Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bước vào thời điểm quan trọng nhất, hệ thống phòng không di động Storm, sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Starlight, do Anh cung cấp cho Ukraine, đã đến chiến trường.Do hệ thống phòng không Storm có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chống máy bay và xe bọc thép hạng nhẹ, nên Quân đội Ukraine đã được bổ sung thêm loại vũ khí hỏa lực quan trọng. Vậy Nga phải đối phó như thế nào, khi quân đội Ukraine đã sở hữu hệ thống phòng không Storm?Tất nhiên, tên lửa Starlight do hệ thống phòng không Storm của Anh phóng ra, cũng không thể là mối đe dọa nguy hiểm cho các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng của Nga; ngay cả khi loại tên lửa Starlight, có tốc độ cao một cách đáng kinh ngạc.Mặc dù được trang bị đầu đạn hợp kim vonfram cực mạnh, nhưng Starlight vẫn là loại tên lửa sử dụng thiết kế đầu đạn phân mảnh, chỉ có thể gây nguy hiểm khi tấn công vào những nơi hiểm yếu của phương tiện. Nếu Quân đội Ukraine muốn sử dụng tên lửa Starlight để tiêu diệt xe tăng Nga, họ chỉ có thể tấn công vào phần yếu nhất của xe tăng, như động cơ hay là nóc tháp pháo; nếu sử dụng tên lửa Starlight tấn công lớp giáp kiên cố ở phía trước xe tăng, hoàn toàn không hề gây nguy hiểm, mà chỉ tốn đạn tên lửa.Tuy nhiên, việc tiêu diệt xe tăng và xe bọc thép không phải là nhiệm vụ chính của tên lửa Starlight của hệ thống phòng không Storm. Nhiệm vụ chính của hệ thống Storm là tấn công các vật thể bay tầm thấp, nhất là trực thăng, tên lửa hành trình hay UAV.Với ưu điểm lớn nhất của tên lửa Starlight là tốc độ cao, đồng thời dẫn đường bằng laser, tương tự như radar bán chủ động; nếu để hệ thống Storm khóa được mục tiêu, rất ít mục tiêu có thể có thể trốn thoát khỏi sự truy đuổi của tên lửa Starlight. Bên cạnh đó do tên lửa Starlight dẫn đường bằng tia laser, không giống như tên lửa phòng không dẫn đường bằng sóng radar, nên các hệ thống cảnh báo của máy bay khó có thể phát hiện và né tránh. Do vậy, máy bay chiến đấu của Không quân Nga khó có thể phát hiện ra loại tên lửa này, khi bị tấn công.Ngoài ra, tên lửa Starlight dẫn đường bằng laser, được phóng đi tự hệ thống phóng Storm, hoàn toàn do máy móc điều khiển tự động, chứ không phải do con người; do vậy nó có khả năng chống nhiễu cao trước các thiết bị phòng chống như tác chiến điện tử, pháo sáng tầm nhiệt và hệ thống gây nhiễu laser do quân đội Nga trang bị.Sau khi hệ thống Storm khóa được mục tiêu, thiết bị cũng không sợ đối phương dùng các thiết bị chống laser làm lóa mắt trắc thủ; ngoài ra, hệ thống dẫn đường của tên lửa Starlight được đặt ở phía đuôi, về cơ bản không thể bị thiết bị gây nhiễu laser của đối phương can thiệp.Do đó, cho dù quân đội Nga có trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến nhất đi chăng nữa thì những hệ thống gây nhiễu hồng ngoại của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga, rất khó để có thể vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường laser của loại tên lửa phòng không Starlight này.Do đó, trong tương lai, khi khả năng phòng không của Ukraine được tăng lên đáng kể, Nga có thể sử dụng các máy bay không người lái do thám giá rẻ, khó có khả năng bị phía Ukraine phát hiện, để tìm và tiêu diệt các phương tiện phóng tên lửa Storm.Một điểm yếu của các hệ thống phòng không Storm là tầm bắn hạn chế, để phát huy hiệu quả bảo vệ, các hệ thống phóng Storm phải cơ động sát các đơn vị bộ binh tuyến trước; do vậy, nằm hoàn toàn trong tầm bắn của các loại pháo binh chiến thuật Nga.Nếu quân Nga kết hợp chặt chẽ giữa UAV và pháo binh, khi UAV phát hiện các hệ thống phóng Storm, quân Nga có thể nhanh chóng dùng pháo binh bắn phá hủy diệt. Chỉ có biện pháp như vậy, quân Nga mới có thể ứng phó hiệu quả với hệ thống Storm mà Ukraine mới được rang bị, trong điều kiện lực lượng không quân còn hạn chế.
Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bước vào thời điểm quan trọng nhất, hệ thống phòng không di động Storm, sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Starlight, do Anh cung cấp cho Ukraine, đã đến chiến trường.
Do hệ thống phòng không Storm có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chống máy bay và xe bọc thép hạng nhẹ, nên Quân đội Ukraine đã được bổ sung thêm loại vũ khí hỏa lực quan trọng. Vậy Nga phải đối phó như thế nào, khi quân đội Ukraine đã sở hữu hệ thống phòng không Storm?
Tất nhiên, tên lửa Starlight do hệ thống phòng không Storm của Anh phóng ra, cũng không thể là mối đe dọa nguy hiểm cho các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng của Nga; ngay cả khi loại tên lửa Starlight, có tốc độ cao một cách đáng kinh ngạc.
Mặc dù được trang bị đầu đạn hợp kim vonfram cực mạnh, nhưng Starlight vẫn là loại tên lửa sử dụng thiết kế đầu đạn phân mảnh, chỉ có thể gây nguy hiểm khi tấn công vào những nơi hiểm yếu của phương tiện.
Nếu Quân đội Ukraine muốn sử dụng tên lửa Starlight để tiêu diệt xe tăng Nga, họ chỉ có thể tấn công vào phần yếu nhất của xe tăng, như động cơ hay là nóc tháp pháo; nếu sử dụng tên lửa Starlight tấn công lớp giáp kiên cố ở phía trước xe tăng, hoàn toàn không hề gây nguy hiểm, mà chỉ tốn đạn tên lửa.
Tuy nhiên, việc tiêu diệt xe tăng và xe bọc thép không phải là nhiệm vụ chính của tên lửa Starlight của hệ thống phòng không Storm. Nhiệm vụ chính của hệ thống Storm là tấn công các vật thể bay tầm thấp, nhất là trực thăng, tên lửa hành trình hay UAV.
Với ưu điểm lớn nhất của tên lửa Starlight là tốc độ cao, đồng thời dẫn đường bằng laser, tương tự như radar bán chủ động; nếu để hệ thống Storm khóa được mục tiêu, rất ít mục tiêu có thể có thể trốn thoát khỏi sự truy đuổi của tên lửa Starlight.
Bên cạnh đó do tên lửa Starlight dẫn đường bằng tia laser, không giống như tên lửa phòng không dẫn đường bằng sóng radar, nên các hệ thống cảnh báo của máy bay khó có thể phát hiện và né tránh. Do vậy, máy bay chiến đấu của Không quân Nga khó có thể phát hiện ra loại tên lửa này, khi bị tấn công.
Ngoài ra, tên lửa Starlight dẫn đường bằng laser, được phóng đi tự hệ thống phóng Storm, hoàn toàn do máy móc điều khiển tự động, chứ không phải do con người; do vậy nó có khả năng chống nhiễu cao trước các thiết bị phòng chống như tác chiến điện tử, pháo sáng tầm nhiệt và hệ thống gây nhiễu laser do quân đội Nga trang bị.
Sau khi hệ thống Storm khóa được mục tiêu, thiết bị cũng không sợ đối phương dùng các thiết bị chống laser làm lóa mắt trắc thủ; ngoài ra, hệ thống dẫn đường của tên lửa Starlight được đặt ở phía đuôi, về cơ bản không thể bị thiết bị gây nhiễu laser của đối phương can thiệp.
Do đó, cho dù quân đội Nga có trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến nhất đi chăng nữa thì những hệ thống gây nhiễu hồng ngoại của máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga, rất khó để có thể vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường laser của loại tên lửa phòng không Starlight này.
Do đó, trong tương lai, khi khả năng phòng không của Ukraine được tăng lên đáng kể, Nga có thể sử dụng các máy bay không người lái do thám giá rẻ, khó có khả năng bị phía Ukraine phát hiện, để tìm và tiêu diệt các phương tiện phóng tên lửa Storm.
Một điểm yếu của các hệ thống phòng không Storm là tầm bắn hạn chế, để phát huy hiệu quả bảo vệ, các hệ thống phóng Storm phải cơ động sát các đơn vị bộ binh tuyến trước; do vậy, nằm hoàn toàn trong tầm bắn của các loại pháo binh chiến thuật Nga.
Nếu quân Nga kết hợp chặt chẽ giữa UAV và pháo binh, khi UAV phát hiện các hệ thống phóng Storm, quân Nga có thể nhanh chóng dùng pháo binh bắn phá hủy diệt. Chỉ có biện pháp như vậy, quân Nga mới có thể ứng phó hiệu quả với hệ thống Storm mà Ukraine mới được rang bị, trong điều kiện lực lượng không quân còn hạn chế.