Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai máy bay chiến đấu của họ đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Ukraine. Cổng thông tin trực tuyến Izvestia của Nga dẫn lời bộ này cho biết, hai tiêm kích Nga tham gia trận chiến là Su-35 và Su-30. Cả Bộ Quốc phòng và các thông tin đều không cho biết trận không chiến diễn ra khi nào và trên khu vực nào ở Ukraine.Tuy nhiên, chiến thuật mà lực lượng không quân Nga sử dụng để bắn hạ máy bay Ukraine mới là điều đáng quan tâm, trong đó có chiến thuật “mồi nhử”. Theo mô tả của chiến thuật này, chiếc Su-35 bay ở độ cao lớn, nhằm cung cấp phạm vi phủ sóng radar trong bán kính từ 3 đến 200 km và chiếc Su-30 bay ở độ cao thấp, nhằm loại bỏ hệ thống phòng không trên mặt đất của đối phương.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, chính tên lửa của chiếc Su-35 đã bắn hạ máy bay quân sự Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga không muốn tiết lộ loại máy bay của Ukraine bị bắn rơi. Nhưng trước đó không lâu, lực lượng không quân Nga đã bắn hạ một chiếc tiêm kích bom Su-24 của Ukraine với chiến thuật là hoàn toàn tương tự.Trong đoạn phim do Bộ Quốc phòng Nga công bố, được cho là quay cảnh cụ thể của Su-35, cho thấy máy bay Nga cất cánh với hai tên lửa không đối không tầm trung RVV-MD, hai tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD và hai tên lửa chống bức xạ Kh-31P. Nhiệm vụ của Su-35 là cất cánh trước Su-30, để "kiểm tra bầu trời", trong trường hợp cụ thể này, Su-35 đóng vai trò là máy bay chiếm ưu thế trên không. Bay ở độ cao lớn và quét bầu trời trong phạm vi lên tới 200 km bằng radar N135 Irbis-E; Su-35 sẽ đảm bảo rằng, “bầu trời luôn sạch sẽ” trước các mối đe dọa trên không.Sau khi đảm bảo rằng, “bầu trời luôn sạch sẽ”, Su-30 mới cất cánh, điều này thực sự sẽ loại bỏ hệ thống phòng không trên không của Ukraine. Dựa vào vùng phủ sóng radar từ Su-35, Su-30 bay ở độ cao thấp để quan sát trực tiếp mục tiêu; khi có thời cơ, phi công phóng tên lửa không đối đất Kh-29, được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, như hệ thống phòng không, toa xe lửa hay cầu, cống v.v.Tên lửa Kh-29 thường được các phi công Nga khóa mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường của chính nó (đầu dẫn laser hoặc TV), tức là ngay cả khi nó đang còn nằm ở dưới cánh Su-30 và chưa được phóng đi, đầu dò của tên lửa đã phát hiện và khóa mục tiêu mặt đất bằng đầu dò của chính nó. Sau khi phóng tên lửa, Su-30 thoát khỏi khu vực tấn công và thực hiện động tác cơ động mạnh, đổi hướng bay và tên lửa tự động bay đến mục tiêu mà không phụ thuộc vào khoảng cách của máy bay chiến đấu hay khả năng cơ động của nó. Như thế sẽ bảo đảm an toàn cho máy bay và phi công trước hỏa lực phòng không mặt đất của Ukraine.Còn vai trò của Su-35 khi bay “che đầu” Su-30; theo phán đoán, có khả năng trước khi Su-30 khai hỏa tên lửa, hệ thống phòng không của Ukraine đã phát hiện ra Su-30 bằn radar phòng không. Trong trường hợp này, radar N135 Irbis-E cực mạnh trên Su-35, đã phát hiện ra tín hiệu radar từ hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine và sẽ phóng một trong hai tên lửa chống radar Kh-31P.Nhiều khả năng, radar phòng không mặt đất của Ukraine sẽ không phát hiện ra chiếc Su-35 bay “che đầu” Su-30. Vì lý do này, Không quân Ukraine có khả năng đã đưa tiêm kích MiG-29 của mình lên không, nhằm ngăn chặn chiếc Su-30 đang làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nhưng Su-35, hoạt động ở độ cao lớn và quét bầu trời bằng radar cực mạnh của chính nó, đã nhanh chóng phát hiện ra những chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine được cử lên đánh chặn; sau đó, một trong hai tên lửa không đối không được Su-35 phóng đi, tên lửa này cũng tự khóa mục tiêu và truy đuổi nó. Hiện không có thông tin về loại tên lửa nào trong số hai tên lửa mà Su-35 đã sử dụng để bắn hạ chiếc MiG-29 của Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng, đó có thể là tên lửa không đối không tầm xa mới nhất của Nga RVV-BD, có tầm bắn đến 300 km. Không quân Ukraine cũng nhận thức rõ về hiệu quả của tên lửa chống bức xạ. Nhờ tên lửa chống bức xạ (chống radar) HARM do Mỹ viện trợ, Ukraine đã vô hiệu hóa radar của căn cứ không quân Saki của Nga ở Crimea và tự do tấn công căn cứ này, gây thiệt hại nặng nề và phá hủy một số máy bay trên mặt đất.Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/12 cũng thông báo, quân đội Nga đã bắn hạ 4 tên lửa chống radar do Mỹ sản xuất ở phía Nam nước Nga giáp Ukraine. Bốn tên lửa bị quân đội Nga bắn hạ có thể là tên lửa AGM-88 HARM. Truyền thông Mỹ cũng lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên Nga đưa ra tuyên bố tương tự kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Đánh giá từ các trường hợp sử dụng tên lửa HARM trước đây của Ukraine, nếu muốn sử dụng tên lửa chống radar này có hiệu quả, thì sự phối hợp của hệ thống chiến đấu tương ứng là rất quan trọng, chẳng hạn như sự phối hợp của máy bay để chế áp điện tử, v.v. Rõ ràng, quân đội Ukraine không có hệ thống như vậy, điều này tất nhiên ngay lập tức trở thành cơ hội cho Nga.AGM-88 HARM là một trong những loại tên lửa chống radar chủ lực đang phục vụ trong quân đội Mỹ, loại tên lửa này có tính năng tổng hợp vượt trội và đã tham gia nhiều trận thực chiến. Ngoài sử dụng trong quân đội Mỹ, đồng minh Israel cũng đã nhập khẩu và sử dụng nó, và cũng đã nhiều lần đạt được kết quả rực rỡ.Trước đó, có thông tin quân đội Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine tên lửa chống radar AGM-88 HARM và máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã xác nhận có thể mang và sử dụng loại tên lửa này. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh gần đây cũng tuyên bố rằng, Anh dự định cung cấp cho quân đội Ukraine tên lửa hành trình chống radar “Storm Shadow”. Nhằm ngăn chặn quân đội Ukraine sử dụng các loại vũ khí mới này để tấn công bán đảo Crimea, quân đội Nga đã tiến hành triển khai lực lượng phòng không mới trên bán đảo Crimea. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 có thế đánh chặn các mục tiêu tốc độ cao và tầm thấp đã sẵn sàng.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai máy bay chiến đấu của họ đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Ukraine. Cổng thông tin trực tuyến Izvestia của Nga dẫn lời bộ này cho biết, hai tiêm kích Nga tham gia trận chiến là Su-35 và Su-30. Cả Bộ Quốc phòng và các thông tin đều không cho biết trận không chiến diễn ra khi nào và trên khu vực nào ở Ukraine.
Tuy nhiên, chiến thuật mà lực lượng không quân Nga sử dụng để bắn hạ máy bay Ukraine mới là điều đáng quan tâm, trong đó có chiến thuật “mồi nhử”. Theo mô tả của chiến thuật này, chiếc Su-35 bay ở độ cao lớn, nhằm cung cấp phạm vi phủ sóng radar trong bán kính từ 3 đến 200 km và chiếc Su-30 bay ở độ cao thấp, nhằm loại bỏ hệ thống phòng không trên mặt đất của đối phương.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, chính tên lửa của chiếc Su-35 đã bắn hạ máy bay quân sự Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga không muốn tiết lộ loại máy bay của Ukraine bị bắn rơi. Nhưng trước đó không lâu, lực lượng không quân Nga đã bắn hạ một chiếc tiêm kích bom Su-24 của Ukraine với chiến thuật là hoàn toàn tương tự.
Trong đoạn phim do Bộ Quốc phòng Nga công bố, được cho là quay cảnh cụ thể của Su-35, cho thấy máy bay Nga cất cánh với hai tên lửa không đối không tầm trung RVV-MD, hai tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD và hai tên lửa chống bức xạ Kh-31P.
Nhiệm vụ của Su-35 là cất cánh trước Su-30, để "kiểm tra bầu trời", trong trường hợp cụ thể này, Su-35 đóng vai trò là máy bay chiếm ưu thế trên không. Bay ở độ cao lớn và quét bầu trời trong phạm vi lên tới 200 km bằng radar N135 Irbis-E; Su-35 sẽ đảm bảo rằng, “bầu trời luôn sạch sẽ” trước các mối đe dọa trên không.
Sau khi đảm bảo rằng, “bầu trời luôn sạch sẽ”, Su-30 mới cất cánh, điều này thực sự sẽ loại bỏ hệ thống phòng không trên không của Ukraine. Dựa vào vùng phủ sóng radar từ Su-35, Su-30 bay ở độ cao thấp để quan sát trực tiếp mục tiêu; khi có thời cơ, phi công phóng tên lửa không đối đất Kh-29, được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, như hệ thống phòng không, toa xe lửa hay cầu, cống v.v.
Tên lửa Kh-29 thường được các phi công Nga khóa mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường của chính nó (đầu dẫn laser hoặc TV), tức là ngay cả khi nó đang còn nằm ở dưới cánh Su-30 và chưa được phóng đi, đầu dò của tên lửa đã phát hiện và khóa mục tiêu mặt đất bằng đầu dò của chính nó.
Sau khi phóng tên lửa, Su-30 thoát khỏi khu vực tấn công và thực hiện động tác cơ động mạnh, đổi hướng bay và tên lửa tự động bay đến mục tiêu mà không phụ thuộc vào khoảng cách của máy bay chiến đấu hay khả năng cơ động của nó. Như thế sẽ bảo đảm an toàn cho máy bay và phi công trước hỏa lực phòng không mặt đất của Ukraine.
Còn vai trò của Su-35 khi bay “che đầu” Su-30; theo phán đoán, có khả năng trước khi Su-30 khai hỏa tên lửa, hệ thống phòng không của Ukraine đã phát hiện ra Su-30 bằn radar phòng không. Trong trường hợp này, radar N135 Irbis-E cực mạnh trên Su-35, đã phát hiện ra tín hiệu radar từ hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine và sẽ phóng một trong hai tên lửa chống radar Kh-31P.
Nhiều khả năng, radar phòng không mặt đất của Ukraine sẽ không phát hiện ra chiếc Su-35 bay “che đầu” Su-30. Vì lý do này, Không quân Ukraine có khả năng đã đưa tiêm kích MiG-29 của mình lên không, nhằm ngăn chặn chiếc Su-30 đang làm nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Nhưng Su-35, hoạt động ở độ cao lớn và quét bầu trời bằng radar cực mạnh của chính nó, đã nhanh chóng phát hiện ra những chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine được cử lên đánh chặn; sau đó, một trong hai tên lửa không đối không được Su-35 phóng đi, tên lửa này cũng tự khóa mục tiêu và truy đuổi nó.
Hiện không có thông tin về loại tên lửa nào trong số hai tên lửa mà Su-35 đã sử dụng để bắn hạ chiếc MiG-29 của Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng, đó có thể là tên lửa không đối không tầm xa mới nhất của Nga RVV-BD, có tầm bắn đến 300 km.
Không quân Ukraine cũng nhận thức rõ về hiệu quả của tên lửa chống bức xạ. Nhờ tên lửa chống bức xạ (chống radar) HARM do Mỹ viện trợ, Ukraine đã vô hiệu hóa radar của căn cứ không quân Saki của Nga ở Crimea và tự do tấn công căn cứ này, gây thiệt hại nặng nề và phá hủy một số máy bay trên mặt đất.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/12 cũng thông báo, quân đội Nga đã bắn hạ 4 tên lửa chống radar do Mỹ sản xuất ở phía Nam nước Nga giáp Ukraine. Bốn tên lửa bị quân đội Nga bắn hạ có thể là tên lửa AGM-88 HARM. Truyền thông Mỹ cũng lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên Nga đưa ra tuyên bố tương tự kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Đánh giá từ các trường hợp sử dụng tên lửa HARM trước đây của Ukraine, nếu muốn sử dụng tên lửa chống radar này có hiệu quả, thì sự phối hợp của hệ thống chiến đấu tương ứng là rất quan trọng, chẳng hạn như sự phối hợp của máy bay để chế áp điện tử, v.v. Rõ ràng, quân đội Ukraine không có hệ thống như vậy, điều này tất nhiên ngay lập tức trở thành cơ hội cho Nga.
AGM-88 HARM là một trong những loại tên lửa chống radar chủ lực đang phục vụ trong quân đội Mỹ, loại tên lửa này có tính năng tổng hợp vượt trội và đã tham gia nhiều trận thực chiến. Ngoài sử dụng trong quân đội Mỹ, đồng minh Israel cũng đã nhập khẩu và sử dụng nó, và cũng đã nhiều lần đạt được kết quả rực rỡ.
Trước đó, có thông tin quân đội Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine tên lửa chống radar AGM-88 HARM và máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine đã xác nhận có thể mang và sử dụng loại tên lửa này. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh gần đây cũng tuyên bố rằng, Anh dự định cung cấp cho quân đội Ukraine tên lửa hành trình chống radar “Storm Shadow”.
Nhằm ngăn chặn quân đội Ukraine sử dụng các loại vũ khí mới này để tấn công bán đảo Crimea, quân đội Nga đã tiến hành triển khai lực lượng phòng không mới trên bán đảo Crimea. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 có thế đánh chặn các mục tiêu tốc độ cao và tầm thấp đã sẵn sàng.