Thời gian qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì 4 phiên họp liên tiếp (vào các ngày 2,3,4 và 5/12) với các lãnh đạo cao nhất Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các thành viên Chính phủ đặc trách các vấn đề quốc phòng và công nghiệp quốc phòng. Trong số các cuộc họp này, nhà lãnh đạo Nga đã dành gần như trọn vẹn 2 cuộc đầu tiên cho một trong những chủ đề nổi bật là hiện đại hóa lực lượng hải quân Nga.Trong cuộc họp ngày 2/12 tại Sochi, Tổng thống Nga cho biết các thành viên dự họp thảo luận chi tiết về tình trạng và phương hướng tăng cường tiềm năng chiến đấu của Hải quân Nga và lắng nghe báo cáo của các nhà lãnh đạo ngành đóng tàu về tiến độ xây dựng các tàu chiến, tàu vận tải hiện đại.Ông Putin nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hải quân Nga trong việc đảm bảo khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ lợi ích của Nga trên các đại dương và đóng góp đáng kể để duy trì sự ổn định chính trị và quân sự. Truyền thông Nga đưa tin Hải quân Nga được trang bị những tàu mới nhất với tên lửa hiện đại mạnh, cải thiện tính năng kỹ-chiến thuật, độ chính xác và cự ly tiêu diệt mục tiêu. Theo Tổng thống Nga, những vũ khí hiệu quả như vậy có thể thay đổi hoàn toàn tình hình tại các chiến trường và đảm bảo vô hiệu hóa mọi hành động gây hấn chống lại Nga.Ông Putin nhấn mạnh khả năng chiến đấu của Hải quân Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria và đánh giá cao sự gắn kết của các đơn vị và đội hình hải quân, cũng như sự chuyên nghiệp của các lực lượng tham gia chiến dịch, các chỉ huy, thủy thủ và phi công hải quân. Theo Tổng thống Nga, một nhóm tàu chiến Nga thường trực hiện diện ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria và tại cảng Tartus.Ông Putin đánh giá trong năm 2019, các tàu Hải quân Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ ở vùng biển Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bao gồm bảo vệ tự do hàng hải và chống cướp biển ở Biển Đông, eo biển Aden, Malacca, ngoài khơi Singapore và vùng biển Caribe. Tổng cộng có 111 chuyến đi biển đã được thực hiện với sự tham gia của 70 tàu chiến mặt nước, 27 tàu hỗ trợ, 15 tàu ngầm đa năng.Nhà lãnh đạo Nga đề cập đến thành công của Cuộc tập trận Tấm khiên đại dương 2019 lần đầu tiên có sự tham gia của lực lượng không quân hải quân của cả 4 hạm đội chủ lực của quân đội Nga. Ngoài ra, cuộc tập trận chiến thuật ở Bắc Cực cũng được nhắc đến, đặc biệt nhấn mạnh việc Hải quân đánh bộ của Hạm đội phương Bắc đã thực hành đổ bộ lên bờ biển và các đảo ở Bắc Băng Dương, đồng thời các tàu chiến thực hiện các hoạt động bảo vệ hoạt động kinh tế biển trên thềm lục địa ở Bắc Cực.Tổng thống Nga nêu 3 nhiệm vụ ưu tiên hiện đại hóa Hải quân Nga, trước hết là duy trì tốc độ phát triển hiện nay với sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và quân đội, cũng như của các tổ hợp công nghiệp và nghiên cứu khoa học của đất nước. Nhiệm vụ tăng cường khả năng chiến đấu cho Hải quân được Tổng thống Nga nhấn mạnh vào kế hoạch tiếp nhận các tàu khu trục và tàu ngầm được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon, tàu hộ tống và tàu đổ bộ đa năng. Bên cạnh đó, ông Putin nhắc tới việc phát triển các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ cho phát triển hải quân.Ngày 3/12, Tổng thống Nga Putin chủ trì phiên họp thứ hai tại Sochi để thảo luận về tiến độ thực hiện các đơn đặt hàng dành cho Hải quân Nga. Đáng chú ý, trước khi bắt đầu phiên họp, Tổng thống Nga đề cập đến những thách thức mới từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhân dịp tổ chức này tiến hành hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập tại London.Theo ông Puitn, NATO được thành lập vào năm 1949 như một thành tố Chiến tranh Lạnh và chống Liên Xô. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, khối Warsaw không còn tồn tại và Liên Xô cũng đã sụp đổ, nhưng NATO không những vẫn tồn tại mà còn tiếp tục mở rộng. Nếu thời điểm ban đầu chỉ có 12 thành viên, đến nay tổng số đã là 29 thành viên. Tổng ngân sách quốc phòng của các nước NATO chiếm 70% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.Moscow nhiều lần bày tỏ thiện chí hợp tác với NATO, sẵn sàng cùng nhau chống lại các mối đe dọa thực tế, bao gồm khủng bố quốc tế, xung đột vũ trang cục bộ, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nga đã nhiều lần thực hiện các bước đi thiện chí hướng tới liên minh, cố gắng đề xuất chương trình nghị sự mang tính xây dựng. Một số hoạt động chung giữa Nga và NATO đã được tổ chức. Tuy nhiên, sau năm 2008, sự hợp tác chung đã thực sự chấm dứt vì liên minh đã hành động không phù hợp với Nga, đúng hơn là không “đếm xỉa” đến bất kỳ lợi ích nào của Nga. Tuy nhiên, Putin hy vọng rằng lợi ích của nền an ninh chung và một tương lai hòa bình, ổn định cho toàn thế giới sẽ thắng thế.Ông Putin nhấn mạnh Nga buộc phải coi việc mở rộng NATO, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của tổ chức này ở gần biên giới Nga, là một trong những mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh Nga. Do đó, Nga dành ưu tiên cao nhất cho việc tái trang bị kỹ thuật hiện đại cho lực lượng vũ trang, bao gồm hiện đại hóa Hải quân.Ông cho biết trong năm nay, Hải quân Nga nhận hơn 480 loại vũ khí và trang thiết bị quân sự. Trong số đó có 2 tàu ngầm, 23 tàu mặt nước và tàu hỗ trợ, 3 máy bay, 4 hệ thống tên lửa bờ, hơn 400 đơn vị vũ khí tên lửa và ngư lôi khác nhau.Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Nga đang được chuyển đổi sang các tàu ngầm hạt nhân hiện đại lớp Borey với tên lửa đạn đạo Bulava. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A đầu tiên mang tên Công tước Vladimir đang ở giai đoạn cuối của thử nghiệm quốc gia trước khi được bàn giao cho Hải quân Nga. Bốn tàu khác cùng lớp này cũng đang được đóng mới.Theo nhà lãnh đạo Nga, các tàu chiến trang bị tên lửa hành trình tầm xa có độ chính xác cao Calibr đã và đang hình thành cơ cấu của lực lượng chiến lược phi hạt nhân của Nga. Những tên lửa này có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 1.500 km. Đồng thời, việc thực hiện chương trình vũ khí quốc gia sẽ cho phép tăng gấp đôi số lượng các tàu chiến loại này vào năm 2023.Bên cạnh đó, Nga tăng tốc độ trang bị các tàu chiến viễn dương với 9 tàu chiến đang được đóng mới tại các nhà máy đóng tàu. Tỷ lệ vũ khí hiện đại của Hải quân Nga đạt 68%. Ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục phát triển Hải quân, làm cho lực lượng này hiện đại hơn, tầm hoạt động xa hơn và hiệu quả cao hơn.Những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga về việc tăng cường lực lượng hải quân được đưa ra trong bối cảnh NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ không chỉ áp sát biên giới trên bộ của Nga mà còn tăng cường sự hiện diện mang tính gây hấn ở Biển Đen, vốn được coi là tuyến hải giới giữa Nga và NATO.
Thời gian qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì 4 phiên họp liên tiếp (vào các ngày 2,3,4 và 5/12) với các lãnh đạo cao nhất Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các thành viên Chính phủ đặc trách các vấn đề quốc phòng và công nghiệp quốc phòng. Trong số các cuộc họp này, nhà lãnh đạo Nga đã dành gần như trọn vẹn 2 cuộc đầu tiên cho một trong những chủ đề nổi bật là hiện đại hóa lực lượng hải quân Nga.
Trong cuộc họp ngày 2/12 tại Sochi, Tổng thống Nga cho biết các thành viên dự họp thảo luận chi tiết về tình trạng và phương hướng tăng cường tiềm năng chiến đấu của Hải quân Nga và lắng nghe báo cáo của các nhà lãnh đạo ngành đóng tàu về tiến độ xây dựng các tàu chiến, tàu vận tải hiện đại.
Ông Putin nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hải quân Nga trong việc đảm bảo khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ lợi ích của Nga trên các đại dương và đóng góp đáng kể để duy trì sự ổn định chính trị và quân sự. Truyền thông Nga đưa tin Hải quân Nga được trang bị những tàu mới nhất với tên lửa hiện đại mạnh, cải thiện tính năng kỹ-chiến thuật, độ chính xác và cự ly tiêu diệt mục tiêu. Theo Tổng thống Nga, những vũ khí hiệu quả như vậy có thể thay đổi hoàn toàn tình hình tại các chiến trường và đảm bảo vô hiệu hóa mọi hành động gây hấn chống lại Nga.
Ông Putin nhấn mạnh khả năng chiến đấu của Hải quân Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria và đánh giá cao sự gắn kết của các đơn vị và đội hình hải quân, cũng như sự chuyên nghiệp của các lực lượng tham gia chiến dịch, các chỉ huy, thủy thủ và phi công hải quân. Theo Tổng thống Nga, một nhóm tàu chiến Nga thường trực hiện diện ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria và tại cảng Tartus.
Ông Putin đánh giá trong năm 2019, các tàu Hải quân Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ ở vùng biển Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bao gồm bảo vệ tự do hàng hải và chống cướp biển ở Biển Đông, eo biển Aden, Malacca, ngoài khơi Singapore và vùng biển Caribe. Tổng cộng có 111 chuyến đi biển đã được thực hiện với sự tham gia của 70 tàu chiến mặt nước, 27 tàu hỗ trợ, 15 tàu ngầm đa năng.
Nhà lãnh đạo Nga đề cập đến thành công của Cuộc tập trận Tấm khiên đại dương 2019 lần đầu tiên có sự tham gia của lực lượng không quân hải quân của cả 4 hạm đội chủ lực của quân đội Nga. Ngoài ra, cuộc tập trận chiến thuật ở Bắc Cực cũng được nhắc đến, đặc biệt nhấn mạnh việc Hải quân đánh bộ của Hạm đội phương Bắc đã thực hành đổ bộ lên bờ biển và các đảo ở Bắc Băng Dương, đồng thời các tàu chiến thực hiện các hoạt động bảo vệ hoạt động kinh tế biển trên thềm lục địa ở Bắc Cực.
Tổng thống Nga nêu 3 nhiệm vụ ưu tiên hiện đại hóa Hải quân Nga, trước hết là duy trì tốc độ phát triển hiện nay với sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và quân đội, cũng như của các tổ hợp công nghiệp và nghiên cứu khoa học của đất nước. Nhiệm vụ tăng cường khả năng chiến đấu cho Hải quân được Tổng thống Nga nhấn mạnh vào kế hoạch tiếp nhận các tàu khu trục và tàu ngầm được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon, tàu hộ tống và tàu đổ bộ đa năng. Bên cạnh đó, ông Putin nhắc tới việc phát triển các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ cho phát triển hải quân.
Ngày 3/12, Tổng thống Nga Putin chủ trì phiên họp thứ hai tại Sochi để thảo luận về tiến độ thực hiện các đơn đặt hàng dành cho Hải quân Nga. Đáng chú ý, trước khi bắt đầu phiên họp, Tổng thống Nga đề cập đến những thách thức mới từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhân dịp tổ chức này tiến hành hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập tại London.
Theo ông Puitn, NATO được thành lập vào năm 1949 như một thành tố Chiến tranh Lạnh và chống Liên Xô. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, khối Warsaw không còn tồn tại và Liên Xô cũng đã sụp đổ, nhưng NATO không những vẫn tồn tại mà còn tiếp tục mở rộng. Nếu thời điểm ban đầu chỉ có 12 thành viên, đến nay tổng số đã là 29 thành viên. Tổng ngân sách quốc phòng của các nước NATO chiếm 70% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.
Moscow nhiều lần bày tỏ thiện chí hợp tác với NATO, sẵn sàng cùng nhau chống lại các mối đe dọa thực tế, bao gồm khủng bố quốc tế, xung đột vũ trang cục bộ, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nga đã nhiều lần thực hiện các bước đi thiện chí hướng tới liên minh, cố gắng đề xuất chương trình nghị sự mang tính xây dựng. Một số hoạt động chung giữa Nga và NATO đã được tổ chức. Tuy nhiên, sau năm 2008, sự hợp tác chung đã thực sự chấm dứt vì liên minh đã hành động không phù hợp với Nga, đúng hơn là không “đếm xỉa” đến bất kỳ lợi ích nào của Nga. Tuy nhiên, Putin hy vọng rằng lợi ích của nền an ninh chung và một tương lai hòa bình, ổn định cho toàn thế giới sẽ thắng thế.
Ông Putin nhấn mạnh Nga buộc phải coi việc mở rộng NATO, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của tổ chức này ở gần biên giới Nga, là một trong những mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh Nga. Do đó, Nga dành ưu tiên cao nhất cho việc tái trang bị kỹ thuật hiện đại cho lực lượng vũ trang, bao gồm hiện đại hóa Hải quân.
Ông cho biết trong năm nay, Hải quân Nga nhận hơn 480 loại vũ khí và trang thiết bị quân sự. Trong số đó có 2 tàu ngầm, 23 tàu mặt nước và tàu hỗ trợ, 3 máy bay, 4 hệ thống tên lửa bờ, hơn 400 đơn vị vũ khí tên lửa và ngư lôi khác nhau.
Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Nga đang được chuyển đổi sang các tàu ngầm hạt nhân hiện đại lớp Borey với tên lửa đạn đạo Bulava. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey-A đầu tiên mang tên Công tước Vladimir đang ở giai đoạn cuối của thử nghiệm quốc gia trước khi được bàn giao cho Hải quân Nga. Bốn tàu khác cùng lớp này cũng đang được đóng mới.
Theo nhà lãnh đạo Nga, các tàu chiến trang bị tên lửa hành trình tầm xa có độ chính xác cao Calibr đã và đang hình thành cơ cấu của lực lượng chiến lược phi hạt nhân của Nga. Những tên lửa này có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 1.500 km. Đồng thời, việc thực hiện chương trình vũ khí quốc gia sẽ cho phép tăng gấp đôi số lượng các tàu chiến loại này vào năm 2023.
Bên cạnh đó, Nga tăng tốc độ trang bị các tàu chiến viễn dương với 9 tàu chiến đang được đóng mới tại các nhà máy đóng tàu. Tỷ lệ vũ khí hiện đại của Hải quân Nga đạt 68%. Ông Putin nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục phát triển Hải quân, làm cho lực lượng này hiện đại hơn, tầm hoạt động xa hơn và hiệu quả cao hơn.
Những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga về việc tăng cường lực lượng hải quân được đưa ra trong bối cảnh NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ không chỉ áp sát biên giới trên bộ của Nga mà còn tăng cường sự hiện diện mang tính gây hấn ở Biển Đen, vốn được coi là tuyến hải giới giữa Nga và NATO.