Trong khuôn khổ triển lãm hàng không và hàng không không gian quốc tế LIMA-2019 đang diễn ra ở Langkawi (Malaysia), Tổng Công ty Nhà nước Rostec (Liên bang Nga) trình diễn một loạt các loại đạn dược thế hệ mới trong đó có mẫu đạn rocket không điều khiển S-13T có thể trang bị trên hầu hết các máy bay phản lực và trực thăng. Aus Air power"Nhiệm vụ chính của đạn rocket đã phá hủy các trang bị quân sự (máy bay, trực thăng) đặt trong hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép, đường băng bê tông, các mục tiêu sau chướng ngại vật rắn và tàu đổ bộ nhỏ. S-13T có khả năng xuyên phá tới 6m đất hoặc 1m bê tông cốt thép được phủ đất dày 2-3m. Đạn rocket có thể phá hủy đến 20m2 đường băng", ông Rustam Ismailov - TGĐ nhà máy Novosibirsk cho hay. Nguồn ảnh: NPK Tekhmash"So với phiên bản trước (S-13), rocket S-13T gồm hai module ngòi nổ kèm hai phần chiến đấu sẽ tăng đáng kể hiệu quả của đạn và tăng hiệu quả sát thương", ông Vladimir Lepin - TGĐ Tekhmash chia sẻ. Nguồn ảnh: NPK TekhmashBên cạnh đó, lần đầu tiên tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nga giới thiệu ngòi nổ UDV-60 cho các bệ phóng rocket trên tàu chiến với ngòi nổ đặc biệt sẽ kích hoạt khối chiến đấu khi tiếp xúc với mục tiêu dưới nước ở độ sâu từ 100-350m. Nguồn ảnh: NPK TekhmashS-13 và các phiên bản của nó là loại rocket không điều khiển cỡ 122mm được phát triển dưới thời Liên Xô và tiếp tục được Nga cải tiến, sửa đổi, nâng cấp, sản xuất tới tận ngày nay. Loại vũ khí này có thể tích hợp trên phần lớn các loại máy bay chiến đấu phản lực MiG/Su và trực thăng Mil Mi/Kamov. Trong ảnh, nhân viên kỹ thuật nạp đạn rocket cho máy bay Su-30MK2 KQND Việt Nam. Nguồn ảnh: PK-KQHiện nay, các máy bay chiến đấu Su-27/30, Su-22M4, trực thăng Mi-8/17 của KQND Việt Nam đều có khả năng triển khai được đạn rocket S-13 hay S-13T. Trong ảnh, biên đội Su-30MK2 phóng rocket tấn công mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: PK-KQĐạn rocket S-13 thường được triển khai từ bệ phóng B-13L (dài 3,56m, 5 ống phóng, trọng lượng không tải 160kg) hoặc B-13L1 (dài 3,06m, 5 ống, trọng lượng không tải 140kg). Trong ảnh, biên đội Su-22M4 phóng rocket. Nguồn ảnh: PK-KQHiện ngoài S-13T, đạn rocket S-13 còn có 4 phiên bản khác với nhiều chức năng nhiệm vụ. Ví dụ như đạn S-13OF chuyên dùng để xuyên phá các loại xe thiết giáp hạng nhẹ bằng phần chiến đấu 33kg (chứa 450 mảnh từ 23-35g). Trong ảnh, trực thăng Mi-17 bắn rocket không kích mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: PK-KQĐáng chú ý có hai kiểu đạn S-13D và S-13DF sử dụng đầu nổ kiểu nhiệt áp có sức công phá tương đương 35-40kg TNT được giới thiệu lần lượt năm 1995 và 2018. Nguồn ảnh: PK-KQTrong ảnh, mục tiêu trường bắn trên biển bị công phá dữ dội bằng rocket trong cuộc diễn tập thực binh bắn đạn thật của KQND Việt Nam. Nguồn ảnh: PK-KQMời độc giả xem video Su-27 khai hỏa pháo GSh-301. Nguồn: Youtube
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không và hàng không không gian quốc tế LIMA-2019 đang diễn ra ở Langkawi (Malaysia), Tổng Công ty Nhà nước Rostec (Liên bang Nga) trình diễn một loạt các loại đạn dược thế hệ mới trong đó có mẫu đạn rocket không điều khiển S-13T có thể trang bị trên hầu hết các máy bay phản lực và trực thăng. Aus Air power
"Nhiệm vụ chính của đạn rocket đã phá hủy các trang bị quân sự (máy bay, trực thăng) đặt trong hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép, đường băng bê tông, các mục tiêu sau chướng ngại vật rắn và tàu đổ bộ nhỏ. S-13T có khả năng xuyên phá tới 6m đất hoặc 1m bê tông cốt thép được phủ đất dày 2-3m. Đạn rocket có thể phá hủy đến 20m2 đường băng", ông Rustam Ismailov - TGĐ nhà máy Novosibirsk cho hay. Nguồn ảnh: NPK Tekhmash
"So với phiên bản trước (S-13), rocket S-13T gồm hai module ngòi nổ kèm hai phần chiến đấu sẽ tăng đáng kể hiệu quả của đạn và tăng hiệu quả sát thương", ông Vladimir Lepin - TGĐ Tekhmash chia sẻ. Nguồn ảnh: NPK Tekhmash
Bên cạnh đó, lần đầu tiên tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nga giới thiệu ngòi nổ UDV-60 cho các bệ phóng rocket trên tàu chiến với ngòi nổ đặc biệt sẽ kích hoạt khối chiến đấu khi tiếp xúc với mục tiêu dưới nước ở độ sâu từ 100-350m. Nguồn ảnh: NPK Tekhmash
S-13 và các phiên bản của nó là loại rocket không điều khiển cỡ 122mm được phát triển dưới thời Liên Xô và tiếp tục được Nga cải tiến, sửa đổi, nâng cấp, sản xuất tới tận ngày nay. Loại vũ khí này có thể tích hợp trên phần lớn các loại máy bay chiến đấu phản lực MiG/Su và trực thăng Mil Mi/Kamov. Trong ảnh, nhân viên kỹ thuật nạp đạn rocket cho máy bay Su-30MK2 KQND Việt Nam. Nguồn ảnh: PK-KQ
Hiện nay, các máy bay chiến đấu Su-27/30, Su-22M4, trực thăng Mi-8/17 của KQND Việt Nam đều có khả năng triển khai được đạn rocket S-13 hay S-13T. Trong ảnh, biên đội Su-30MK2 phóng rocket tấn công mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: PK-KQ
Đạn rocket S-13 thường được triển khai từ bệ phóng B-13L (dài 3,56m, 5 ống phóng, trọng lượng không tải 160kg) hoặc B-13L1 (dài 3,06m, 5 ống, trọng lượng không tải 140kg). Trong ảnh, biên đội Su-22M4 phóng rocket. Nguồn ảnh: PK-KQ
Hiện ngoài S-13T, đạn rocket S-13 còn có 4 phiên bản khác với nhiều chức năng nhiệm vụ. Ví dụ như đạn S-13OF chuyên dùng để xuyên phá các loại xe thiết giáp hạng nhẹ bằng phần chiến đấu 33kg (chứa 450 mảnh từ 23-35g). Trong ảnh, trực thăng Mi-17 bắn rocket không kích mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: PK-KQ
Đáng chú ý có hai kiểu đạn S-13D và S-13DF sử dụng đầu nổ kiểu nhiệt áp có sức công phá tương đương 35-40kg TNT được giới thiệu lần lượt năm 1995 và 2018. Nguồn ảnh: PK-KQ
Trong ảnh, mục tiêu trường bắn trên biển bị công phá dữ dội bằng rocket trong cuộc diễn tập thực binh bắn đạn thật của KQND Việt Nam. Nguồn ảnh: PK-KQ
Mời độc giả xem video Su-27 khai hỏa pháo GSh-301. Nguồn: Youtube