Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, tại triển lãm hàng không quốc tế Kish 2016 diễn ra tại Iran, các công ty công nghệ hàng không vũ trụ nổi tiếng nhất của Nga như Tập đoàn sản xuất máy bay Thống Nhất (UAC), Tổng công ty chế tạo động cơ Thống Nhất (UEC), Tổng công ty trực thăng Nga và nhiều công ty công nghệ hàng không khác đều cử đại diện tới tham gia triển lãm lần này mở ra một thị trường tiềm năng khác cho chiến đấu cơ Nga tại Trung Đông. Nguồn ảnh: IRNA.Theo một đại diện của UAC cho biết, tại thời điểm hiện tại công ty này vẫn chưa có gì chắc chắn về một hợp đồng xuất khẩu chiến đấu cơ sang Iran. Tuy nhiên phía Iran lại đang dành sự quan tâm tới các dòng máy bay chở khách thương mại thế hệ mới do Nga phát triển như Superjet 100 và Irkut MS-21. Nguồn ảnh: IRNA.Bên cạnh các mẫu chiến đấu cơ và máy bay thương mại, một đại diện khác của Nga tại Kish 2016 là UEC còn mang đến triển lãm này các dòng động cơ thế hệ mới của mình như Aviadvigatel PD-14 vốn sẽ được trang bị trên những chiếc MC-21 và các biến thể của Klimov TV3-117 vốn được sử dụng rộng rãi trên các dòng trực thăng vận tải Mi-8/17. Nguồn ảnh: IRNA.Dù không có hợp đồng hay thỏa thuận nào được ký kết tại Kish năm nay, nhưng sự xuất hiện của các công ty quốc phòng Nga tại Iran lần này đã tái khẳng định việc Moscow sẽ tăng cường quan hệ với Tehran trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự vốn là điểm nhấn trong mối quan hệ giữa hai nước trong suốt nhiều năm qua. Nguồn ảnh: Kish.irKể từ khi Iran thoát khỏi các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc do chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của nước này, mối quan hệ giữa Moscow và Tehran dần được cải thiện rõ rệt cả về mặt chính trị lẫn quân sự. Bằng chứng là thông qua hàng loạt hợp đồng quốc phòng được hai bên ký kết trong khoảng thời gian ngắn và sự ủng hộ của Iran đối với các chính sách của Nga tại Trung Đông. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng NgaNga cũng tái thực hiện các hợp đồng quốc phòng đã từng ký kết với Iran trước đây như việc chuyển giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cùng với đó là các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến. Các hợp đồng trên bị trì hoãn do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc từ năm 2007 cho tới nay. Nguồn ảnh: FARS News.Chưa dừng lại đó Iran còn có kế hoạch mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng nhiều trang thiết bị quân sự khác từ Nga có trị giá hàng tỷ USD. Và có một thực tế là thị trường vũ khí Iran gần như hoàn toàn thuộc về Nga và sự tham gia của các quốc gia khác hầu như không đáng kể. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong gần 10 năm bị cấm vận, Iran vẫn tự tin phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để nước này có thể hiện đại hóa quân đội. Và với sự hỗ trợ của Nga quá trình trên sẽ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Dù còn quá sớm để nói về một chương trình hợp tác quân sự chung giữa Nga và Iran nhưng điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai gần. Nguồn ảnh: FARS News.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, tại triển lãm hàng không quốc tế Kish 2016 diễn ra tại Iran, các công ty công nghệ hàng không vũ trụ nổi tiếng nhất của Nga như Tập đoàn sản xuất máy bay Thống Nhất (UAC), Tổng công ty chế tạo động cơ Thống Nhất (UEC), Tổng công ty trực thăng Nga và nhiều công ty công nghệ hàng không khác đều cử đại diện tới tham gia triển lãm lần này mở ra một thị trường tiềm năng khác cho chiến đấu cơ Nga tại Trung Đông. Nguồn ảnh: IRNA.
Theo một đại diện của UAC cho biết, tại thời điểm hiện tại công ty này vẫn chưa có gì chắc chắn về một hợp đồng xuất khẩu chiến đấu cơ sang Iran. Tuy nhiên phía Iran lại đang dành sự quan tâm tới các dòng máy bay chở khách thương mại thế hệ mới do Nga phát triển như Superjet 100 và Irkut MS-21. Nguồn ảnh: IRNA.
Bên cạnh các mẫu chiến đấu cơ và máy bay thương mại, một đại diện khác của Nga tại Kish 2016 là UEC còn mang đến triển lãm này các dòng động cơ thế hệ mới của mình như Aviadvigatel PD-14 vốn sẽ được trang bị trên những chiếc MC-21 và các biến thể của Klimov TV3-117 vốn được sử dụng rộng rãi trên các dòng trực thăng vận tải Mi-8/17. Nguồn ảnh: IRNA.
Dù không có hợp đồng hay thỏa thuận nào được ký kết tại Kish năm nay, nhưng sự xuất hiện của các công ty quốc phòng Nga tại Iran lần này đã tái khẳng định việc Moscow sẽ tăng cường quan hệ với Tehran trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự vốn là điểm nhấn trong mối quan hệ giữa hai nước trong suốt nhiều năm qua. Nguồn ảnh: Kish.ir
Kể từ khi Iran thoát khỏi các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc do chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của nước này, mối quan hệ giữa Moscow và Tehran dần được cải thiện rõ rệt cả về mặt chính trị lẫn quân sự. Bằng chứng là thông qua hàng loạt hợp đồng quốc phòng được hai bên ký kết trong khoảng thời gian ngắn và sự ủng hộ của Iran đối với các chính sách của Nga tại Trung Đông. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nga cũng tái thực hiện các hợp đồng quốc phòng đã từng ký kết với Iran trước đây như việc chuyển giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cùng với đó là các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến. Các hợp đồng trên bị trì hoãn do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc từ năm 2007 cho tới nay. Nguồn ảnh: FARS News.
Chưa dừng lại đó Iran còn có kế hoạch mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng nhiều trang thiết bị quân sự khác từ Nga có trị giá hàng tỷ USD. Và có một thực tế là thị trường vũ khí Iran gần như hoàn toàn thuộc về Nga và sự tham gia của các quốc gia khác hầu như không đáng kể. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong gần 10 năm bị cấm vận, Iran vẫn tự tin phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để nước này có thể hiện đại hóa quân đội. Và với sự hỗ trợ của Nga quá trình trên sẽ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Dù còn quá sớm để nói về một chương trình hợp tác quân sự chung giữa Nga và Iran nhưng điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai gần. Nguồn ảnh: FARS News.