Truyền thông Nga cho biết, hải quân nước này sẽ cử ít nhất 50 tàu chiến tới sát vùng biển ngoài khơi nước Mỹ, như một hành động trả đũa việc Mỹ đưa tàu chiến tới sát lãnh hải Nga thời gian gần đây.Trong đội tàu được Hải quân Nga cử đi, sẽ bao gồm cả các tàu chiến mặt nước chiến lược, không loại trừ khả năng có cả sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân.Một số lượng lớn các máy bay chiến đấu, máy bay chiến lược cũng sẽ được Moscow triển khai tới sát không phận Mỹ, nhằm tăng cường sức ép lên Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước.Với ưu thế lãnh thổ rộng lớn, các máy bay chiến lược và máy bay chiến thuật của Nga, có thể cất cánh từ lãnh thổ nước này, bay áp sát không phận Mỹ một cách dễ dàng, mà không cần tới tàu sân bay.Trang Sohu của Trung Quốc nhận định, phản ứng này của Moscow có thể sẽ khiến cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng bị chấn động mạnh, đơn giản là do phía Mỹ không thể tin rằng, Moscow lại có phản ứng táo bạo tới vậy.Hải quân Nga dù không còn huy hoàng như thời Liên Xô, nhưng vẫn là một trong những quốc gia có sức mạnh trên biển đứng hàng đầu thế giới, với nhiều loại tàu chiến hiện đại, nguy hiểm.Lực lượng này hiện đang duy trì quân số khoảng 160.000 người, bao gồm thủy thủ, sĩ quan chỉ huy và nhân viên kỹ thuật.Ngoài ra, lực lượng Không quân Hải quân Nga cũng đang sở hữu khoảng 359 máy bay các loại, trong đó bao gồm các loại tiêm kích, máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm,...Tính tới năm 2020, lực lượng Hải quân Nga đang sở hữu 3 tuần dương hạm hạng nặng, 3 tuần dương hạm, 16 khu trục hạm, 26 khinh hạm, 92 hộ vệ hạm, 28 tàu vận tải chở xe tăng.Ngoài ra, lực lượng này còn sở hữu 15 tàu chiến dành cho nhiệm vụ đặc biệt, 42 tàu tuần tra, 48 tàu quét mìn. Nguy hiểm nhất trong biên chế lực lượng này,là hơn 60 tàu ngầm các loại, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công.Mặc dù kể từ khi Liên Xô tan rã tới nay, Nga chưa từng đóng được bất cứ tàu chiến nào có trọng tải trên 15.000 tấn. Tuy nhiên di sản mà Liên Xô để lại, tới nay vẫn giúp Moscow giữ vững vị thế của mình.Không chỉ có lực lượng hùng hậu, Hải quân Nga còn có kinh nghiệm tác chiến hiện đại rất phong phú, khi đã tham gia nhiều cuộc chiến từ năm 1991 tới nay, bao gồm cuộc chiến tranh Nam Ossetia, cuộc chiến ở bán đảo Crimea, chiến tranh Syria, hay thậm chí tham gia chống cướp biển Somali.Mặc dù vậy, lực lượng tàu ngầm mới được cho là điểm nhấn của hải quân Nga. Số lượng tàu ngầm Nga đang sở hữu, chỉ đứng thứ hai thế giới và thua kém Mỹ vài chiếc. Nguồn ảnh: Nvalb. Hải quân Nga dự kiến bổ sung một loạt các tàu cỡ nhỏ vào biên chế trong năm 2021 này. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Truyền thông Nga cho biết, hải quân nước này sẽ cử ít nhất 50 tàu chiến tới sát vùng biển ngoài khơi nước Mỹ, như một hành động trả đũa việc Mỹ đưa tàu chiến tới sát lãnh hải Nga thời gian gần đây.
Trong đội tàu được Hải quân Nga cử đi, sẽ bao gồm cả các tàu chiến mặt nước chiến lược, không loại trừ khả năng có cả sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân.
Một số lượng lớn các máy bay chiến đấu, máy bay chiến lược cũng sẽ được Moscow triển khai tới sát không phận Mỹ, nhằm tăng cường sức ép lên Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Với ưu thế lãnh thổ rộng lớn, các máy bay chiến lược và máy bay chiến thuật của Nga, có thể cất cánh từ lãnh thổ nước này, bay áp sát không phận Mỹ một cách dễ dàng, mà không cần tới tàu sân bay.
Trang Sohu của Trung Quốc nhận định, phản ứng này của Moscow có thể sẽ khiến cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng bị chấn động mạnh, đơn giản là do phía Mỹ không thể tin rằng, Moscow lại có phản ứng táo bạo tới vậy.
Hải quân Nga dù không còn huy hoàng như thời Liên Xô, nhưng vẫn là một trong những quốc gia có sức mạnh trên biển đứng hàng đầu thế giới, với nhiều loại tàu chiến hiện đại, nguy hiểm.
Lực lượng này hiện đang duy trì quân số khoảng 160.000 người, bao gồm thủy thủ, sĩ quan chỉ huy và nhân viên kỹ thuật.
Ngoài ra, lực lượng Không quân Hải quân Nga cũng đang sở hữu khoảng 359 máy bay các loại, trong đó bao gồm các loại tiêm kích, máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm,...
Tính tới năm 2020, lực lượng Hải quân Nga đang sở hữu 3 tuần dương hạm hạng nặng, 3 tuần dương hạm, 16 khu trục hạm, 26 khinh hạm, 92 hộ vệ hạm, 28 tàu vận tải chở xe tăng.
Ngoài ra, lực lượng này còn sở hữu 15 tàu chiến dành cho nhiệm vụ đặc biệt, 42 tàu tuần tra, 48 tàu quét mìn. Nguy hiểm nhất trong biên chế lực lượng này,là hơn 60 tàu ngầm các loại, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công.
Mặc dù kể từ khi Liên Xô tan rã tới nay, Nga chưa từng đóng được bất cứ tàu chiến nào có trọng tải trên 15.000 tấn. Tuy nhiên di sản mà Liên Xô để lại, tới nay vẫn giúp Moscow giữ vững vị thế của mình.
Không chỉ có lực lượng hùng hậu, Hải quân Nga còn có kinh nghiệm tác chiến hiện đại rất phong phú, khi đã tham gia nhiều cuộc chiến từ năm 1991 tới nay, bao gồm cuộc chiến tranh Nam Ossetia, cuộc chiến ở bán đảo Crimea, chiến tranh Syria, hay thậm chí tham gia chống cướp biển Somali.
Mặc dù vậy, lực lượng tàu ngầm mới được cho là điểm nhấn của hải quân Nga. Số lượng tàu ngầm Nga đang sở hữu, chỉ đứng thứ hai thế giới và thua kém Mỹ vài chiếc. Nguồn ảnh: Nvalb.
Hải quân Nga dự kiến bổ sung một loạt các tàu cỡ nhỏ vào biên chế trong năm 2021 này. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.