Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn - chiếc Su-57 của Nga đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về tài chính.Căn cứ vào một số báo cáo, giá dầu thô có thể tác động đến việc sản xuất hàng loạt đối với dòng máy bay chiến đấu này và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cho lực lượng vũ trang Nga."Nga tiếp tục phát triển các hệ thống tích hợp cho chiếc tiêm kích tàng hình này, bất chấp việc không có khả năng nhận được nguồn tài trợ cho việc sản xuất hàng loạt", trang Rambler News của Mỹ cho biết.Cần lưu ý rằng theo dự kiến thì chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon đầu tiên đã phải được bàn giao cho không quân Nga vào tháng 12 năm ngoái.Nhưng đáng tiếc là vụ tai nạn xảy ra với ngay chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên đã khiến dự định trên bị đổ bể. Giới phân tích lo ngại rằng vì việc này mà dây chuyền lắp ráp Su-57 sẽ bị đình chỉ, bất chấp Moskva vẫn nói cứng rằng kế hoạch không có gì thay đổi.Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc sản xuất hàng loạt dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 tối tân này đang diễn ra.Chính vì vậy đã xuất hiện rất nhiều câu hỏi về việc ngoài yếu tố kỹ thuật, liệu tình hình kinh tế hiện tại có khiến kế hoạch bàn giao tiêm kích Su-57 cho không quân Nga bị ảnh hưởng hay không.Đáng chú ý là ngoài tiêm kích tàng hình Su-57, hàng loạt vũ khí thế hệ mới, nhận rất nhiều kỳ vọng của quân đội Nga cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự."Đây cũng là trường hợp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, được xem là một dự án công nghệ cao và mang lại hiệu quả lớn trên chiến trường tương lai"."Tuy nhiên tương tự như trường hợp của Su-57, Nga không đủ khả năng để đưa T-14 vào sản xuất hàng loạt cho dù dự định chế tạo tới 2.300 chiếc, thiếu tiền cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều tính năng của T-14 chưa đáp ứng yêu cầu"."Các chuyên gia cũng đề cập đến những vũ khí đầy triển vọng khác của Nga. Đó là ngư lôi hạt nhân Poseidon, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik", Rambler News cho biết.Vào tháng 12 năm ngoái, Giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergei Chemezov tuyên bố rằng việc giao hàng số lượng lớn của Su-57 sẽ sớm diễn ra.Các máy bay chiến đấu tàng hình này theo kế hoạch sẽ bắt đầu hiện diện trong kho vũ khí của lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2020, tuy nhiên hiện tại ngay cả thời điểm giao hàng đầu tiên trong năm nay vẫn chưa được biết.Dễ nhận thấy vấn đề khó khăn về tiền bạc đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga chịu nhiều bất lợi so với đối thủ và dần đánh mất vị thế của mình.
Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn - chiếc Su-57 của Nga đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về tài chính.
Căn cứ vào một số báo cáo, giá dầu thô có thể tác động đến việc sản xuất hàng loạt đối với dòng máy bay chiến đấu này và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cho lực lượng vũ trang Nga.
"Nga tiếp tục phát triển các hệ thống tích hợp cho chiếc tiêm kích tàng hình này, bất chấp việc không có khả năng nhận được nguồn tài trợ cho việc sản xuất hàng loạt", trang Rambler News của Mỹ cho biết.
Cần lưu ý rằng theo dự kiến thì chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon đầu tiên đã phải được bàn giao cho không quân Nga vào tháng 12 năm ngoái.
Nhưng đáng tiếc là vụ tai nạn xảy ra với ngay chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên đã khiến dự định trên bị đổ bể. Giới phân tích lo ngại rằng vì việc này mà dây chuyền lắp ráp Su-57 sẽ bị đình chỉ, bất chấp Moskva vẫn nói cứng rằng kế hoạch không có gì thay đổi.
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc sản xuất hàng loạt dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 tối tân này đang diễn ra.
Chính vì vậy đã xuất hiện rất nhiều câu hỏi về việc ngoài yếu tố kỹ thuật, liệu tình hình kinh tế hiện tại có khiến kế hoạch bàn giao tiêm kích Su-57 cho không quân Nga bị ảnh hưởng hay không.
Đáng chú ý là ngoài tiêm kích tàng hình Su-57, hàng loạt vũ khí thế hệ mới, nhận rất nhiều kỳ vọng của quân đội Nga cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự.
"Đây cũng là trường hợp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, được xem là một dự án công nghệ cao và mang lại hiệu quả lớn trên chiến trường tương lai".
"Tuy nhiên tương tự như trường hợp của Su-57, Nga không đủ khả năng để đưa T-14 vào sản xuất hàng loạt cho dù dự định chế tạo tới 2.300 chiếc, thiếu tiền cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều tính năng của T-14 chưa đáp ứng yêu cầu".
"Các chuyên gia cũng đề cập đến những vũ khí đầy triển vọng khác của Nga. Đó là ngư lôi hạt nhân Poseidon, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik", Rambler News cho biết.
Vào tháng 12 năm ngoái, Giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergei Chemezov tuyên bố rằng việc giao hàng số lượng lớn của Su-57 sẽ sớm diễn ra.
Các máy bay chiến đấu tàng hình này theo kế hoạch sẽ bắt đầu hiện diện trong kho vũ khí của lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2020, tuy nhiên hiện tại ngay cả thời điểm giao hàng đầu tiên trong năm nay vẫn chưa được biết.
Dễ nhận thấy vấn đề khó khăn về tiền bạc đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga chịu nhiều bất lợi so với đối thủ và dần đánh mất vị thế của mình.