Mặc dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây ra những khó khăn cho Nga, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow vẫn đang cố gắng cạnh tranh để giành được các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Ảnh: Eurasian Times.Một ví dụ về điều này là gian hàng Rosoboronexport của Nga tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ở Ai Cập vừa qua diễn ra từ ngày 3-5/9. Trong các hệ thống được trình bày tại triển lãm, đáng chú ý nhất là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu Sukhoi Su-57 thế hệ thứ năm. Ảnh: NBC News.Sukhoi Su-57 do Nga thiết kế và sản xuất, là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm nhằm thay thế các mẫu cũ hơn như Su-27. Nó được phát triển để cạnh tranh trực tiếp với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây như F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Ảnh: Popular Mechanics.Su-57 được trang bị các công nghệ tàng hình tiên tiến, bao gồm vật liệu hấp thụ radar, nhằm giảm thiểu tín hiệu radar và làm tăng khả năng siêu hành trình, cho phép máy bay đạt tốc độ siêu thanh mà không cần đốt nhiên liệu phụ. Ảnh: Simple Flying.Về mặt kỹ thuật, Su-57 được trang bị 2 động cơ AL-41F1 giúp cho máy bay có thể đạt tốc độ Mach 2 (2.450 km/h), với phạm vi chiến đấu hơn 2.000 km. Ngoài ra, tiêm kích này còn được trang bị hàng loạt vũ khí, bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất và bom dẫn đường. Ảnh: Rostec.ru.Không những thế, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến của Su-57 còn bao gồm một radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) có khả năng phát hiện, theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc. Buồng lái Su-57 được trang bị bộ tác chiến điện tử tinh vi, giúp tăng cường khả năng sống sót của máy bay trong môi trường tác chiến phức tạp.Những tham vọng xung quanh Su-57 là rất lớn, vì nó không chỉ làm tăng ưu thế trên không của Nga, mà còn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia khác. Nga hy vọng rằng Su-57 sẽ là một nhân tố chủ chốt trên thị trường máy bay chiến đấu quốc tế, cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho các máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu.Có nhiều thông tin cho rằng, tập đoàn sản xuất máy bay UAC của Nga đang nghiên cứu phát triển một phiên bản xuất khẩu của Su-57, được gọi là Su-57E. Đối với châu Phi, Algeria và Ai Cập là những quốc gia mà Chính phủ Nga có quan hệ hữu nghị trong lịch sử và có thể đang nỗ lực để mua chiếc máy bay này.Tại triển lãm hàng không Ai Cập, Su-57E được giới thiệu cùng với tên lửa hành trình không đối đất X-69. X-69 là tên lửa hành trình thế hệ mới của Nga được thiết kế cho các hoạt động tấn công chính xác tầm xa.Với tầm bắn hiệu quả lên đến 400 km từ điểm phóng, X-69 có thể tấn công các mục tiêu chiến lược với độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, kết hợp dẫn đường vệ tinh và cảm biến hồng ngoại để bay ở tầm thấp.Đối thủ cạnh tranh chính của nó trong NATO là AGM-158 JASSM do Mỹ sản xuất. JASSM có tầm bắn tương tự, khoảng 1.000 km đối với phiên bản tiêu chuẩn và lên đến 2.400 km đối với phiên bản mở rộng (JASSM-ER). Giống như X-69, JASSM được thiết kế để tránh các hệ thống phòng không bằng khả năng bay tàng hình và cấu hình bay thấp, khiến radar của đối phương khó phát hiện.Ngoài ra, hệ thống phòng không Pantsir-S1M, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E và tên lửa đối không Verba MANPADS cũng được giới thiệu tại triển lãm. Các máy bay không người lái tầm trung thuộc họ Orlan (Orlan-10E và Orlan-30) cũng xuất hiện tại triển lãm lần này.
Mặc dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây ra những khó khăn cho Nga, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow vẫn đang cố gắng cạnh tranh để giành được các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Ảnh: Eurasian Times.
Một ví dụ về điều này là gian hàng Rosoboronexport của Nga tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ở Ai Cập vừa qua diễn ra từ ngày 3-5/9. Trong các hệ thống được trình bày tại triển lãm, đáng chú ý nhất là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu Sukhoi Su-57 thế hệ thứ năm. Ảnh: NBC News.
Sukhoi Su-57 do Nga thiết kế và sản xuất, là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm nhằm thay thế các mẫu cũ hơn như Su-27. Nó được phát triển để cạnh tranh trực tiếp với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây như F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Ảnh: Popular Mechanics.
Su-57 được trang bị các công nghệ tàng hình tiên tiến, bao gồm vật liệu hấp thụ radar, nhằm giảm thiểu tín hiệu radar và làm tăng khả năng siêu hành trình, cho phép máy bay đạt tốc độ siêu thanh mà không cần đốt nhiên liệu phụ. Ảnh: Simple Flying.
Về mặt kỹ thuật, Su-57 được trang bị 2 động cơ AL-41F1 giúp cho máy bay có thể đạt tốc độ Mach 2 (2.450 km/h), với phạm vi chiến đấu hơn 2.000 km. Ngoài ra, tiêm kích này còn được trang bị hàng loạt vũ khí, bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất và bom dẫn đường. Ảnh: Rostec.ru.
Không những thế, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến của Su-57 còn bao gồm một radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) có khả năng phát hiện, theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc. Buồng lái Su-57 được trang bị bộ tác chiến điện tử tinh vi, giúp tăng cường khả năng sống sót của máy bay trong môi trường tác chiến phức tạp.
Những tham vọng xung quanh Su-57 là rất lớn, vì nó không chỉ làm tăng ưu thế trên không của Nga, mà còn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia khác. Nga hy vọng rằng Su-57 sẽ là một nhân tố chủ chốt trên thị trường máy bay chiến đấu quốc tế, cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho các máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu.
Có nhiều thông tin cho rằng, tập đoàn sản xuất máy bay UAC của Nga đang nghiên cứu phát triển một phiên bản xuất khẩu của Su-57, được gọi là Su-57E. Đối với châu Phi, Algeria và Ai Cập là những quốc gia mà Chính phủ Nga có quan hệ hữu nghị trong lịch sử và có thể đang nỗ lực để mua chiếc máy bay này.
Tại triển lãm hàng không Ai Cập, Su-57E được giới thiệu cùng với tên lửa hành trình không đối đất X-69. X-69 là tên lửa hành trình thế hệ mới của Nga được thiết kế cho các hoạt động tấn công chính xác tầm xa.
Với tầm bắn hiệu quả lên đến 400 km từ điểm phóng, X-69 có thể tấn công các mục tiêu chiến lược với độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, kết hợp dẫn đường vệ tinh và cảm biến hồng ngoại để bay ở tầm thấp.
Đối thủ cạnh tranh chính của nó trong NATO là AGM-158 JASSM do Mỹ sản xuất. JASSM có tầm bắn tương tự, khoảng 1.000 km đối với phiên bản tiêu chuẩn và lên đến 2.400 km đối với phiên bản mở rộng (JASSM-ER). Giống như X-69, JASSM được thiết kế để tránh các hệ thống phòng không bằng khả năng bay tàng hình và cấu hình bay thấp, khiến radar của đối phương khó phát hiện.
Ngoài ra, hệ thống phòng không Pantsir-S1M, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E và tên lửa đối không Verba MANPADS cũng được giới thiệu tại triển lãm. Các máy bay không người lái tầm trung thuộc họ Orlan (Orlan-10E và Orlan-30) cũng xuất hiện tại triển lãm lần này.