Vào đầu tháng 10 vừa qua, Nga đã trình làng loại đạn khí dung bảo vệ 3VD35, dành cho xe tăng T-14 Armata. 3VD35 được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Cơ khí Chính xác (TsNIITochmash).Mục đích của vũ khí bảo vệ 3VD35, là tạo ra một màn khói dày đặc để che giấu xe tăng khỏi hệ thống tìm kiếm tự dẫn của tên lửa đối phương; hoặc ngăn không cho đối phương chiếu tia laser, dẫn đường cho tên lửa địch bay đến xe tăng ta.Điều quan trọng nhất, màn khói này không như những màn khói bình thường, mà là lớp màn khói dạng khí dung, tia laser không thể xuyên thủng; có thể “làm mù” hệ thống dẫn đường bằng laser, được lắp đặt trong đầu đạn của tên lửa.Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ Thúc đẩy công nghệ thế kỷ 21 của Nga cho biết, 3VD35 có đường kính 76 mm, dài 290 mm, trọng lượng 1,8 kg. Đây là một phương tiện bảo vệ hữu hiệu, giúp tăng khả năng phòng thủ của các loại xe tăng chủ lực, xe bọc thép.3VD35 hoạt động theo nguyên lý, khi radar phát hiện tên lửa chống tăng của đối phương đang phóng tới, các máy tính bên trong lập tức tính toán quỹ đạo tên lửa địch và kích hoạt hệ thống phóng đạn khói 3VD35, bắn theo hướng tấn công và phun ra màn khói dạng son khí, “làm mù” hệ thống dẫn đường của tên lửa đối phương. Hệ thống bảo vệ 3VD35 sẽ góp phần bảo vệ những phần mỏng nhất của giáp tăng T-14 ở bán cầu trên, nơi được bảo vệ yếu nhất của xe; nên nhớ, phần nóc xe khó có thể bố trí tăng cường lớp giáp phản ứng nổ, hay các lớp giáp tổng hợp khác.Hệ thống bảo vệ 3VD35 được thiết kế để “làm mù” các loại tên lửa địch bằng các hạt phản xạ ánh sáng và nhiệt, do đó hoàn toàn có thể chống lại các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất trên thế giới có mức chính xác cao như Javelin và AGM-114 Hellfire của Mỹ.Tên lửa Javelin là tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên, được bắn theo kiểu “phóng và quên”; còn tên lửa AGM-114 Hellfire cũng là loại tên lửa chống tăng, nhưng được phóng từ trên không, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser.Cả hai loại tên lửa đều tấn công phần bán cầu trên của xe tăng (còn gọi là tiến công kiểu đột nóc), là nơi được bọc giáp yếu nhất, trong đó xe tăng T-14 Armata của Nga cũng không phải là ngoại lệ.Ngoài ra, T-14 còn tăng cường lớp giáp bổ sung cho các bộ phận được bảo vệ yếu hơn của xe, đó là bộ phận chuyển động. Các kỹ sư đã lắp thêm một lớp giáp lồng vào diềm váy xích, để giúp Armata bảo vệ tốt hơn trước các loại đạn chống tăng, kể cả loại đầu đạn nối tiếp (Tandem).Lớp giáp lồng bổ sung này sẽ làm biến dạng đầu đạn tên lửa khi va chạm và giảm năng lượng nổ. Như chuyên gia nhận định, đây là những phương tiện phòng thủ rẻ và hiệu quả, giúp tăng khả năng bảo vệ hệ thống truyền động của xe lên nhiều lần, nhất là trong điều kiện chiến tranh đô thị.Tuy nhiên giáp lồng có tính linh hoạt thấp, đây chính là điểm yếu của loại giáp này, vì chúng sẽ chỉ bảo vệ cho xe khỏi một số loại súng phóng lựu chống tăng cầm tay, chứ không thể bảo vệ trước đạn chống tăng xuyên giáp, được bắn đi từ pháo tăng.Tuy nhiên hệ thống bảo vệ 3VD35, hay những giáp lồng hoàn toàn không thể chống được đạn xuyên giáp thoát vỏ, được bắn đi từ pháo tăng của đối phương; bởi loại đạn pháo này không phải là đạn có điều khiển, và đầu đạn có tốc độ siêu thanh.Để chống lại đạn pháo tăng của đối phương, T-14 còn có hệ thống bảo vệ chủ động Afghanistan KAZ, có thể phá hủy đạn xuyên giáp (BPS) dùng lõi uranium nghèo của đối phương, có tốc độ 1,5-2 km/giây. Nguồn ảnh: Izv. Sức mạnh vượt trội của xe tăng chủ lực T-14 Armata thế hệ mới do Nga phát triển. Nguồn: Armies.
Vào đầu tháng 10 vừa qua, Nga đã trình làng loại đạn khí dung bảo vệ 3VD35, dành cho xe tăng T-14 Armata. 3VD35 được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Cơ khí Chính xác (TsNIITochmash).
Mục đích của vũ khí bảo vệ 3VD35, là tạo ra một màn khói dày đặc để che giấu xe tăng khỏi hệ thống tìm kiếm tự dẫn của tên lửa đối phương; hoặc ngăn không cho đối phương chiếu tia laser, dẫn đường cho tên lửa địch bay đến xe tăng ta.
Điều quan trọng nhất, màn khói này không như những màn khói bình thường, mà là lớp màn khói dạng khí dung, tia laser không thể xuyên thủng; có thể “làm mù” hệ thống dẫn đường bằng laser, được lắp đặt trong đầu đạn của tên lửa.
Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ Thúc đẩy công nghệ thế kỷ 21 của Nga cho biết, 3VD35 có đường kính 76 mm, dài 290 mm, trọng lượng 1,8 kg. Đây là một phương tiện bảo vệ hữu hiệu, giúp tăng khả năng phòng thủ của các loại xe tăng chủ lực, xe bọc thép.
3VD35 hoạt động theo nguyên lý, khi radar phát hiện tên lửa chống tăng của đối phương đang phóng tới, các máy tính bên trong lập tức tính toán quỹ đạo tên lửa địch và kích hoạt hệ thống phóng đạn khói 3VD35, bắn theo hướng tấn công và phun ra màn khói dạng son khí, “làm mù” hệ thống dẫn đường của tên lửa đối phương.
Hệ thống bảo vệ 3VD35 sẽ góp phần bảo vệ những phần mỏng nhất của giáp tăng T-14 ở bán cầu trên, nơi được bảo vệ yếu nhất của xe; nên nhớ, phần nóc xe khó có thể bố trí tăng cường lớp giáp phản ứng nổ, hay các lớp giáp tổng hợp khác.
Hệ thống bảo vệ 3VD35 được thiết kế để “làm mù” các loại tên lửa địch bằng các hạt phản xạ ánh sáng và nhiệt, do đó hoàn toàn có thể chống lại các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất trên thế giới có mức chính xác cao như Javelin và AGM-114 Hellfire của Mỹ.
Tên lửa Javelin là tên lửa chống tăng thế hệ 3 đầu tiên, được bắn theo kiểu “phóng và quên”; còn tên lửa AGM-114 Hellfire cũng là loại tên lửa chống tăng, nhưng được phóng từ trên không, sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser.
Cả hai loại tên lửa đều tấn công phần bán cầu trên của xe tăng (còn gọi là tiến công kiểu đột nóc), là nơi được bọc giáp yếu nhất, trong đó xe tăng T-14 Armata của Nga cũng không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, T-14 còn tăng cường lớp giáp bổ sung cho các bộ phận được bảo vệ yếu hơn của xe, đó là bộ phận chuyển động. Các kỹ sư đã lắp thêm một lớp giáp lồng vào diềm váy xích, để giúp Armata bảo vệ tốt hơn trước các loại đạn chống tăng, kể cả loại đầu đạn nối tiếp (Tandem).
Lớp giáp lồng bổ sung này sẽ làm biến dạng đầu đạn tên lửa khi va chạm và giảm năng lượng nổ. Như chuyên gia nhận định, đây là những phương tiện phòng thủ rẻ và hiệu quả, giúp tăng khả năng bảo vệ hệ thống truyền động của xe lên nhiều lần, nhất là trong điều kiện chiến tranh đô thị.
Tuy nhiên giáp lồng có tính linh hoạt thấp, đây chính là điểm yếu của loại giáp này, vì chúng sẽ chỉ bảo vệ cho xe khỏi một số loại súng phóng lựu chống tăng cầm tay, chứ không thể bảo vệ trước đạn chống tăng xuyên giáp, được bắn đi từ pháo tăng.
Tuy nhiên hệ thống bảo vệ 3VD35, hay những giáp lồng hoàn toàn không thể chống được đạn xuyên giáp thoát vỏ, được bắn đi từ pháo tăng của đối phương; bởi loại đạn pháo này không phải là đạn có điều khiển, và đầu đạn có tốc độ siêu thanh.
Để chống lại đạn pháo tăng của đối phương, T-14 còn có hệ thống bảo vệ chủ động Afghanistan KAZ, có thể phá hủy đạn xuyên giáp (BPS) dùng lõi uranium nghèo của đối phương, có tốc độ 1,5-2 km/giây. Nguồn ảnh: Izv.
Sức mạnh vượt trội của xe tăng chủ lực T-14 Armata thế hệ mới do Nga phát triển. Nguồn: Armies.