Chỉ cần xem nhanh đoạn video được công bố cũng đủ hiểu, có tới hàng trăm chiếc UAV Geran-2 được Nga sản xuất mỗi ngày. Những hình ảnh trong video cho thấy, các UAV Geran-2 đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp và có thể đã sẵn sàng tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine.Cần lưu ý rằng, UAV Geran-2 đã trở thành một trong những biểu tượng của hoạt động quân sự đặc biệt của Liên bang Nga ở Ukraine. Với sự hỗ trợ của những máy bay không người lái này, các mục tiêu quân sự của Quân đội Ukraine đều bị tấn công dù ở bất kỳ khoảng cách nào.Đêm ngày 4/3 vừa qua, một cuộc tấn công của những chiếc UAV tự sát này cũng đã được thực hiện ở Odessa và các khu định cư xung quanh. Người dân địa phương báo cáo một số vụ nổ trong thành phố. Có lẽ, một trong những mục tiêu bị tấn công là vị trí của các đơn vị thủy quân lục chiến Ukraine.Gần đây, chính quyền Ukraine cũng thông báo về việc Lực lượng Vũ trang Nga tăng cường sử dụng các phiên bản mới của UAV Geran-2, loại máy bay này khó bị phát hiện, dễ tấn công vào hệ thống phòng không Ukraine.Cho đến nay, nguồn gốc UAV Geran-2 của Nga vẫn là vấn đề gây tranh cãi, dù phương Tây cáo buộc Iran chuyển công nghệ UAV này cho Moscow.Tháng 9/2022, Quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng UAV cảm tử Geran-2 không kích Ukraine. Trước đó không ai hay biết về sự tồn tại của Geran-2 tại Nga. Sau gần 2 năm, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa công bố các thông tin chính thức về Geran-2. Việc Moscow cố gắng che đậy nguồn gốc của Geran-2 càng thu hút giới tình báo phương Tây chú ý đến mẫu UAV cảm tử này.Thiết kế đặc trưng và hiệu quả của Geran-2 đã giúp UAV này trở thành lựa chọn số một của quân đội Nga mỗi khi phát động không kích trên diện rộng.Theo kết quả nghiên cứu mảnh vỡ của UAV Geran-2 được Ukraine và một số nước phương Tây công bố, tất cả đều có nhận định Geran-2 của Nga thực chất là một phiên bản khác của UAV “cảm tử” Shahed-136 do Iran phát triển. Nhiều khả năng Nga đã nội địa hóa UAV Iran.Nhận định trên được đưa ra dựa trên sự tương đồng về thiết kế của hai mẫu UAV và cả tính năng, dù UAV Nga có một số tính năng vượt trội hơn. Bên cạnh đó việc Nga và Iran tăng cường hợp tác quân sự trong giữa năm 2022 được cho là cơ sở để Moscow xây dựng phi đội Geran-2 sau này.Khi được hỏi về vấn đề này Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin mua UAV của Iran, Tehran cũng có động thái tương tự. Mặt khác Moscow chưa từng nhắc đến cục thiết kế hay công ty nào đứng sau việc phát triển Geran-2 hay tổ hợp công nghiệp nào đảm nhận vai trò chế tạo phương tiện bay này. Mọi dữ liệu về UAV này đều dựa trên các mảnh vỡ thu giữ được.UAV tự sát Geran-2 là loại vũ khí tạo nên sự hoang mang cho đối phương bởi các đòn tấn công bất ngờ với quy mô lớn của nó. Geran-2 không chỉ hiệu quả trong tấn công mà chi phí để chế tạo và triển khai chúng cũng thấp hơn nhiều so với các loại tên lửa hiện đại.Theo nhiều nguồn tin khác nhau, chi phí của một chiếc UAV cảm tử của Iran hay Nga không vượt quá 18.000 đến 20.000 USD, do đó máy bay không người lái rẻ hơn nhiều so với bất kỳ tên lửa hành trình nào.Khung máy bay bằng nhựa/composite làm giảm khả năng hiển thị của radar và động cơ pít-tông tạo ra nhiệt không đủ lớn để vũ khí phòng không tầm thấp phát hiện và nhắm mục tiêu bằng hồng ngoại. Dù sử dụng động cơ cánh quạt cỡ nhỏ nhưng UAV này vẫn có thể đạt vận tốc 220-250 km/h và phạm vi bay có thể vượt quá 2.000 - 2.500 km.Geran-2 mang đầu đạn nổ mạnh nặng hàng chục kg. Ngoài ra, theo các nguồn tin nước ngoài, trong loạt UAV mới nhất, đầu đạn phân mảnh đã được sử dụng giúp tăng khả năng tấn công của vũ khí.Hàng trăm chiếc UAV tự sát Geran-2 được xuất xưởng mỗi ngày. Nguồn video: Topwar.
Chỉ cần xem nhanh đoạn video được công bố cũng đủ hiểu, có tới hàng trăm chiếc UAV Geran-2 được Nga sản xuất mỗi ngày. Những hình ảnh trong video cho thấy, các UAV Geran-2 đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp và có thể đã sẵn sàng tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine.
Cần lưu ý rằng, UAV Geran-2 đã trở thành một trong những biểu tượng của hoạt động quân sự đặc biệt của Liên bang Nga ở Ukraine. Với sự hỗ trợ của những máy bay không người lái này, các mục tiêu quân sự của Quân đội Ukraine đều bị tấn công dù ở bất kỳ khoảng cách nào.
Đêm ngày 4/3 vừa qua, một cuộc tấn công của những chiếc UAV tự sát này cũng đã được thực hiện ở Odessa và các khu định cư xung quanh. Người dân địa phương báo cáo một số vụ nổ trong thành phố. Có lẽ, một trong những mục tiêu bị tấn công là vị trí của các đơn vị thủy quân lục chiến Ukraine.
Gần đây, chính quyền Ukraine cũng thông báo về việc Lực lượng Vũ trang Nga tăng cường sử dụng các phiên bản mới của UAV Geran-2, loại máy bay này khó bị phát hiện, dễ tấn công vào hệ thống phòng không Ukraine.
Cho đến nay, nguồn gốc UAV Geran-2 của Nga vẫn là vấn đề gây tranh cãi, dù phương Tây cáo buộc Iran chuyển công nghệ UAV này cho Moscow.
Tháng 9/2022, Quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng UAV cảm tử Geran-2 không kích Ukraine. Trước đó không ai hay biết về sự tồn tại của Geran-2 tại Nga. Sau gần 2 năm, Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa công bố các thông tin chính thức về Geran-2. Việc Moscow cố gắng che đậy nguồn gốc của Geran-2 càng thu hút giới tình báo phương Tây chú ý đến mẫu UAV cảm tử này.
Thiết kế đặc trưng và hiệu quả của Geran-2 đã giúp UAV này trở thành lựa chọn số một của quân đội Nga mỗi khi phát động không kích trên diện rộng.
Theo kết quả nghiên cứu mảnh vỡ của UAV Geran-2 được Ukraine và một số nước phương Tây công bố, tất cả đều có nhận định Geran-2 của Nga thực chất là một phiên bản khác của UAV “cảm tử” Shahed-136 do Iran phát triển. Nhiều khả năng Nga đã nội địa hóa UAV Iran.
Nhận định trên được đưa ra dựa trên sự tương đồng về thiết kế của hai mẫu UAV và cả tính năng, dù UAV Nga có một số tính năng vượt trội hơn. Bên cạnh đó việc Nga và Iran tăng cường hợp tác quân sự trong giữa năm 2022 được cho là cơ sở để Moscow xây dựng phi đội Geran-2 sau này.
Khi được hỏi về vấn đề này Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin mua UAV của Iran, Tehran cũng có động thái tương tự. Mặt khác Moscow chưa từng nhắc đến cục thiết kế hay công ty nào đứng sau việc phát triển Geran-2 hay tổ hợp công nghiệp nào đảm nhận vai trò chế tạo phương tiện bay này. Mọi dữ liệu về UAV này đều dựa trên các mảnh vỡ thu giữ được.
UAV tự sát Geran-2 là loại vũ khí tạo nên sự hoang mang cho đối phương bởi các đòn tấn công bất ngờ với quy mô lớn của nó. Geran-2 không chỉ hiệu quả trong tấn công mà chi phí để chế tạo và triển khai chúng cũng thấp hơn nhiều so với các loại tên lửa hiện đại.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, chi phí của một chiếc UAV cảm tử của Iran hay Nga không vượt quá 18.000 đến 20.000 USD, do đó máy bay không người lái rẻ hơn nhiều so với bất kỳ tên lửa hành trình nào.
Khung máy bay bằng nhựa/composite làm giảm khả năng hiển thị của radar và động cơ pít-tông tạo ra nhiệt không đủ lớn để vũ khí phòng không tầm thấp phát hiện và nhắm mục tiêu bằng hồng ngoại. Dù sử dụng động cơ cánh quạt cỡ nhỏ nhưng UAV này vẫn có thể đạt vận tốc 220-250 km/h và phạm vi bay có thể vượt quá 2.000 - 2.500 km.
Geran-2 mang đầu đạn nổ mạnh nặng hàng chục kg. Ngoài ra, theo các nguồn tin nước ngoài, trong loạt UAV mới nhất, đầu đạn phân mảnh đã được sử dụng giúp tăng khả năng tấn công của vũ khí.
Hàng trăm chiếc UAV tự sát Geran-2 được xuất xưởng mỗi ngày. Nguồn video: Topwar.