva về hợp đồng đóng tàu Mistral trị giá 1,2 tỷ euro ký năm 2011.Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cũng nói với công chúng về "cú đâm sau lưng", về "sự tức giận và cay đắng" mà Paris phải trải qua sau khi Canberra rút khỏi thỏa thuận với Công ty quốc phòng DCNS của nước này.Được biết sau đó Ngoại trưởng Pháp đã yêu cầu Mỹ và Australia giải thích nguyên nhân dẫn tới quyết định của mình, mặc dù ông hoàn toàn biết rõ chuyện gì đang xảy ra.Xin lưu ý rằng vào tháng 4/2016, DCNS đã trở thành người chiến thắng trong cuộc đấu thầu do Hải quân Australia tổ chức, khi họ muốn thay thế các tàu ngầm phi hạt nhân lớp Collins sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2026.Phía Australia đã hứa trả cho Pháp khoảng 50 tỷ AUD (35 tỷ USD) để mua 12 tàu ngầm Shortfin Barracuda Block 1A (một phiên bản phi hạt nhân của các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc dự án Barracuda).Tuy nhiên tới mùa xuân năm 2021, báo chí được biết rằng "thỏa thuận thế kỷ" đang có nguy cơ thất bại - người Pháp không muốn tiết lộ các công nghệ chủ chốt, trong khi Australia yêu cầu những tàu ngầm phải được đóng trên lãnh thổ của họ.Vào ngày 15/9/2021, diễn biến đáng chú ý đã tới, khi Australia, Anh và Mỹ tạo lập liên minh quốc phòng ba bên - AUUKUS, nhằm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì lợi ích "an ninh và thịnh vượng".Là một phần của khối quân sự mới, Australia sẽ lần đầu tiên có thể đóng tàu ngầm hạt nhân nhằm cạnh tranh ngang hàng với Bắc Kinh, đặc biệt khi Canberra đang mở rộng hoạt động của mình ra các vùng biển xa.London và Washington hứa sẽ hỗ trợ Canberra trong vấn đề này với tất cả các nguồn lực hiện có. Khi đã được cung cấp công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân thì dĩ nhiên Australia chẳng cần tàu ngầm thông thường của Pháp nữa.Vấn đề cần lưu ý nữa ở chỗ, đây đã là lần thứ hai Pháp để mất thương vụ quốc phòng hàng chục tỷ USD chỉ vì không chấp nhận chuyển giao công nghệ để đối tác sản xuất tại chỗ, bất chấp đây là điều khoản được đưa ra từ đầu.Trước đó, Ấn Độ cũng đã hủy hợp đồng mua sắm 126 tiêm kích đa năng Rafale theo gói thầu MMRCA chỉ vì Paris không chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho những chiếc được New Delhi lắp ráp.Còn sắp tới, chưa rõ Australia có nghĩa vụ phải bồi thường gì cho Pháp khi quyết định hủy bỏ hợp đồng quốc phòng cực lớn nói trên hay không?
Bà Maria Zakharova - Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã nhắc nhở Pháp rằng, việc mất các hợp đồng quan trọng trị giá hàng tỷ USD đã trở thành chuyện thường tình đối với Paris.
Nhà ngoại giao Nga đã viết về điều này trên kênh Telegram của mình, bình luận về việc Australia từ chối hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD và nhắc lại tình hình xảy ra với thỏa thuận Nga - Pháp về tàu sân bay trực thăng Mistral.
"Đó đích thực là những nhát dao mà bạn cảm thấy thật tồi tệ", bà Zakharova nhấn mạnh và nhắc nhở giới chức Pháp rằng vào năm 2015, chính Paris đã chấm dứt thỏa thuận với Moskva về hợp đồng đóng tàu Mistral trị giá 1,2 tỷ euro ký năm 2011.
Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cũng nói với công chúng về "cú đâm sau lưng", về "sự tức giận và cay đắng" mà Paris phải trải qua sau khi Canberra rút khỏi thỏa thuận với Công ty quốc phòng DCNS của nước này.
Được biết sau đó Ngoại trưởng Pháp đã yêu cầu Mỹ và Australia giải thích nguyên nhân dẫn tới quyết định của mình, mặc dù ông hoàn toàn biết rõ chuyện gì đang xảy ra.
Xin lưu ý rằng vào tháng 4/2016, DCNS đã trở thành người chiến thắng trong cuộc đấu thầu do Hải quân Australia tổ chức, khi họ muốn thay thế các tàu ngầm phi hạt nhân lớp Collins sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2026.
Phía Australia đã hứa trả cho Pháp khoảng 50 tỷ AUD (35 tỷ USD) để mua 12 tàu ngầm Shortfin Barracuda Block 1A (một phiên bản phi hạt nhân của các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc dự án Barracuda).
Tuy nhiên tới mùa xuân năm 2021, báo chí được biết rằng "thỏa thuận thế kỷ" đang có nguy cơ thất bại - người Pháp không muốn tiết lộ các công nghệ chủ chốt, trong khi Australia yêu cầu những tàu ngầm phải được đóng trên lãnh thổ của họ.
Vào ngày 15/9/2021, diễn biến đáng chú ý đã tới, khi Australia, Anh và Mỹ tạo lập liên minh quốc phòng ba bên - AUUKUS, nhằm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì lợi ích "an ninh và thịnh vượng".
Là một phần của khối quân sự mới, Australia sẽ lần đầu tiên có thể đóng tàu ngầm hạt nhân nhằm cạnh tranh ngang hàng với Bắc Kinh, đặc biệt khi Canberra đang mở rộng hoạt động của mình ra các vùng biển xa.
London và Washington hứa sẽ hỗ trợ Canberra trong vấn đề này với tất cả các nguồn lực hiện có. Khi đã được cung cấp công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân thì dĩ nhiên Australia chẳng cần tàu ngầm thông thường của Pháp nữa.
Vấn đề cần lưu ý nữa ở chỗ, đây đã là lần thứ hai Pháp để mất thương vụ quốc phòng hàng chục tỷ USD chỉ vì không chấp nhận chuyển giao công nghệ để đối tác sản xuất tại chỗ, bất chấp đây là điều khoản được đưa ra từ đầu.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã hủy hợp đồng mua sắm 126 tiêm kích đa năng Rafale theo gói thầu MMRCA chỉ vì Paris không chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho những chiếc được New Delhi lắp ráp.
Còn sắp tới, chưa rõ Australia có nghĩa vụ phải bồi thường gì cho Pháp khi quyết định hủy bỏ hợp đồng quốc phòng cực lớn nói trên hay không?