Một trong những đặc điểm cực kỳ dễ nhận biết của tàu chiến Nga, đó là vệt khói đen cực kỳ dày đặc được các tàu chiến này phụt ra mỗi khi di chuyển.Theo các chuyên gia quân sự, nguyên nhân của việc xả ra nhiều khói đen là do công nghệ chế tạo động cơ và loại nhiên liệu mà tàu chiến của Nga đang sử dụng.Công bằng mà nói, công nghệ chế tạo tàu chiến của Hải quân Nga, được coi là kém nhất trong số các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay.Việc tàu chiến của Hải quân Nga "đi đến đâu xả khói đến đấy", có thể khiến cho nó dễ dàng bị bại lộ tung tích, bằng những cách thức trinh sát cổ điển nhất.Thậm chí đến cả tàu ngầm của Hải quân Nga cũng có khả năng xả khói đen nghịt trời.Khu trục hạm Bystryy của Hải quân Nga được đóng theo lớp Sovremennyy. Loại tàu khu trục này sử dụng động cơ tua-bin khí, có công suất đầu ra 100.000 mã lực.Khu trục hạm Đô đốc Ushakov cũng được đóng theo lớp Sovremennyy và cùng có "tính năng" xả khói này. Các khu trục hạm lớp này được Nga và Liên Xô hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 1988 cho tới năm 1994.Trong các chuyến hải trình qua vùng biển quốc tế của mình trong quá khứ, các tàu chiến Nga luôn khiến dư luận hoang mang, do thải ra quá nhiều khói đen.Thực tế thì đây đúng là khói bẩn, được tàu chiến của Nga thải ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Loại nhiên liệu mà các tàu chiến Nga đang sử dụng là dầu mazut, loại dầu này thải ra rất nhiều khí bẩn khi đốt.Đám khói đen đặc của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong cuộc hải trình của nó tới Địa Trung Hải, diễn ra hồi năm 2016.Đám khói này thậm chí còn có thể nhìn rõ từ trên trạm vũ trụ.Truyền thông phương Tây còn hài hước cho rằng, nên cấm các tàu chiến Nga hoạt động vì mục đích... bảo vệ môi trường.Ngoài ra, việc tàu chiến của Nga xả khói đen mù trời đôi khi cũng ảnh hưởng tới giao thông công cộng.Khinh hạm của Hải quân Nga được đóng theo lớp Neustrashimyy. Loại khinh hạm này có giãn nước chỉ 4.400 tấn, được nhập biên từ năm 2009.Lực lượng Hải quân Nga hiện đang sở hữu 360 tàu chiến các loại, bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Tuy nhiên trên thực tế, có một số lượng lớn các tàu chiến của Nga, đang trong tình trạng bảo dưỡng hoặc lưu kho. Nguồn ảnh: Pinterest. Hải quân Nga sẽ có thêm các loại tàu chiến mới nào trong năm 2021 này. Nguồn: Uduloy.
Một trong những đặc điểm cực kỳ dễ nhận biết của tàu chiến Nga, đó là vệt khói đen cực kỳ dày đặc được các tàu chiến này phụt ra mỗi khi di chuyển.
Theo các chuyên gia quân sự, nguyên nhân của việc xả ra nhiều khói đen là do công nghệ chế tạo động cơ và loại nhiên liệu mà tàu chiến của Nga đang sử dụng.
Công bằng mà nói, công nghệ chế tạo tàu chiến của Hải quân Nga, được coi là kém nhất trong số các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay.
Việc tàu chiến của Hải quân Nga "đi đến đâu xả khói đến đấy", có thể khiến cho nó dễ dàng bị bại lộ tung tích, bằng những cách thức trinh sát cổ điển nhất.
Thậm chí đến cả tàu ngầm của Hải quân Nga cũng có khả năng xả khói đen nghịt trời.
Khu trục hạm Bystryy của Hải quân Nga được đóng theo lớp Sovremennyy. Loại tàu khu trục này sử dụng động cơ tua-bin khí, có công suất đầu ra 100.000 mã lực.
Khu trục hạm Đô đốc Ushakov cũng được đóng theo lớp Sovremennyy và cùng có "tính năng" xả khói này. Các khu trục hạm lớp này được Nga và Liên Xô hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 1988 cho tới năm 1994.
Trong các chuyến hải trình qua vùng biển quốc tế của mình trong quá khứ, các tàu chiến Nga luôn khiến dư luận hoang mang, do thải ra quá nhiều khói đen.
Thực tế thì đây đúng là khói bẩn, được tàu chiến của Nga thải ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Loại nhiên liệu mà các tàu chiến Nga đang sử dụng là dầu mazut, loại dầu này thải ra rất nhiều khí bẩn khi đốt.
Đám khói đen đặc của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong cuộc hải trình của nó tới Địa Trung Hải, diễn ra hồi năm 2016.
Đám khói này thậm chí còn có thể nhìn rõ từ trên trạm vũ trụ.
Truyền thông phương Tây còn hài hước cho rằng, nên cấm các tàu chiến Nga hoạt động vì mục đích... bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc tàu chiến của Nga xả khói đen mù trời đôi khi cũng ảnh hưởng tới giao thông công cộng.
Khinh hạm của Hải quân Nga được đóng theo lớp Neustrashimyy. Loại khinh hạm này có giãn nước chỉ 4.400 tấn, được nhập biên từ năm 2009.
Lực lượng Hải quân Nga hiện đang sở hữu 360 tàu chiến các loại, bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Tuy nhiên trên thực tế, có một số lượng lớn các tàu chiến của Nga, đang trong tình trạng bảo dưỡng hoặc lưu kho. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Nga sẽ có thêm các loại tàu chiến mới nào trong năm 2021 này. Nguồn: Uduloy.