Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng xuất hiện trong bản báo cáo cuối năm của Công ty Nghiên cứu và Chế tạo Nhà nước Nga “SPLAV NPO” do Tổng giám đốc Vladimir Lepin công bố cho biết, trong năm 2017, Quân đội Nga đã lần đầu tiên thử nghiệm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng Tornado-S mới nhất của nước này trên chiến trường thực địa ở Syria. Nguồn ảnh: imgur.com.Tornado-S là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa, được phát triển để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 90km có độ chính xác rất cao, với phạm vi ảnh hưởng cực rống lên đến 676.000 m2. Tổ hợp này sử dụng các loại đạn rocket dẫn đường 300mm thông qua các đầu dẫn quán tính, định vị ngoại tuyến lẫn định vị vệ tinh GLONASS. Nguồn ảnh: wiki.Với diện tích sát thương tương đương với ít nhất 100 sân bóng đá sức mạnh của Tornado-S được kênh truyền thông Zvezda của Nga so sánh với sức công phá của một quả bom nguyên tử nếu được triển khai một cách toàn diện. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Theo Bộ Quốc phòng Nga, Tornado-S một trong ba biến thể của dòng pháo phản lực Tornado thế hệ mới của Nga sẽ sở hữu khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Và khi đó Pháo binh Nga sẽ là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu một cơn bão lửa “hạt nhân” trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hiện tại các thông tin chi tiết về pháo phản lực Tornado-S vẫn được Quân đội Nga giữ kín. Trong khi đó các biến thể khác của Tornado như Tornado-G và Tornado-U đã được giới thiệu từ năm 2007. Bộ ba “bão lửa” mới này của Nga sẽ thay thế pháo phản lực do Liên Xô sản xuất trước đây gồm BM-21, BM-27 và BM-30. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Được biết biến thể Tornado-U và Tornado-S đều sử dụng chung khung gầm đặc chủng 8x8 MZKT-7930-300, trong khi đó Tornado-G vẫn giữ nguyên khung gầm Ural-4320 như trên người tiền nhiệm BM-21. Trong ảnh là biến thể mới nhất của tổ hợp pháo phản lực Tornado-S của Lục quân Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dựa trên công bố của Quân đội Nga, tính từ thời gian triển khai cho tới phóng loạt đạn đầu tiên, Tornado-S chỉ mất tầm 3 phút thời gian tái nạp chỉ trong 8 phút thấp hơn rất nhiều so với BM-30, bên cạnh đó việc sử dụng hai tổ hợp phóng độc lập 2x6 hoặc 2x4 giúp Tornado-S có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu một lúc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tornado-S trang bị các ống phóng cỡ nòng 300mm nhưng hệ thống này cũng có thể phóng các đạn pháo 122mm và 220mm nếu cần thiết. Do có thiết kế modul quá trình tái nạp hay thay cỡ đạn rocket trên Tornado-S chỉ mất khoảng vài phút. Nguồn ảnh: new-factoria.ru.Trọng lượng chiến đấu tiêu chuẩn của Tornado-S gần 25 tấn, nó có chiều dài cơ sở 11 mét và cao lên đến hơn 3 mét. Mỗi tổ hợp chiến đấu của Tornado-S gồm có xem phóng di động chuyên dụng MZKT-79306 với khả năng cơ động nhanh, tốc độ tối đa 90km/h, dự trữ hành trình 1.000 km, cùng vói đó là xe tiếp đạn, xe chỉ huy. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Trong ảnh là một xe tái nạp đạn kiểu cũ trên các tổ hợp BM-30 Smerch với đạn rocket 300mm, kiểu nạp đạn từng quả này của BM-30 khá mất thời gian ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của toàn tổ đội. Trong khi đó, trên Tornado-S lại sử dụng ống đạn modul nên tốc độ tái nạp nhanh hơn hẳn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Mời độc giả xem video: Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-S khai hỏa. (Nguồn Zvezda )
Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng xuất hiện trong bản báo cáo cuối năm của Công ty Nghiên cứu và Chế tạo Nhà nước Nga “SPLAV NPO” do Tổng giám đốc Vladimir Lepin công bố cho biết, trong năm 2017, Quân đội Nga đã lần đầu tiên thử nghiệm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng Tornado-S mới nhất của nước này trên chiến trường thực địa ở Syria. Nguồn ảnh: imgur.com.
Tornado-S là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa, được phát triển để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 90km có độ chính xác rất cao, với phạm vi ảnh hưởng cực rống lên đến 676.000 m2. Tổ hợp này sử dụng các loại đạn rocket dẫn đường 300mm thông qua các đầu dẫn quán tính, định vị ngoại tuyến lẫn định vị vệ tinh GLONASS. Nguồn ảnh: wiki.
Với diện tích sát thương tương đương với ít nhất 100 sân bóng đá sức mạnh của Tornado-S được kênh truyền thông Zvezda của Nga so sánh với sức công phá của một quả bom nguyên tử nếu được triển khai một cách toàn diện. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Tornado-S một trong ba biến thể của dòng pháo phản lực Tornado thế hệ mới của Nga sẽ sở hữu khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Và khi đó Pháo binh Nga sẽ là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu một cơn bão lửa “hạt nhân” trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hiện tại các thông tin chi tiết về pháo phản lực Tornado-S vẫn được Quân đội Nga giữ kín. Trong khi đó các biến thể khác của Tornado như Tornado-G và Tornado-U đã được giới thiệu từ năm 2007. Bộ ba “bão lửa” mới này của Nga sẽ thay thế pháo phản lực do Liên Xô sản xuất trước đây gồm BM-21, BM-27 và BM-30. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Được biết biến thể Tornado-U và Tornado-S đều sử dụng chung khung gầm đặc chủng 8x8 MZKT-7930-300, trong khi đó Tornado-G vẫn giữ nguyên khung gầm Ural-4320 như trên người tiền nhiệm BM-21. Trong ảnh là biến thể mới nhất của tổ hợp pháo phản lực Tornado-S của Lục quân Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dựa trên công bố của Quân đội Nga, tính từ thời gian triển khai cho tới phóng loạt đạn đầu tiên, Tornado-S chỉ mất tầm 3 phút thời gian tái nạp chỉ trong 8 phút thấp hơn rất nhiều so với BM-30, bên cạnh đó việc sử dụng hai tổ hợp phóng độc lập 2x6 hoặc 2x4 giúp Tornado-S có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu một lúc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tornado-S trang bị các ống phóng cỡ nòng 300mm nhưng hệ thống này cũng có thể phóng các đạn pháo 122mm và 220mm nếu cần thiết. Do có thiết kế modul quá trình tái nạp hay thay cỡ đạn rocket trên Tornado-S chỉ mất khoảng vài phút. Nguồn ảnh: new-factoria.ru.
Trọng lượng chiến đấu tiêu chuẩn của Tornado-S gần 25 tấn, nó có chiều dài cơ sở 11 mét và cao lên đến hơn 3 mét. Mỗi tổ hợp chiến đấu của Tornado-S gồm có xem phóng di động chuyên dụng MZKT-79306 với khả năng cơ động nhanh, tốc độ tối đa 90km/h, dự trữ hành trình 1.000 km, cùng vói đó là xe tiếp đạn, xe chỉ huy. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Trong ảnh là một xe tái nạp đạn kiểu cũ trên các tổ hợp BM-30 Smerch với đạn rocket 300mm, kiểu nạp đạn từng quả này của BM-30 khá mất thời gian ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của toàn tổ đội. Trong khi đó, trên Tornado-S lại sử dụng ống đạn modul nên tốc độ tái nạp nhanh hơn hẳn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Mời độc giả xem video: Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-S khai hỏa. (Nguồn Zvezda )